7. Cấu trúc của đề tài
3.1.7. Đảm bảo vận dụng linh hoạt các công cụ đánh giá năng lực
Các công cụ đánh giá năng lực học sinh trong công tác dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường trung học phổ thông phải đảm bảo hình thức đa dạng, phù hợp và hiệu quả mới giúp đo được kết quả chính xác, khoa học. Thông qua việc sử dụng các công cụ cụ thể như thang đo năng lực, bài tập thực hành, bảng kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí sau mỗi tiết học và phần học, sẽ giúp giáo viên nắm rõ được khả năng nhận thức và tình hình học tập của học sinh. Giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt các công cụ đánh giá vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với mọi đối tượng học sinh, từ đó kết quả sẽ chính xác và khoa học hơn.
3.1.8. Đảm bảo thúc đẩy, phát huy tích cực việc học tập của học sinh
Các công cụ đánh giá năng lực học sinh trong công tác dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường trung học phổ thông phải thúc đẩy, phát huy tích cực việc học tập của học sinh. Hiện nay, ngành giáo dục nói riêng và toàn đất nước Việt Nam nói riêng đang nỗ lực phấn đấu đào tạo những con người năng động, tài năng, sáng tạo và có khả năng thích nghi được với môi trường phát triển, đang ngày càng thay
dạy học đi liền với thiết kế công cụ đánh giá năng lực học sinh mới là vô cùng quan trọng. Quan trọng hơn hết, các công cụ đánh giá đó phải phát huy tích cực quá trình học tập của học sinh thì công cụ đó mới đạt hiệu quả cao và có tác dụng tích cực.
Do vậy, để có thể thực hiện công tác đánh giá năng lực học sinh một cách khách quan, chính xác và cụ thể, khi thiết kế các công cụ đánh giá cần phải đảm bảo những yêu cầu trên. Việc thực hiện đúng các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và sử dụng hiệu quả các công cụ đánh giá trong môi trường thực tiên trường trung học phổ thông.
3.2. Biện pháp sử dụng công cụ đánh giá năng lực học sinh phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1945) ở Trường THPT