Kiểm soát việc sử dụng lúa gạo công trong nước

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 35 - 45)

Chương 2 : TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LÚA GẠO GIAI ĐOẠN 1802-1883

2.1 Chính sách quản lý lúa gạo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1883

2.1.4. Kiểm soát việc sử dụng lúa gạo công trong nước

Đối với vấn đề chẩn cấp gạo cho dân nghèo, dân bị thiên tai, triều Nguyễn thường chẩn cấp gạo cho dân nghèo vào những năm đói kém, mất mùa và giá gạo tăng cao. “Năm 1803, triều đình đã phát hơn 5.000 phương gạo trong kho dự trữ để chẩn cấp cho dân vùng Quảng Nam, châu Bố Chính ngoại được phát hơn 1.500 phương gạo, và Nghệ An được phát 35.000 phương gạo” [22, tr.569]. “Năm 1819, triều đình phát 5.000 phương gạo cho dân Bắc Thành” [22, tr.783]. “Năm 1843, ở châu Hướng Hóa thuộc trấn Quảng Trị bị bão lut phá hoại cấp phát cho trấn này 300 phương gạo trắng để giúp dân” [26, tr.390]. “Năm 1849, ở 3 huyện Bố Trạch, Bình Chánh, Minh Chánh thuộc hạt Quảng Bình ruộng đát khô hạn, lúa chiêm không thu hoạch được, thuyền buồm không đến, giá gạo tăng cao nên vua Tự Đức có Dụ cho quan tỉnh ấy xem dân có ai bị đói, thiếu thốn thời hạng nghèo quá thì chuẩn cho mỗi người 5, 6 bát gạo, người nghèo vừa 3,4 bát” [26, tr.390]. Ở phủ Thừa Thiên vào năm 1850, thời tiết khô hạn, dân nghèo nay càng túng hơn, nên cho quan phủ Thừa Thiên chi ra 1 nghìn phương gạo kho hạng khô để chẩn cấp cho dân nghèo. “Những người nghèo khổ không nơi nương tựa ở trong hạt, tình cảnh khó khăn đều cho lĩnh chẩn, phát tận tay mỗi người 2, 3 bát gạo và một ít tiền”[26, tr.392]. “Ngoài thành tỉnh Hà Nội thất hỏa, cháy lan hơn 1.400 nhà có người bị thương chết, vua sai lấy tiền thóc phát chẩn” [18, tr.85]. Tỉnh Cao Bằng bị nước lụt, 2 phố Mục Mã, Lương Mã ở ngoài thành cùng nhà dân quan tỉnh trôi mất hơn 100 nóc nhà, có người bị chết đuối. Vua cũng giáng dụ cho quan tỉnh xuất tiền, gạo phát chẩn cho dân. “Năm 1844, do giá gạo ở tỉnh Gia Định đắt đỏ nên triều đình phát cho mỗi người nghèo

36

túng 1 quan tiền, 10 bát gạo” [22, tr.137]; Ở tỉnh Bình Định và Bình Thuận vào năm 1844, giá gạo cao nên có lệnh “cấp cho người rất nghèo 5 bát gạo và 3 tiền, nghèo vừa 3 bát gạo và 2 tiền, trẻ con 1 bát gạo” [22, tr.122].

Ngoài hình thức chẩn cấp dưới dạng cho không, một số chính sách chẩn cấp khác của triều đình là giảm thuế, miễn thuế, hoặc cho dân chúng vay gạo. Trong những năm mất mùa đói kém, triều đình thường miễn thuế hoặc cho nông dân nợ sang năm sau. “Năm 1803, vua Gia Long quyết định giảm 40% thuế điền cho Quảng Ngãi, hoãn thu 50% cho Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Trị và Quảng Bình, còn thuế vụ chiêm ở các trấn Bắc Thành thì nộp thay một nửa bằng tiền” [22, tr.560]. “Năm 1823, triều đình hoãn thu thuế cho các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi và Bình Định do gặp thiên tai và giá gạo tăng vọt” [23, tr.309]. “Mùa xuân năm 1827, vua Minh Mệnh gia ơn 13 điều, trong đó có điều giảm 50% tiền thuế điền thổ cho dân chúng trong năm” [23, tr.567]. Biện pháp giảm thuế, miễn thuế của triều đình tuy chỉ diễn ra vào những năm đói kém, nhưng nó đã góp phần giảm bớt gánh nặng tô thuế cho dân chúng và phần nào giúp triều đình ổn định đời sống nhân dân. Ngoài ra triều đình còn thuê dân nghèo vào làm tại các công trình của triều đình. “Năm 1819, triều đình đã cấp tiền và gạo cho hơn 10.000 dân Phiên An để họ đào kênh Thông ở Phiên An đến sông Mã Trường” [23, tr.982].

