Điều kiện kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ GPMB VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở 1 SỐ DỰ ÁN ĐÔ THỊ MỚI TP HÀ ĐÔNG HÀ NỘI (Trang 26 - 35)

III- Phương pháp nghiên cứu

c, Điều kiện kinh tế xã hội:

* Tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưỏng kinh tế hàng năm đạt 12,8%, vượt 3,2% so với chỉ tiêu Nghi quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17. GDP bình quân đầu người tăng: Năm 2005 đạt 1.082 USD, vượt qua 42 USD/người/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ 17.

* Chuyển dịch kinh tế:

Bảng 2 chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100

1. Công nghiệp- xây dựng 49.7 49.1 51.9 52.9 53.1 53.25

2. Nông nghiệp 5.4 5.4 4.8 3.9 5.7 4.75

3. Dịch vụ 44.9 45.5 43.3 43.2 41.2 42

* Dân số lao động và việc làm:

Dân số Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hoá và mở rộng địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng thành phố Hà Đông(1/2006), dân số trên địa bàn thành phố tăng lên tới 173323 người. Mật độ dân số trung bình tren địa bàn thành phố Hà Đông là 3617,7

người/km2; Khu vực nội thị có mật độ 9601 người/km2; khu vực các xã có mật độ 2129 người/km2.

Dân số Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đường QL6, tỉnh lộ 70, 430 và 21B. Đặc biệt, là khu vực trung tâm cũ( thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu...), mật độ dân số từ 200-270 người/ha đất xây dựng đô thị. Khu vực phường Văn Mỗ và Vạn Phúc có mật độ dân số trung bình khoảng 120-150 người/ha đất xay dựng đô thị.

- Lao động và việc làm:

+ Lực lượng lao động: Theo số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây (cũ) và Phòng Thống kê thành phố Hà Đông, số dân trong độ tuổi lao động của thành phố đến 31/12/2005 là 93.310 người, chiếm 68,5% tổng dân số Thành phố( trong đó: khu vực nội thị chiếm 50.134 người), Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố Hà Đông khoảng 36.834 người, chiếm 73,5% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó:

Lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp là 1735 người chiếm 4,7% số lao động làm việc.

Lao động thuộc khu vực công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng khoảng 6521 người chiếm 18,5% lao động làm việc.

Lao động khu vực dịch vụ , thương mại là 28.278 người chiếm 76,8% số lao động làm việc.

Số lao động thất nghiệp khoảng 3000 người chiếm 7,7 % số lao động cần bố trí việc làm.

- Trình độ lao động : những năm qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Đông đã tạo thêm nhièu việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là thành phố đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lao động có trình độ chuyen môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 28,2% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Đồi hỏi thành phố pahỉ có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đối với lực lương lao động để có nguồn nhân lực có trình độ cao phcụ vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

* Khu vưc kinh tế nông nghiệp:

Bảng giá trị sản xuất nông nghiệp Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Giá hiện hành 2001 35.291 20.370 13.421 1.500 2002 37.257 21.463 14.394 1.400 2003 39.300 21.063 16.837 1.400 2004 85.151 49.598 32.414 3.139 2005 86.106 51.688 32.799 1.619 2006 198.841 91.483 105.119 2.239 Giá cố định 2001 30.526 17.620 11.609 1.297 2002 31.952 18.563 12.235 1.154 2003 32.226 17.272 13.806 1.148 2004 70.886 43.072 25.777 2.037 2005 69.716 42.507 26.165 1.044 2006 111.383 56.128 53.762 1.493

Nguồn niên giám thống kê thành phố Hà Đông năm 2006 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2001 100 52.72 38.03 4.25 2002 100 57.61 38.63 3.76 2003 100 53.60 42.84 3.56 2004 100 58.25 38.07 3.69 2005 100 60.03 38.09 1.88 2006 100 46.01 52.87 1.13

* Khu vực kinh tế công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Đông đang tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 302,775 tỷ đồng năm 2001 lên 660,773 tỷ đồng năm 2005 ( tăng 2.18 lần), tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 23.61 %. Tỷ

trọng khu vực côgn nghiệp - xây dựng GDP tăng từ 48% năm 2001 lên 53,25% năm 2005, trong đó, khu vực quốc doanh chiếm 17%, khu vực ngoài quốc doanh 60% và khu vực có vốn đầu tư ngaòi thêm 23%

