Quản lý hoạt động vận chuyển và lưu trữ lúa gạo

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 28 - 35)

Chương 2 : TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LÚA GẠO GIAI ĐOẠN 1802-1883

2.1.3.Quản lý hoạt động vận chuyển và lưu trữ lúa gạo

2.1 Chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1883

2.1.3.Quản lý hoạt động vận chuyển và lưu trữ lúa gạo

Đối với việc quản lý hoạt động vận chuyển lúa gạo, phần lớn việc chuyên chở lúa gạo nói riêng và các hàng hóa nói chung đều bằng đường nước: Kênh lạch, sông

29

ngòi trong các châu thổ là những con đường giao thông và vận tải được sử dụng nhiều nhất. Thời Gia Long được đánh dấu bởi một chính sách làm đường sá và đào kênh ngòi rất sôi động mà Crawfurd năm 1822 đã ghi lại như sau: “Các con đường lớn và các kênh ngòi được thực hiện bởi cố vương góp phần một cách hữu hiệu vào sự phát triển nông nghiệp lẫn thương nghiệp. Nhờ chúng mà Đàng Trong và Đàng Ngoài bây giờ được nối liền với nhau, cho phép có những sự liên lạc thường xuyên giữa hai xứ, không phải phụ thuộc vào gió mùa” [32, tr.48]. “Năm 1835, triều đình thu mua Sơn Tây 5 vạn hộc thóc, Hà Tĩnh 2 vạn hộc, Nghệ An 5 vạn hộc, Hải Dương 2 vạn hộc các tỉnh này tiến hành cho người và thuyền vận chuyển đến vùng Quảng Yên nhận trữ” [26, tr.437]. Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển, do vậy trong xã hội xuất hiện những người chuyên sống bằng nghề vận tải đường thủy. Đối với các lái thuyền, chính phủ thường áp dụng chế độ cưỡng trưng, bắt họ phải chuyên chở của công, còn thì phải nộp tiền thuế để được đi buôn. Khi phải chở gạo về Kinh, chính phủ cấp cho tiền cước phí, dưới thời Gia Long, giá tiền cước phí được tính như sau:

“Chở từ Gia Định đến Kinh cứ 1 thùng gạo cấp tiền 3 quan, chở từ Bình Thuận đến Kinh cứ 1 thùng gạo cấp tiền 2,6 quan, chở từ Bình Hòa đến Kinh cứ 1 thùng gạo cấp tiền 2,2 quan,chở từ Phú Yên đến Kinh cứ 1 thùng gạo cấp tiền 1,8 quan” [26, tr.609].

Sang thời vua Minh Mệnh vào năm1836, giá biểu cước phí được sữa đổi như sau:

Chở từ Quảng Nam đến Kinh mỗi 100 phương gạo cấp 1 quan, chở từ Quảng Ngãi

đến Kinh mỗi 100 phương gạo cấp 1,7 quan, chở từ Bình Định đến Kinh mỗi 100 phương gạo cấp 2,4 quan, chở từ Phú Yên đến Kinh mỗi 100 phương gạo cấp 3,1 quan, chở từ Khánh Hòa đến Kinh mỗi 100 phương gạo cấp 3,8 quan (Một thùng bằng 57 phương 9 thăng)” [14, tr.10]. Thuyền chở gạo công cho triều đình được miễn trừ thuế.

Thuyền buôn nước ngoài đến bán gạo được hưởng ưu đãi thuế. Năm 1804, triều Nguyễn định lệ bù hao cho các thuyền vận tải chở gạo như sau: “Cứ 100 phương gạo chở từ Gia Định về Kinh thành được bù hao 2 phương, từ Bình Thuận về được bù 1 phương 25 bát, từ Bình Hòa về được bù 1 phương 20 bá” [26, tr.614]. “Năm 1823, triều Nguyễn ưu đãi cho các thuyền buôn ở Gia Định khi chở gạo đến Kinh thành bán được miễn thuế thuyền cho cả năm sau đó” [23, tr.309]. Năm 1830, vua

