Quy mô và tác động của thổ phỉ

Một phần của tài liệu 24223 16122020235234270khaluntonvn converted (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của khóa luận

1.2. Nạn thổ phỉ dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)

1.2.4. Quy mô và tác động của thổ phỉ

Để hoạt động lâu dài và hiệu quả, bọn thổ phỉ thành lập từng nhóm, với quy mơ vừa và lớn, số lượng từ hàng trăm đến hàng nghìn người. Thơng thường, thời gian đầu kiến lập một vương triều, lúc đó lực lượng triều đình cịn hùng hậu, nên sẽ ít bùng nổ nạn thổ phỉ. Nhưng đối với triều Nguyễn thì lại là ngoại lệ. Theo thống kê của các nhà sử học, số lượng các cuộc nổi dậy nửa đầu thế kỷ XIX còn nhiều hơn thế kỷ XVIII. Cụ thể, từ năm 1802 cho tới năm 1862, tại Bắc kì có từ 350 tới 400 cuộc nổi dậy. Đặc biệt, “tập trung nhiều nhất là ở giai đoạn trị vì của Minh Mệnh

với 254 cuộc” [2, tr.454]. Như vậy, các cuộc nổi dậy của thổ phỉ duới triều Nguyễn

là rất mạnh mẽ và mang tính liên tục. Cụ thể, “dưới thời Gia Long tổng cộng có

khoảng 90 cuộc, thời Minh Mạng khoảng 250 cuộc, thời Thiệu Trị 50 cuộc....”[2, tr.

454], với quy mô rộng lớn khắp cả nước.

Tại khu vực miền Tây Nam Bộ thì những tốn thổ phỉ lên đến hàng nghìn người. Với số lượng và quy mơ lớn như vậy thì khả năng thắng lợi trong việc vây đánh thành trì hay cướp bóc là rất cao. Cụ thể như ở Hà Tiên: “Bọn thổ phỉ ở Hà

Tiên có hơn 2000 tên, đánh vây đồn Chu Nham rồi đốt đài Hỏa Phong ở núi Lộc Ty, đánh trống reo hò tiến sát đến lũy đài. Nguyên Bố, án là Nguyễn Trung Nghĩa, Nguyễn Văn Tuân, cùng với các Lãnh binh Hà Văn Củ ở trên lũy, lấy súng nhỏ,

28

súng lớn, ống phun lửa, đốc lính bắn đánh, giặc ngầm lui vào rừng, giữ chỗ hiểm ẩn nấp” [12, tr.800]. Thổ phỉ đi đến đâu thì ở đó rộn vang tiếng hị reo, chửi bới

đánh đập, tất cả hoạt động của người dân phải tạm dừng và tìm nơi chạy trốn. Tại huyện Quang Hóa: “Tổng đốc Định – Biên là Nguyễn Văn Trọng tâu nói: Bọn thổ

phỉ ở Trấn Tây có hơn 1000 đứa, vượt qua sông xâm lấn những nơi: Mông Phụ, Cần Thăng, huyện Quang Hóa, xua đuổi ức hiếp thổ dân sở tại, mưu đánh úp lấy huyện thành. Quân thứ phủ Tây Ninh là Bố chính Lê Khánh Trinh và Lãnh binh là Trần Nhữ Đoan phái ủy Phó quản cơ là Trần Văn Thanh đến nơi phòng giữ đánh dẹp, ở tỉnh được tin báo, đã lập tức phát thêm biền binh đến tiếp ứng”[12, tr.813].

Cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi, quân triều đình ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm những nơi bọn thổ phỉ ẩn náu. Gặp trời mưa, lũ lụt, cùng với địa thế hiểm trở rừng rậm, liên tiếp nhau thì bọn giặc càng tiến cơng mạnh mẽ: “Xét

ra nay phủ Tây Ninh huyện Quang Hóa, bọn giặc ngày càng thêm lên, mà địa phận 2 hạt ấy đường rừng liên tiếp với nhau, lại gặp tiết mưa lụt, tiến đánh cũng khó, đến nỗi phái quan binh nhiều đến hơn 1000 người, chưa sớm tiêu diệt được. Lại, nhặt được tờ thư của người Man, đem dịch ra thì đại lược nói: “Họ mất người đứng chủ trong nước là bọn Ngọc Vân, Ngọc Biện và tên Yểm tất cả 5 người, nên dấy qn đi tìm kiếm, khơng tìm được thì khơng thơi”[12, tr.813].