Cơ cấu sản xuất côgn nghiệp của Thành phố Hà Đông chủ yếu tập trung vào một số ngành như: Cơ kim khí (chiếm 37,8%). Phần còn lại là các ngành công nghiệp dược, thiết bị phụ tùng xe máy...

a, Cụm công nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Cầu Bươu: Quy mô diện tích 16,3 ha nằm dọc theo đường 430 Hà Đông- Văn Điển đan xen với khu dân cư, sản xuất máy động lực nông nghiệp, cơ - kim khí, điện máy, sản xuất đá ốp lát, bê tông vật liệu .. Hiện tại công trình hạ tầng kxy thuật còn nhiều bất cập như giao thông, cấp điện, cấp nước và vệ sinh môi trường.

+ Cụm công nghiệp Yên Nghĩa: với quy mô quy hoạch là 40,7 ha trong đó diệnt ích xây dựng là 20,5 ha.

Hiện đã có 11 doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp trên diện tích 9,87 ha ( chiếm 21% diện tích). Đến nay chưa xây dựng địa bàn

* Thực trạng phát triển đô thị:

Trong nhiều năm gần đây, tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh tại vùng ven Hà Nội, gia tăng dân số, nguồn vốn đầu tư XDCB còn hạn chế... nên thành phố Hà Đông gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển đô thị đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị và đất đai. Xu thế phát triển vẫn tiếp tục tập trung lớn dọc các tuyến giao thông đối ngoại và các phường trung tâm. Các quy hoạch xây dựng mở rộng mới mặc dù đang triển khai nhưng chưa đi vào hoạt động do nguồn vốn hạn chế.

Cá khu vực đã xây dựng trước đây với hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, đang là vùng gây ô nhiễm môi trường và khả năng đầu tư cải tạo rất khó khăn.

Các quy hoạch chi tiết đã và đang được triển khai trong địa bàn: + Dự án khu đô thị mới Văn Phú

+ Dự án khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc + Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao

+ Dự án xây dựng công viên giải trí và thể dục thể thao tại Kiến Hưng quy mô : 100ha

+ Các dự án xây dựng khu nhà ở: Quy mô đất 16ha

- Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, diện tích 5,7ha

- Khu nhà ở Cánh đồng Bói Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, diện tích 7ha

- Khu nhà ở Bắc Hà 2,8 ha - Khu nhà ở Cầu Bươu 2,3 ha - Khu nhà ở La Khê 1,8 ha

- Khu Văn phòng và chung cư VINACONEX 21, diện tích 1,3 ha

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Các khu dân cư nông thôn được hình thành từ rất lâu đời, tập trung thành làng, thôn xóm với tính cộng đồng rất cao. Những năm gần đay, các khu dân cư nông thôn có sự đầu tư, quản lý chặt chẽ đã làm bộ mặt nông thôn thực sự thay đổi. Hệ thống giao thông nôgn thôn đang dần được bê tông, cứng hoá, vệ sinh môi trường được chú trọng. Hình thành khu sản xuất, làng nghề, khu ở riêng biệt, tránh ô nhiễm môi trường.

Trong xây dựng và chỉnh trang đô thị có nhiều tiến bộ rõ đệt, đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; tổ chức quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể. Các dự án trọng điểm của thị xã và của tỉnh trên địa bàn đang được xúc tiến đầu tư như Chợ Hà Đông, Trung Tâm xúc tiến thương mại. Đặc biệt đã hoàn thành giai đoạn đoạn II khu đô thị mới Văn Quán và đưa vào sử dụng.

* Định hướng phát triển đô thị và các điểm dân cư tập trung:

Cùng với định hướng phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn bó với nó là việc đẩy nhanh đô thị hoá, phân bố lại dân cư và quản lý đô thị cho phù hợp:

- Hình thành một số phường mới:

+ Hình thành phường La Khê trên cơ sỏ xã Văn Khê.

+ Tách một phần xã Văn Khê, hình thành phường mới ở khu vực Ba La( Khu đô thị mới La Khê, dọc đường Lê Trọng Tấn).