30

Minh Mệnh ban dụ khuyến khích việc vận chuyển gạo từ Gia Định đến bán ở các địa phương: “Tự nay, phàm hạt nào bị gạo đắt, như gặp mùa xuân mùa hạ thuyền Nam tiện gió thì cho thành Gia Định thông sức cho các nhà buôn trong hạt, sắm cho nhiều thuyền chở gạo đến bán” [23, tr.25], định lệ lại thuế khi vận chuyển thóc gạo tới các thành, doanh, trấn và định rõ lại lệ thuyền vận tải, thuyền vận tải của Nam tào, Bắc tào và thuyền đại dịch, thuyền miễn dịch (thuyền của tư nhân tình nguyện hàng năm nộp thuế xuất nhập cảng để khỏi đi vận tải của công), phải vận tải thì cấp thuế cước:

Từ Quảng Nam, Quảng Trị chở về Kinh: Nhận chở gạo công cứ 75 thăng (dưới đây cũng thế) thì cấp giá cước là 2 thăng gạo. Nhận chở thóc công cứ 75 thăng (dưới đây cũng thế) thì cấp giá cước là 2 thăng 5 cáp thóc.

Từ Quảng Ngãi, Quảng Bình chở về Kinh nếu chở gọa công 75 thăng, cấp giá cước là 4 thăng gạo, nếu chở thóc công 75 thăng cấp giá cước là 5 thăng gạo.

Từ Bình Đinh, Nghệ An, Hà Tĩnh chở về Kinh nếu cũng chở như mức số 75 thăng, chở gạo thì cấp cho giá cước là 6 thăng gạo, chở thóc cấp cho 7 thăng 5 cáp thóc. Từ Phú Yên, Thanh Hoa chở về Kinh nếu cũng chở như mức số 75 thăng, chở gạo thì cấp cho 8 thăng gạo, chở thóc cấp cho 10 thăng thóc.

Từ Khánh Hòa và các tỉnh từ Ninh Bình trở ra Bắc chở về Kinh, nếu cũng chở như mức số 75 thăng, chở gạo thì cấp cho 10 thăng gạo, chở thóc cấp cho 12 thăng 5 cáp thóc.

Từ Bình Thuận chở về Kinh nếu cũng chở như mức số 75 thăng chở gạo thì cấp chi 12 thăng gạo, chở thóc cấp cho 15 thăng thóc.

Sáu tỉnh ở Nam Kỳ chở về Kinh nếu cũng chở như mức số 75 thăng, chở gạo cấp cho 14 thăng gạo, chở thóc cấp cho 17 thăng 5 cáp thóc.

Từ tỉnh này chở sang tỉnh khác mà cũng chở như mức số 75 thăng thì cứ quan một tỉnh chở gạo cấp cho 2 thăng gạo; chở thóc cấp cho 2 thăng 5 cáp thóc. Cứ chở qua một tỉnh thì theo mức số thuế mà thêm dần lên.

Về giá cước thì mỗi học thóc ngang một phương gạo chiết can cấp bằng tiền là 1 quan 2 tiền” [19, tr.115].

Thuyền vận tải của tào cho được chở riêng 1 phần, thuyền đại dịch, miễn dịch cho được chở riêng 3 phần nếu tình nguyện nhận chở toàn gạo lương công cả thì theo mực số mà cấp giá cước. Thuyền đại dịch, miễn dịch thì đình cấp tiền gạo ăn dùng

