Các công cụ được sử dụng đánh giá năng lực học tập của học sinh trong phần

Một phần của tài liệu 24222 16122020235233740KLTN honchnh VTPM (Trang 36 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.Các công cụ được sử dụng đánh giá năng lực học tập của học sinh trong phần

phần lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường THPT

- Bảng hỏi: *Mục đích:

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác, thu thập thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của người dạy. Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài học. Người học có thể hoànthành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết quả bảng hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người

học. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học. Bảng hỏi là công cụ sử dụng cho người học tự đánh giá.

- Qui trình thiết kế bảng hỏi được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi

Bước 2: Thiết kế các câu hỏi cần thiết và các phương án chọn Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic

* Ví dụ:

Sử dụng bảng hỏi để đánh giá thái độ của người học sau khi học bài Hãy đánh giá vào các ô trống phương án mà bạn lựa chọn

Bảng 2.1 Bảng hỏi để đánh giá thái độ của người học sau khi học bài

TT Vấn đề Các phương án lựa chọn Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1

2 Học xong bài này tôi rèn luyện được kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm

3 Tôi rất hứng thú khi học nội dung bài này 4 ...

- Bảng kiểm

* Mục đích

Bảng kiểm (Rubrics) là một bảng đánh giá tổng hợp dựa trên một loạt tiêu chí thay vì chỉ dựa vào điểm số. Rubrics nêu rõ người chấm đánh giá bài làm theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ của các tiêu chuẩn cần được đánh giá.

Rubrics giúp cho học sinh suy nghĩ xem nên học cái gì và học như thế nào cho một bài học/dự án. Nó khuyến khích học sinh tự định hướng học tập, rubrics thường được sử dụng để đánh giá bài tập/dự án, nó được đưa ra trước khi tiến hành bài tập/dự án. Học sinh có thể tham gia xây dựng rubrics để tự đánh giá tiến bộ.

Bảng kiểm là công cụ giúp cho giáo viên quan sát thái độ học tập của học sinh, đánh giá kỹ năng trình diễn, kỹ năng báo cáo, bài tiểu luận, đánh giá chất lượng trả lời câu hỏi, bài tập, dự án.

* Qui trình

Qui trình thiết kế gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung quan sát: quan sát tinh thần học tập của học sinh trên lớp, thái độ trong giờ thực hành, thái độ trong làm việc nhóm, khả năng trình diễn, báo cáo….

Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ cho mỗi tiêu chí: tập trung chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận, trình bày logic, ngôn ngữ…. Bước 3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic

* Ví dụ

Bảng 2.2: Bảng kiểm về tinh thần học tập của học sinh trên lớp

TT Họ tên HS Mức độ chăm chú nghe giảng Phát biểu xây dựng bài

Tham gia hoạt động nhóm Rất chăm chú Bình thường Chưa chăm chú Tích cực Bình thường Chưa tích cực Tích cực, hiệu quả Tích cực, chưa hiệu quả Chưa tích cực 1 2 3

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh: * Mục đích

Đánh giá theo tiêu chí là phương pháp người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi áp dụng phương pháp đánh giá này, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà dựa vào mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra. Thông thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của mỗi cá nhân. Với học sinh trung học phổ thông, một số tiêu chí đánh giá được cụ thể như sau:

- Tiêu chí đánh giá phẩm chất gồm: Yêu tổ quốc; Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam; Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của quê hương, đất nước; Tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới; Nhân ái, khoan dung, …

- Tiêu chí đánh giá năng lực gồm:

+ Năng lực tự học: Xác định mục tiêu học tập; Lập kế hoạch và thực hiện cách học; Đánh giá về điều chỉnh việc học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; Nhận ra ý tưởng mới; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Tư duy độc lập.

+ Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ; Tạo ra cái đẹp;

+ Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường; Rèn luyện sức khỏe thể lực;

+ Năng lực hợp tác: Xác định mục tiêu và phương thức hợp tác; Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác.