Tại vùng sông Vĩnh Tế, bọn thổ phỉ càng hoạt động dễ dàng, lực lượng triều đình ngày càng bất lực, đời sống nhân dân càng khó khăn, đói khổ, tại 2 huyện Vĩnh Điện, Để Định dân phải chịu giản binh, sưu thuế nặng nề. Hà Thúc Trương phải dâng sớ lên nhà vua và tâu rằng: “Hỏi ra mưới được biết trước đây quân của Trần

Văn Tuân đóng ở Long Khê cách Ngọc Mạo vừa nửa ngày đường dừng lại không tiến quân, nên giặc Sĩ, giặc Thạc trốn thoát được. Đến khi quan bắt giặc ở Tuyên Quang là Phạm Văn Khai bắt được giặc trốn lại làm cơng mình, hỗn mạo tâu lên. Lại thổ dân sở tại tự sau khi thổ phi sinh sự, đau khổ trước chưa khỏi, lại có việc tuyển tân binh, thu thuế thiếu, không kể xiết (2 huyện Vĩnh Điện, Để Định, phải chịu 27 người giản binh, hộ thuộc hạt và hộ trú ngụ ơ các xã An Lạc, Giai Lạc, An Đức, trước đã lưu tán thiếu bạc thuế hơn 280 lạng)” [12, tr.173]. Như vậy, không những

thiệt hại về vật chất, của cải mà những hộ dân nơi đây, hằng tháng phải chịu cảnh đày đọa nặng nề của bọn phi, nào tiền, nào của, nào sưu, thuế má cống nộp vô điều kiện. Thế nhưng đời sống nhân dân không khỏi khổ, mỗi khi chờ quan binh đến giải

29

cứu, là một lần chờ đợi đến mỏi mòn. Lại gặp Trần Văn Tuân đóng quân ở Long Khê không chịu tiến quân đánh phỉ, để cho bọn giặc trốn thốt.

Quy mơ và sự phân bố rộng rãi trên khắp đất nước như trên đã có sự tác động mạnh mẽ đến tình hình nhân dân các địa phương. Đời sống nhân dân ngày càng bần cùng, khó khăn bởi các nạn thổ phỉ cứ theo vịng tuần hồn và xảy ra hằng năm. Dưới triều Gia Long, nhà vua mặc dù có sự quan tâm đến tình hình chính trị và kinh tế,tuy nhiên, do thổ phỉ lấn át, nên nhân dân khó khăn trong lao động sản xuất, ruộng đất bỏ hoang…. người dân vốn đã khổ lại thêm bần cùng hơn.

Đến năm 1833, khi các cuộc nổi dậy bùng nổ khắp đất nước, triều đình ra sức dẹp loạn, bỏ bê đời sống các địa phương xa xôi hay vùng rừng núi, biên viễn… Vì vậy, ở những nơi đó, nạn thổ phỉ bùng phát liên miên và rất khó dẹp loạn. Đến giai đoạn Thiệu Trị, Tự Đức, tình trạng thổ phỉ vẫn khơng hề có dấu hiệu gia giảm, nhiều địa phương trong nước thường xuyên xảy ra tình trạng cướp bóc, đời sống nhân dân không ổn định.

30

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP CHỐNG THỔ PHỈ CỦA TRIỀU NGUYỄN (1802- 1883)

Khoảng thời gian từ 1802 đến 1883 là giai đoạn đầy biến động của triều Nguyễn. Nhà Nguyễn không những ra đời và tồn tại trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà cịn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn. Đặc biệt đối với giai đoạn này, trong tình hình nội trị, các hồng đế triều Nguyễn đã phải đương đầu với nạn thổ phỉ. Vậy trên thực tế, chính quyền nhà Nguyễn đã đưa ra những giải pháp gì để giải quyết vấn đề thổ phỉ và hiệu quả của các biện pháp này như thế nào? Nội dung chương này sẽ góp phần giải quyết vấn đề được đặt ra ở trên.

Một phần của tài liệu 24223 16122020235234270khaluntonvn converted (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)