III- Phương pháp nghiên cứu
2- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác GPMB
tế xã hội ảnh hưởng đến công tác GPMB
- Thuận lợi;
Thành phố Hà Đông có tiềm năng văn hoá phong phú, nhiều di tích licchj sử văn hoá và cảnh quan đẹp là tiềm năng ớn để phát triển dụ lịch văn hoá, lễ, du lịch sinh thái, du lịch thưắng cảnh, du lịch làng nghề...
Thành phố Hà Đông có chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá của vùng, có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ công nhân có trình độ dạy tay nghề cao, đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường.
- Khó khăn.
Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, điểm xuất phát nền kinh tế thấp. Kết quả chưa xứng với lợi thế so sánh của thành phố; cơ cấu kinh tế còn có bộ
phận chuyển dịch chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, văn hoá văn nghệ còn hạn chế.
Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.
Tỷ lệ đô thị hoá đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để thành phố phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhạp kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.
Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn tành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điẻm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triển nàycùng với việc xây dựng cac cơ sở hạ tầng, các côgn trình phcú lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề tạo ra sức ép cho thành phố đặc biệt là công tác GPMB.
Việc bố trí giãn dân ở khu vự nông thôn cũng là một ván đề đáng chú ý trong chiến luợc sử dụng đất đai của thành phố. Bố trí một phần quỹ đất để đấu giá QSD đất lấy kinh phí xây diựng cơ sở hạ tầng và các công trình phcú lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục đường giao thông. Vì vậy, trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư tập trung bằng việc xen ghép, phát triển mô hình cụm, xã, làng bản để tiết kiệm đất, hạn chế việc giao đất ở phân tán.
Thực trạng cơ sở hạ tầng của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nứoc cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng CSHT, nhất là cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn của thành phố sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới. Đây cũng là áp lực lớn trong việc GPMB dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình côgn cộng trên địa bàn.