* Qui trình thiết kế

Theo đó, mục đích đánh giá nhằm để xác định kết quả hình thành và phát triển năng lực nào đó ở học sinh, hay đánh giá cấp bằng, chứng chỉ...

Đánh giá để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh nhằm giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển một năng lực nào đó ở học sinh.

Đánh giá để tìm hiểu xem học sinh đang có năng lực ở mức độ nào, từ đó điều chỉnh chương trình và phương pháp dạy học cho phù hợp.

Về lựa chọn năng lực đánh giá: Trong quá trình học tập, học sinh có thể cùng

lúc thể hiện nhiều năng lực, nhưng giáo viên chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài năng lực chính, đặc trưng.

Ví dụ, trong bài lên lớp hình thành kiến thức mới, có thể đánh giá các năng lực

hệ ống hóa kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

+ Bước 2: Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực

Sau khi lựa chọn năng lực cần đánh giá, giáo viên cần thiết kế các tiêu chí thể hiện năng lực đó. Các tiêu chí có thể là các lĩnh vực khác nhau, hoặc các kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện năng lực.

Ví dụ, Năng lực khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử, bao gồm các kỹ năng: kĩ năng

hiểu hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ; kĩ năng vẽ lược đồ; kĩ năng tường thuật, miêu tả; kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ lược thuật, miêu tả trên bản đồ, lược đồ; kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử

Năng lực giải quyết vấn đề gồm: Phân tích tình huống trong học tập, phát hiện

và nêu tình huống có vấn đề, xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

+ Bước 3: Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng

Từ việc xác định được các kĩ năng thể hiện năng lực, đối với mỗi kĩ năng, cần phải tiếp tục xác định được các thao tác cấu thành kĩ năng và các mức độ thể hiện kĩ năng từ thấp đến cao.

Ở bước này, giáo viên cần có một "hình dung" hay "bản mô tả trước" về việc học sinh có thể, thể hiện kĩ năng đó như thế nào. Đây là một việc rất quan trọng vì nó

cho phép đánh giá được học sinh đang làm tốt ở mức độ nào. Thông thường, có thể xác định các mức độ cho từng thao tác của kĩ năng hoặc có thể xác định các mức độ cho toàn bộ kĩ năng đó.

+ Bước 4: Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng

Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá kĩ năng. Một số công cụ phổ biến thường dùng, như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài thực hành, thang đo năng lực, bảng kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí, dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, bảng kiểm, phiếu đánh giá, sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu phiếu quan sát...

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình đánh giá.

Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm và khả năng đo khác nhau. Để có thể đánh giá chính xác, cần lựa chọn được công cụ phù hợp cho phép đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Đôi khi có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để cùng đáng giá một kĩ năng.

+ Bước 5: Thiết kế công cụ đánh giá

Sau khi đã lựa chọn được một hoặc một vài công cụ phù hợp, cần thiết để công cụ sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng.

Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng. Đối với các phiếu đánh giá, cần hình dung mỗi thao tác đó được thể hiện theo mức độ từ thấp đến cao như thế nào để xác định từ 3 - 5 mức độ đánh giá...

+ Bước 6: Thẩm định và hoàn thiện công cụ

Sau khi xây dựng xong công cụ đánh giá, cần kiểm định công cụ bằng cách cho học sinh làm thử để phát hiện xem công cụ đã dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh chưa, có thể điều chỉnh, thay đổi một vài tiêu chí hoặc chỉnh sửa công cụ nếu cần thiết.

- Để đánh giá năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, giáo viên sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của học sinh thay vì xếp hạng trên kết quả thu được, như sau:

Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của học sinh

Mục tiêu Mức độ đạt được Rất tốt 1 Bình thường 2 Không tốt 3 Nắm vững nội dung sự kiện Nội dung rõ ràng, lôi cuốn, chính xác, phù hợp. Nội dung chính xác, rõ ràng, phù hợp nhưng thiếu sức lôi cuốn.