31

cho đà công và thủy thủ. Thuyền đại dịch, miễn dịch chia phái từng ban từng thứ. “Mỗi năm hạn định Nam Kỳ tải về Kinh 30.000 phương gạo trắng, 30.000 hộc thóc; Bắc Kỳ tải về Kinh 450.000 phương gạo lương. Thuyền vận tải miền Nam, miền Bắc và thuyền đại dịch, miễn dịch lĩnh tải gạo thóc lương của công không kể chở đến Kinh hay chở giao các tỉnh, đường sá xa hay gần, cứ mỗi 100 phương gạo cấp thêm 2 phương, 100 hộc thóc để bù hao” [19, tr.116]. Thuyền buôn tư nhân chở hàng cho triều đình được miễn thuế, vận chuyển gạo công được hưởng ưu đãi thuế. Dụ năm 1823 của vua Minh Mệnh quy định: “Các thuyền buôn ở Gia Định có thể vụ đông này và xuân sang năm chở thóc gạo đến Kinh mà bán thì sẽ miễn cho thuế thuyền sang năm” [23, tr.309]. Năm 1825, triều Nguyễn khuyến khích thương nhân nước ngoài, nhất là ở Đại Đồng, Chân Côn nước Xiêm (Thái Lan) và Hạ Châu (Singapo) chở gạo đến bán tại Hà Tiên bằng cách giảm một phần thuế. Ngoài ra, triều Nguyễn còn định chuẩn mức giảm thuế cảng cho thuyền buôn nước ngoài theo thứ bậc. “Thuyền chở gạo từ 8 phần trở lên được miễn hết thuế, 5 phần trở lên thì được miễn 7 phần thuế, còn từ 3 phần trở lên thì được miễn nửa số thuế. Quy định này được áp dụng cho hầu hết các thuyền buôn nước ngoài trong những năm tiếp theo” [15, tr.440]. Năm 1849, triều Nguyễn định giá cước vận chuyển gạo như sau“Chở gạo công từ Quảng Nam, Quảng Trị về Kinh thành thì cứ 75 thăng được cấp giá cước là 2 thăng gạo, từ Quảng Ngãi, Quảng Bình về là 4 thăng gạo, từ Bình Định, Nghệ An và Hà Tĩnh về là 6 thăng gạo” [15, tr.156]. Việc định mức cước theo hướng có lợi cho người vận chuyển đã góp phần điều hòa giá gạo giữa các địa phương trong nước.

Tuy nhiên do triều đình nhà Nguyễn quản lý mọi hoạt động trao đổi buôn bán, nhất là mặt hàng lúa gạo giữa địa phương này với địa phương khác, buôn bán trong và ngoài nước nên các chủ thuyền buôn muốn vận chuyển thóc gạo phải tiến hành đăng kí giấy thông hành. Đối với dân buôn trong nước, muốn chuyên chở gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác, các nhà buôn phải được giấy phép cấp bởi quan địa phương, riêng đối với các thuyền chở gạo về Kinh, có thể được chở gạo tới bán tại những hạt giáp giới (Quảng Nam, Quảng Trị) nếu tại đó giá gạo cao, nhưng phải báo cho địa phương sở tại biết. Nội dung kê khai giấy thông hành, cụ thể như: “Tôi là dân buôn từ đâu đến, họ tên cụ thể, hình dạng thuyền buôn, hoạt động buôn bán

32

ở đâu, trên thuyền có bao nhiêu thành viên, có thuê người cầm lái, cầm sào để tiện chuyên chở không” [29, tr.106].

Đối với các thuyền buôn nước ngoài, các thuyền đại dịch đến Nam Kỳ mua gạo và những thuyền Nam Kỳ mua gạo đem buôn, nếu muốn đi tỉnh nào thì phải bẩm tường địa phương xét thực rồi mới cho đi. Đến địa phương nào cũng phải lập tức xuất trình giấy tờ để xét nghiệm, sau khi bán gạo phải nhận tờ kết để đem về trình. Sở tại chuyển cho địa phương mua trước xét rõ, nếu không có bằng chứng để xét thì theo luật trị tội. Người Thanh đến nước ta chỉ được làm ăn cày ruộng, làm vườn và buôn bán ở đường sông, cấm không được ra biển đi buôn. Việc xuất khẩu ra nước ngoài bị nghiêm cấm từ thời Gia Long và qua các triều vua, nhiều đạo dụ thường được nhắc lại điều cấm này. “Đã nhiều lần xuống dụ nghiêm cấm thuyền buôn không được lén chở gạo cho lái buôn nhà Thanh và nước ngoài, thóc gạo do nhà nước ta sản xuất ra chỉ nên để dân ta dùng, há nên chuyển bán đi xứ khác mình nhận gầy để nuôi béo người” [18, tr.28].