+ Xây dựng 2 phường mới tren cơ sở tách phường Văn Mỗ thành phường Văn Quán( khu đô thị mới Văn Quán- Yên Phúc) và phường Mộ Lao( Khu đô thị mới Mỗ Lao).

- Hình thành các khu đô thị mới, khu dân cư: Văn Quán- Yên Phúc, Mộ Lao, Văn Phúc(La Khê), Xa La( Phúc La), Mậu Lương, Phú Lương.

- Hình thành các tuyến đô thị mới:

+ Trục đô thị phía Bắc thành phố tiếp giáp với đường Láng Hoà Lạc- Thanh Xuân, diện tích cả tuyến khoảng 400ha thuộc địa bàn phưiừng Văn Mỗ, Vạn Phúc, Văn Khê và Dương Nội.

+ Đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn thuộc địa bàn xã Dương Nội.

+ Trục đô thị Phía Nam thành phố thuộc địa bàn xã Phú Lương và Phú Lãm diện tích khoảng 600ha.

Xây dựng khu vực ven đô( ngoại thị) gắn với quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới, Khu vực ven đô gồm các trung tâm xã, thị tứ, các điểm dân cư nông thôn ven đô.

+ Xây dựng trung tâm các xã( thị tứ): Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dwong Nội, Đồng Mai, Biên Giang.

+ Xây dựng các cụm, tuyến dân cư, các điểm dan cư vùng ven đô gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình đô thị hoá, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của dan cư.

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: Giao thông:

Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đông với bên ngoài được đầu tư nâng cấp cải tạo điều kiện cho phát triển và giao lưu kinh tế. Bước đầu đã mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính: mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 qua trung tâm thành phố (quy mô mặt cắt 47m), nâng cấp đường 21B và đường 430 đi qua thành phố.

Mạng lưới tuyến đường trục chính đều gắn kết với hệ thống đường của Hà Nộ, phải đi xuyên qua trung tâm thành phố, nên mạng lưới giao thông thành phố phải chịu tải rất lớn (cường độ, lưu lượng xe, ô nhiễm môi trường).

Mạng lưới giao thông nội thị đã được cải tạo từng phần (đoạn đường Quang Trung),song nhìn chung còn chưa đồng bộ, năng lực giao thông thấp

mang tính chắp vá, chưa làm thay đổi được "chất" của mạng lưới giao thông đô thị trong quá trình "đô thị hoá".

Hiện có tuyến đường sắt vành đai (Hà Nội -Lao Cai) qua thành phố (chiều dài khoảng 5Km) và ga Hà Đông (BaLa) với năng lực vận tải còn chưa phát triển (100.000 tấn và 22.000 lượt hành khách/năm)

Bến xe khách Hà Đông cũ (thuộc phường Văn QUán) là bến ô tô liên tỉnh,diện tích 7.400 m2 với lưu lượng 7.000-8000 khách/ngày. Hiện nay bến xe hoạt động quá tải, không có điều kiện mở rộng.

Thuỷ lợi:

Hiện trạng các công trình thuỷ lợi: quy mô, công suất, năng lực tưới tiêu, hệ thống kênh mương tưới tiêu của thành phố cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số công trình trạm bơm đầu tư từ những năm 1970 nên đã xuống cấp, hạn chế khả năng cung cấp nước và tiêu úng. Tính đến năm 2005 thành phố Hà Đông có 10 trạm bơm tiêu gồm 25 máy với tổng công suất là 53040 m3/h với năng lực tiêu cho 1050 ha với các kênh cấp 2 có tổng chiều dài là 13,3 km. Các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 6 trạm và công ty môi trường đô thị Hà Đông quản lý cụm 4.

Đối với hệ thống tưới thành phố Hà Đông có 16 trạm bao gồm 21 máy bơm có tổng công suất là 20 nghìn m3/h. Năng lực tưới của 16 trạm này là 1053 ha với các kênh cấp 2 có chiều dài 27,7 km.

Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Hệ thống cấp thoát nước:

Hệ thống cung cấp nước của thành phố được đầu tư tương đối khá, đáp ứng nhu cầu nước của nhân dân. Nhà máy nước Hà Đông được cải tạo, mở rộng công suất thiết kế 29.000 m3/ngày đếm được lấy từ nguồn nước ngầm (trong đó: Nhà máy nước Hà Đông cơ sở I công suất: 16.000 m3/ngày đêm và cơ sở II La Khê: 13.000 m3/ngày đêm) đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất, dịch vụ,nước dân sinh đạt mức 100-120 lít/người/ ngày đêm ở đô thị và một số xã ngoại thị. Tuy nhiên do hệ thống mạng cấp nước xây dựng còn ít nên tỷ lệ được cấp nước chỉ đạt 80% số dân.Hệ thống tiêu nước còn kém (mới chỉ có hệ thống tiêu thoát nước ra Sông Nhuệ), nên tình trạng ngập úng vẫn sảy ra (khi mưa to) ở một số nơi thuộc khu vực nội thị.

Hiện tại việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cuả thành phố do thực tế mới chỉ thu gom được 70-80% lương rác thải phát sinh trong ngày và được chôn lấp ở những nơi quy định. Tuy nhiên trong một vài năm tới do áp lực về rác thải là rất lớn nên việc đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực Hà Đông là cân fthiết và đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Giáo dục - đào tạo:

Hệ thống các tuyến trường chuyên nghiệp, trường đào tạo, dạy nghề: quy mô 16,2 ha. Trên địa bàn Thnàh phố có những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn quan trọng của thnàh phố, tỉnh và quốc gia gồm: 6 Học viện và trường đại học, 4 trường cao đẳng , 3 trung tâm giáo dục và dạy nghề ngoài ra còn có một số cở dạy nghề tư nhân.

Mạng lưới trường phố thông các cấp: Tổng diện tích đất trường học hiện có 10,7 ha, trong đó:

+ Trường phổ thông trung học: 3,7ha,đạt chỉ tiêu 3,4m2/học sinh. Toàn thành phố có 5 trường công lập: Nguyễn Huệ, Lê Quý Đôn, Quang Trung, Trần Hưng Đạo và 1 trường bán công Lê Quý Đôn), 187 lớp với tổng số 286 học sinh.

+ Trường trung học cơ sở: 3,06 ga bình quân đạt 3,43 m2/học sinh. Gồm có 11 trường, 242 lớp với tổng số 10229 học sinh.

+ Trường tiểu học: 3,06 ha bình quân đạt 4,5m2/học sinh. Gồm có 15 trường, 298 lớp với tổng số 11.067 học sinh.

+ Trường mầm non: 1,5ha đạt bình quân 4,5m2/học sinh. CHỉ tiêu này rất thấp so với quy định 18 trường, 197 nhóm, lớp với tổng số 511 cháu (Nhà trẻ 51 lớp 930 cháu; mẫu giáo: 146 lớp 4581 cháu).

Hệ thống giáo dục đào tạo tại Hà Đông đã được quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất trong những năm qua. Tuy nhiên quỹ đất dành cho xây dựng mạng lưới trường phổ thông các cấp cần được bổ xung thêm trong các dự án quy hoạch xây dựng nhằm đảm bảo chỉ tiêu quy định, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các nhà trường.

Y tế:

Tổng diện tích 14,8 ha. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn thành phố gồm bệnh viện Tỉnh Hà Tây, hệ thống trung tâm y tế thành phố Hà

quân y, Quân Y 103, Viện bỏng quốc gia, Bệnh viện y học cổ truyền, bênh viện đa khoa tỉnh Hà Tây(cũ).

Mạng lưới y tế thành phố Hà Đông có trung tâm y tế, bệnh viện thành phố (quy mô 50 giường, nhưng thực tế hiện nay còn 20 giường nội trú và 10 giường ngoại trú), có 7 khoa phòng và đội vệ sinh phòng bệnh, hiện đang bị xuống cấp, 12 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh 45 giường.

Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân (thuộc thành phố quản lý) rất thấp (Chỉ số giường bệnh năm 2003 là 7,44 giường/1 vạn dân, so với tỉnh Hà Tây(cũ) là 16,4 giường và của cả nước là 22,8 giường) và có xu hướng giảm dần do số giường bệnh không tăng. Hiệu suất sử dụng giường bệnh không đều,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ GPMB VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở 1 SỐ DỰ ÁN ĐÔ THỊ MỚI TP HÀ ĐÔNG HÀ NỘI (Trang 26 - 35)