Nội dung thiếu chính xác, không rõ ràng. Kết hợp đồ dùng trực quan (lược đồ, tranh, ảnh…) Sử dụng lược đồ, tranh ảnh phong phú, sinh động. Sử dụng lược đồ, tranh ảnh còn hạn chế về số lượng. Chưa có sự kết hợp lược đồ tranh ảnh trong quá trình trình bày. Ngôn ngữ trình bày Rõ ràng, trôi chảy, lôi cuốn. Rõ rành, trôi chảy, chưa có sức lôi cuốn. Chưa rõ ràng trong ngôn ngữ, không có sức lôi cuốn.

- Đánh giá theo thang Thingking Levels

Bảng 2.4: Thang Thingking Levels

Nhận biết Knowledge

Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

Thông hiểu comprehension

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo

viên đó giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Vận dụng (ở cấp độ thấp) Application (low level)

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đó được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận dụng (ở cấp độ cao) Application (high level)

Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đó được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

Với mỗi môn học khác nhau, giáo viên cần linh hoạt lựa chọn và áp dụng các các tiêu chí về năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và năng lực hợp tác cần được nhấn mạnh và làm rõ.

Trên đây là một số công cụ có thể giáo viên có thể sử dụng để đánh giá năng lực học tập của học sinh trong phần lịch sử Việt Nam (1954 -1975). Để có được sự đánh giá chính xác và đầy đủ nhất, giáo viên nên linh hoạt kết hợp sử dụng các công cụ khác nhau và trong quá trình sử dụng, giáo viên có thể điều chỉnh thay thế các công cụ khác nhau để đạt được hiệu quả đánh giá tốt nhất.

2.3. Bảng tổng hợp các công cụ được sử dụng đánh giá năng lực học tập của học sinh trong phần lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường THPT sinh trong phần lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường THPT

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các công cụ được sử dụng đánh giá năng lực học tập của học sinh trong phần lịch sử Việt Nam (1954-1975)

Tên bài Những nội dung lịch sử cần khai thác để phát triển năng lực học sinh

Năng lực cần đánh giá Công cụ đánh giá Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam (1954 - 1965)

- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 19574 về Đông Dương; nguyên nhân việc nước ta bị chia cắt hai miền với chế độ chính trị – xã hội khác nhau.

- Nhiệm vụ của cách mạng hai miền trong giai đoạn từ 1954 đến 1965. - Những thành tựu to lớn mà nhân dân hai miền Nam – Bắc đã đạt được và những khó khăn, yếu kém và cả sai lầm mà nhân dân gặp phải.

+ Hãy giải thích câu nói của đồng chí Nguyễn Chí Thanh: “Qua phong trào Đồng Khởi ở miền Nam (1959- 1960), ý Đảng, lòng dân gặp nhau. + Vẽ “Lược đồ phong trào Đồng Khởi 1959- 1960 ở miền Nam và tô màu các ký hiệu đúng với bản đồ Lịch sử. - Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử - Năng lực nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử - Năng lực giải thích lịch sử - Năng lực vận dụng bài - Thang đo năng lực - Bảng kiểm

học lịch sử vào thực tiễn Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mỹ (1965 - 1973) (Tiết 1)

+ Hoàn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn trong “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ những năm 1965-1968.

+ Quá trình quân và dân Miền nam chiến đấu chống CTCB, đỉnh cao là thắng lợi trong cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

- Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mỹ (1965 - 1973) (tiết 3)

- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tinh thần chiến đấu lao động sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương của miền Bắc.

- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh - Đông Dương hóa chiến tranh", quá trình quân dân 3 nước Đông Dương đánh bại chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mĩ. + Thế nào là “Việt Nam hóa chiến tranh”? Những thắng lợi cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” - Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử - Năng lực giải thích lịch sử - Bảng hỏi

Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mỹ (1965 - 1973) (tiết 3)

- Những sự kiện chủ yếu của cuộc tấn công chiến lược năm 1972, kết quả và ý nghĩa.

- Những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu 24222 16122020235233740KLTN honchnh VTPM (Trang 36 - 50)