Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu 24222 16122020235233740KLTN honchnh VTPM (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.4.Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm

- Nội dung thực nghiệm: Bài 23 thuộc chương trình lịch sử lớp 12 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975”.

Sau tiết dạy thực nghiệm ở cả hai lớp được chọn, tôi đã thiết kế, các công cụ đánh giá năng lực, dạng bài kiểm tra và tiến hành kiểm tra với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tại lớp thực nghiệm, trong bài kiểm tra năng lực tôi đã sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau gồm câu trắc nghiệm có sẵn phương án lựa chọn (câu hỏi đóng) và câu hỏi mở (các câu hỏi tự luận, trả lời ngắn và tự luận theo kiểu viết bài) theo nội dung của chương trình chuẩn, thể hiện tính toàn diện, để học sinh có thể thể hiện năng lực học tập của mình thông qua việc cố gắng nghĩ ra các kết quả hay hoàn thiện bài theo dạng viết luận ngắn.

Đối với lớp đối chứng, bài kiểm tra vẫn được thiết kế theo lối truyền thống, đều là các câu hỏi luận nhằm kiểm tra khả năng học thuộc của học sinh, do vậy khó đánh giá đầy đủ được năng lực của học sinh.

3.3.5. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm

Lớp các lớp thực nghiệm và các lớp lớp đối chứng tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trãi thành phố Đà Nẵng đều dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của một giáo viên, cùng một chương trình giảng dạy và khối lượng bài học, tiết học như nhau. Do vậy, có thể nói việc lựa chọn các lớp này tham gia vào quá trình thực nghiệm là khá hợp lý, giúp đạt được kết quả thực nghiệm sư phạm môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 một cách chính xác và khách quan nhất.

Hai bài kiểm tra được thiết kế cho các lớp tham gia quá trình thực nghiệm có nội dung kiến thức như nhau (nội dung bài 23 (tiết 2) lịch sử 12), làm bài trong khoảng thời gian 45 phút tại mỗi lớp học.

- Nội dung bài kiểm tra:

+ Bài kiểm tra của lớp thực nghiệm; Bao gồm 04 câu hỏi trắc nghiệm, 2 câu hỏi tự luận. Số lượng câu hỏi đảm bảo phù hợp với số lượng thời gian làm bài 45 phút, gồm 03 câu tự luận (trong 2 câu tự luận có cả câu trả lời tự luận ngắn và câu trả lời tự luận dài). Tuy nhiên, vẫn đảm bảo độ khó tăng dần theo từng câu hỏi để có thể đánh giá đúng đắn, đầy đủ năng lực của học sinh sau khi học xong bài 23.

+ Bài kiểm tra của lớp đối chứng: Là lớp vẫn áp dụng phương pháp dạy và đánh giá kiểu truyền thống nên hệ thống câu hỏi gồm 04 câu hỏi trắc nghiệm, 02 câu tự luận. Các câu hỏi mang tính ghi nhớ.

Nhìn chung, qua quá trình thiết kế hệ thống câu hỏi trong hai bài kiểm tra cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, có thể nhận ra rằng, bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm mang tính bao quát, toàn diện hơn, đảm bảo việc học sinh có thể áp dung hầu hết các kiến thức đã được truyền đạt bởi giáo viên trực tiếp giảng dạy, qua đó có thể đánh giá được mức độ hiểu biết, ghi nhớ, hồi tưởng, tái hiện và vận dụng kiến thức của học sinh.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, nội dung đề kiểm tra đảm bảo thảo luận với giáo viên, người trực tiếp giảng dạy hai lớp để đảm bảo các kiến thức trong bài kiểm tra đều đã được truyền đạt trước đó.

Một phần của tài liệu 24222 16122020235233740KLTN honchnh VTPM (Trang 69 - 71)