Về vấn đề tích trữ lúa gạo, triều Nguyễn thiết lập một hệ thống kho quân lương từ Bắc chí Nam. Một số kho quân lương quan trọng như Thi Nại, Bắc Thành và Gia Định. Số lượng gạo còn được tích trữ tại một số địa điểm quân sự như: “Đài Trấn Hải ở hạt Thừa Thiên chứa gạo 300 phương, Hải Vân quan chứa gạo 300 phương, Đài Điện Hải thuộc dinh trấn Quảng Nam chứa 500 phương gạo, Pháo đài Định Hải (Quảng Nam) chứa 200 phương gạo” [26, tr.57]. Năm 1837, số lượng thóc lưu trữ ở các kho quân lương như sau: “2 thành Điện Hải, An Hải ở Quảng Nam chứa thóc 400 hộc, gạo đều 100 phương. Pháo đài Định Hải chứa thóc 150 hộc, gạo 500 phương, về gạo cứ 3 tháng thay 1 lần” [26, tr.61]. Trong một số năm tiếp theo, triều đình đã sửa và xây dựng thêm một số kho quân lương như Quảng Tịnh số 2, Bình Thiếu và Thường Bình. Để thuận tiện cho việc quản lý lưu trữ lương thực, triều đình nhà Nguyễn tiến hành giao các kho ở gần nhau cho một phủ quản lý như: “Trấn Hải đài, Hải Vân quan thì giao cho phủ Thừa Thiên quản lý, Điện Hải đài, pháo đài Định Hải thì giao cho quan dinh Quảng Nam cất giữ. Trừ ra 2 đài Trấn Hải, Điện Hải đều có nhà to có thể chứa được, còn pháo đài Định Hải và Hải Vân quan thì Thừa Thiên, Quảng Nam phải làm ngay kho nhỏ để chứa. Hạn cho 6 năm 1 lần, quan phủ Thừa Thiên và quan dinh Quảng Nam đem gạo chứa ở 3 đài ấy đem

33

ra làm việc công, lại lĩnh gạo mới dem chứa vào kho, cho khỏi gạo bị mục hao” [26, tr.57].

Đối với kho chứa thóc, vua Minh Mệnh cho làm tín tích (niêm phong) bằng 2 miếng da đóng vào 2 cánh cửa, đóng dấu vào chỗ giáp nhau, việc này do bộ Hộ quản lý, còn ở cửa kho được đóng ấn chính vào nhằm trừ kẻ gian dòm nghó, nhưng sự thực cách này không đem lại nhiều hiệu quả do kho có nhiều cửa, nhiều tầng, tín tích thì chỉ giao cho một viên quan coi thóc quản lý, trong một năm thường đóng, mở niêm phong một mình, thế nên sau này vua đưa ra lệnh sửa đổi như cửa kho thóc ở các tầng chỗ 2 tấm ván giáp nhau đều cho bộ Hộ đem ấn triện hiện hành in vào tờ giấy hội đồng với viên coi kho niêm phong lại, từ tầng thứ nhất trở xuống, mỗi tầng đều 2 chỗ niêm phong. Các cửa kho, trừ ra cửa nào mà ngày nào cũng chi phát, còn những cửa kho đã trữ đầy mà chưa chi phát đến, cứ 5 ngày hay 10 ngày là ngày đảo lộn thóc gạo, thì vua lệnh viên coi tường cùng với bộ đến nghiệm xét rồi mở cửa, làm xong lại niêm phong như cũ. Nếu gặp gió to, bão lũ mái ngói có bay đi hay xô xuống thì viên coi kho có nhiệm vụ một mặt mở cửa kho thông sức cho biền binh coi giữ ra sức giặm lại mái nhà kho, một mặt tường trình với bộ hội đồng xem xét, làm xong niêm phong lại. Về sau có chi phát cho việc gì thì các cửa ấy vẫn coi kho trình với bộ hội đồng mở niêm phong, rồi đem của kho chi phát.

