Trang bị vũ khí phương tiện cho các lực lượng tham gia tiễu trừ thổ

Một phần của tài liệu 24223 16122020235234270khaluntonvn converted (Trang 41 - 43)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.Trang bị vũ khí phương tiện cho các lực lượng tham gia tiễu trừ thổ

động quân lính và hỗ trợ cho cá đội quân triều đình. Tại đồn Chu Nham đã diệt được nhiều thổ phỉ trừ vùng núi Tĩnh Biên để chúng chạy thốt.

Nhìn chung, Minh Mệnh làthời kỳ mà lực lượng phỉ hoạt động mạnh tại tất cả các miền. Do vậy lực lượng của triều đình, cũng như lực lượng địa phương trang bị đầy đủ và cẩn thận. Nhưng đến thời Tự Đức nhân dân và các lực lượng địa phương đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc chống phỉ, nên cứ hễ chúng nổi lên là dân chúng dẹp ngay, nếu đơng q liềnbáo lên triều đình và lập tức phái quan binh tới hỗ trợ.

2.3. Trang bị vũ khí phương tiện cho các lực lượng tham gia tiễu trừ thổ phỉ phỉ

Từ thời Gia Long, vua đã rất tận tình quan tâm tới việc tiễu trừ thổ phỉ, an dân tại các vùng Bắc Bộ, và các vùng sông nước Nam Bộ. Việc cung cấp đầy đủ phương tiện, vũ khí cho các đội quân tham gia là một điều cấp thiết nhất của triều đình. Tại vùng Vĩnh Tế không những việc trang bị phương tiện, súng tay, súng ống... cho qn lính triều đình mà theo tin báo của lãnh binh Trần Văn Lộc thì : “Bọn Đình Thế Hộc, Đinh Cơng Hối, hiện đã tập hợp được thổ dân, tất cả gồm 180

người, đều mang theo súng tay ở quân doanh làm việc.” [1, tr.190]. Có nghĩa là tất

cả mọi lực lượng từ trung ương, đến địa phương, kể cả các thành phần lực lượng bảo vệ an ninh các châu, huyện,... đều được trang bị vũ khí phương tiện để chống lại bọn thổ phỉ, đặc biệt tại các vùng châu thổ sơng Vĩnh Tế thì lực lượng canh phòng càng cẩn mật hơn. Bởi lẽ, dân thổ đóng một vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ bắt thổ phỉ. Cho nên, vua truyền dụ cho Hồ Bảo Định hãy cấp phát đầy đủ trang bị cho quân lính đồng thời chú tâm đến việc cấp thuốc súng, đạn dược cho dân thổ, đem họ theo lãnh binh bắt giặc “Xin cấp phát thuốc đạn đủ dùng. Và cấp lương

tháng tiền gạo để chi tiêu” và “ Cho Hồ Bảo Định tức thì chiếu theo sổ binh đinh, thủ hạ thổ dân đương đi trận, cấp cho mỗi tên tiền thưởng một quan, gạo một phương, cốt sao tiếp tế cho đầy đủ, khơng thể thiếu hụt, việc xong thì thơi. Và số thuốc đạn cần dùng cũng chuẩn cho chiểu số cấp phát để đủ cho quân dùng, nhưng

42

nên nghiêm sức là mỗi khi bắn đánh phải cho trúng giặc, nếu cứ chỉ lên trời mà đánh vu vơ thì phải trị tội ngay” [ 1, tr.191] . Do vậy, trong các hoạt động đi chống

thổ phỉ, vũ khí, lương thực là những thứ khơng thể thiếu đối với một đội quân. Tại một số nơi như là Hà Tiên, An Giang ngoài lương thực vũ khí ra thì lúc nào triều đình cũng trang bị một đội quân lớn mạnh canh phòng. Hầu hết địa bàn ở những nơi này là núi với rừng rậm, nên việc bố trí quân binh dễ dàng và giặc khó phát hiện. Tại đồn Chu Nham chúng giữ đồn và quyền thự Tổng đốc An- Hà là Dương Văn Phong đem hơn 600 biền binh đến nơi là lập tức chia đường đánh dẹp. Những nơi nào thiếu binh, thiếu vũ khí lương thực thì được tiếp viện kịp thời. Bọn Bố, án Vĩnh Long là Trần Tuyên, Lê Văn Khiêm tâu lên vua rằng: “Nay việc bắt

giặc ở Trấn Tây rất khẩn, đã tư đi địi gọi lính ở tỉnh 3000 người, nhưng còn thiếu 1000 người, mà biền binh vận chở đường biển chưa về đến hạt, xin cho bắt lính hương dũng 1000 người đặt làm 2 cơ Long nghĩa nhất, nhị lập tức phái đi ngay. Vua cho là phải” [12, tr.803].

Riêng về trang phục, những đội quân, quan binh hay dân chúng địa phương đều được trang bị trang phục để kháng chiến phù hợp với điều kiện thời tiết, lối đánh. Các loại áo quần lấy từ các động vật, hay tự nhiên đều có chức năng kháng đạn rất lớn, “chi ra da trâu sống, chế thành nhiều lá chắn bằng da, như hình cái

mộc, dài 2 thước, ngang trên dưới 1 thước 2 tấc” [12, tr.815] để bỏ trong người

phòng nhẹ cho vết thương. Còn đối với mũi tên nhọn thì “lấy nhiều tổ kén, hoặc

lưới rách, vải dày, kết thành nhiều lớp cho dày, chế làm áo chũi để mặc, cốt để mũi tên không bắn suốt được”[12, tr.815]. Đến khi ra trận thì lựa những binh dũng thật

can đảm, khỏe mạnh trong sẽ mặc áo chũi, ngồi mặc áo trận, tay thì cầm lá chắn da, dao ngắn, đi trước xông vào đánh giết. Cơ bản qn triều đình đã cậy có đồ vệ thân, hăng hái tiến lên lần lượt như thế các tỉnh Gia Định, An Giang, Định Tường, Hà Tiên đều áp dụng cách trang bị như thế này. Vua và các quan binh hứng khởi và cho rằng đó cũng là một kế hay để trị quân địch vậy.

Nói về súng, triều đình đã trang bị một lượng súng lớn, gồm nhiều loại “Súng

ống của pháo binh thời nhà Nguyễn thì cỡ lớn là súng đại bác, cịn gọi là thần cơng; nhỏ là súng thạch cơ điểu thương”[26, tr.3] để công kích nhiều hướng, nhiều

cách đánh khác nhau. Tuy nhiên các thời kì có sự khác nhau về số lượng “Triều

43

điểu thương với tỷ lệ 4 tay súng cho mỗi 10 lính. Sang triều Tự Đức thì đã sa sút; mỗi đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương nên tỷ số rút thành 1 tay súng cho mỗi 10 lính”[26, tr.3] điều đó nói lên sự mạnh yếu của các triều đại cũng như sự trỗi dậy

của bọn thổ phỉ.

Vào cuối năm 1841, ở Thất Sơn thuộc tỉnh An Giang, thổ phỉ lại nổi lên mạnh mẽ. Chúng mở rộng địa phận đến sống Vĩnh Tế và Tân Châu. Lực lượng đơng đảo khiến qn triều đình chống cự không nổi, bèn rút lui, tuy nhiên thời gian sau xin sắc cho nơi đây phái binh thuyền đến đóng giữ, cùng nhau thay phiên chuyển đệ, ngõ hầu với sự trang bị kĩ càng cả vũ khí lẫn qn trang mới nhanh chóng dẹp yên chúng.

Một phần của tài liệu 24223 16122020235234270khaluntonvn converted (Trang 41 - 43)