Số thóc được thu vào kho Kinh phải đạt các yêu cầu sau: “Đối với thóc thu được từ ruộng tịch điền, tổng số thóc thu hoạch được trừ ra liệu để sang năm làm thóc giống và chi làm các lễ trong năm. Nếu còn thừa được bao nhiêu thì lưu trữ ở kho thóc trong tỉnh, tùy việc chi dùng. Lệ thử thóc phải đạt 20 phần nổi 1 phần, mới nhận cho nộp vào kho” [26, tr.81]. Đến năm 1806, lệ thử này có sự thay đổi, “lấy một thăng bằng miệng thóc xuống nước nổi lên mặt nước, bằng 2 miệng thược (1 thược bằng 1/100 thăng (thung) là thóc thu được. Hạt thóc cốt phải khô tốt mới đươc đo thu vào kho. Nếu thử thóc 1 thưng, thóc nổi quá 2 thược trở lên, cùng thóc có nước ướt đều cấm không được nộp vào kho. Đến như những hạt thóc thả vào nước thử, thử xong trả lại cho người nộp thóc thuế” [26, tr.82].

Từ năm 1831, cách thức kiểm tra thóc từ dân nộp có sự thay đổi, quy định chặt chẽ hơn: “Từ sau xã dân nộp thóc thuế, phải phơi khô, sảy sạch, cốt được khô tốt nếu thử thóc đến 4 thược trong một thưng, cũng cho thu nhận. Nếu điền hộ cùng lại tư, người làm ở kho, con buôn, lý trưởng giám dùng thóc nổi bỏ ra đem phơi qua đi

34

hoặc để thóc vào chỗ ẩm thấp cho thóc trương nở ra đem cân lẫn vào để cầu lợi, những thói bậy ấy, khi phát giác ra ắt sẽ trừng trị nặng. Phủ Thừa Thiên cùng các trấn, thành từ sau phàm các dân xã mang thóc đi nộp phải phơi, quạt sạch cho thóc được thực khô, tốt nếu khi thử thóc mỗi đấu có nổi lên 4 thược cũng cho thu. Nếu điền hộ cùng lại dịch nhà kho, lái buôn, lý trưởng dám cố phạm thóc tệ nói trên một khi xét được thực trạng tất gia trị tội, bọn thu tô cùng quan thượng ty cùng giao bộ nghiệm xét cả, không tha” [29, tr.132]

Nhằm đảm bảo số thóc gạo lưu trữ trong các kho không bị hư hao, tổn thất, triều đình nhà Nguyễn đã đưa ra lệnh hàng năm thanh tra định kì để xét thấy những việc thu chi có chỗ nào còn thừa, chỗ nào thiếu, việc này do bộ Hộ thi hành. “Đối với các kho ở trấn thành, doanh thì cứ 6 năm đong lại 1 lần cho biết đủ thiếu. Từ Quảng Ngãi trở ra Bắc đến Thanh Bình cứ các năm Sửu, Mùi đong lại, Bình Định trở vào Nam đến các trấn Gia Định cứ các năm Dần, Thân đong lại, các trấn ở Bắc thành cứ năm Mão, Dậu đong lại” [26, tr.87]. Để việc thanh tra kho thóc được chính xác, minh bạch theo lệnh triều đình thì bộ Hộ phải chọn người ở Bộ, ty thuộc để đi làm việc, số lượng người tham gia để thanh tra định kì là 27 phái viên, bao gồm các công đoạn như mở khóa thanh tra kho lương, kiểm tra chất lượng, số lượng, đóng kho lương. Những phái viên thanh tra là những người được chọn trong đám cai đội thư lại đã thạo việc, lấy người liêm khiết, chăm chỉ, làm được việc, lập danh sách, đủ cả lời xét do bộ đề ra cho sung bổ vào các chức giữ kho, cai đội, đội trưởng, đề lĩnh, thư lại đến kỳ thanh tra, thay làm chủ thủ (quản lý kho). Việc cân đong thóc gạo ở thành thì ủy cho đại viên Hộ tào (viên quan chức có trách nhiệm nặng nề về việc giữ hộ tịch) kho ở trấn thì một viên quan trấn hội đồng với một quan viên thanh tra thân đến kho thóc có mặt ngồi xem đong đếm và không được giao cho người dưới làm thay. Số mục mỗi ngày đong được bao nhiêu lập tức biên

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 28 - 35)