Đối với vấn đề sử dụng gạo công để cho vay đối với những trấn, thành gặp khó khăn, kể từ đời Minh Mệnh triều đình yêu cầu quan lại các tỉnh cơ cận xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau để công việc đồng áng không bị đình trệ và ảnh hưởng của nạn mất mùa khỏi kéo dài từ năm này sang năm khác. Năm 1827, trấn Bình Định giá gạo đắt đỏ, đời sống nhân dân khó khăn, bọn tiểu dân túng thiếu sao đủ ăn. Nên vua Minh Mệnh có lệnh “phái Lang trung bộ Hộ Lê Văn Lễ, chủ sự bộ Lại Nguyễn Chí Lý đến trấn ấy hội đồng với quan trấn xuất ra 2 vạn hộc thóc công để cho vay. Ở Sơn Nam dân số hơn 30.060 người nên cho vay 30.100 hộc thóc, Nam Định dân số hơn 35.800 người nên cho vay 35.900 hộc thóc, Hải Dương dân số hơn 21.700 người nên cho vay 21.800 hộc thóc, Bắc Ninh dân số hơn 36.500 người nên cho vay 36.600 hộc thóc, Sơn Tây dân số hơn 29.200 người nên cho vay 29.300 hộc thóc” [26, tr.376]. Năm 1844, phủ Thừa Thiên bị lụt, những nhà dân gian hoặc có bị trôi sập, vụ mùa năm nay mười phần được phong thu không

37

ngờ bị trận bão lụt đó, dân gian như có tích trữ được ít nhiều cũng không khỏi thấm ướt nên có lệnh “cho phép lấy ra 2 vạn 3 nghìn phương gạo kho cho vay” [26, tr.380]. “Hưng Yên, Hải Dương do chất lượng gạo kém nên triều đình sai mở kho lương cho vay mỗi người 1 hộc, đến mùa đông thì thu lại, những tô còn thiếu từ vụ đông và năm trước đều cho hoãn” [18, tr.57]. Khi các tỉnh Bắc Kỳ gặp tai biến, nhất là tỉnh Bắc Ninh, vua đã chuẩn cho hội đồng thanh tra với quan tỉnh và có lệnh

“Lấy ra 30.000 hộc thóc kho, tùy bán rẻ hoặc cho vay. Nếu thấy dân còn có thóc gạo đủ dùng, không đến khó kiếm ăn thì cũng phải cứ thực tâu ngay rồi về Kinh” [16, tr.482]. Ở tỉnh Quảng Ngãi, lúa chiêm mất mùa và nay lúa mùa lại bị tổn hại, giá gạo hiện nay lại tăng cao (mỗi phương giá 3 quan 3 tiền, hơn tháng trước 6 tiền), quan tổng trấn xin vua trích ra 4.000 hộc thóc kho lương bán cho dân chúng vay đến vụ chiêm sang năm thu nộp và cũng được vua đồng ý.

Chính sách cho vay này còn được áp dụng với người Thổ (người Miên) không phân biệt dân tộc, vùng miền. Ở tỉnh Vĩnh Long, có xã thôn xen giữa người Kinh và người Thổ cùng sinh sống, trước nhân thổ phỉ gây cướp bóc, nay mới hồi cư, không có gì độ nhật để cày cấy, triều đình nhà Nguyễn vào năm 1842 đã có lệnh “Lấy thóc kho cho dân kinh vay mỗi người 1 hộc thóc, mỗi vụ một mẫu ruộng phát cho vay 5 thăng thóc giống gieo trồng. Còn như dân Thổ chuyến này đã biết hối lỗi, đã tha tội cho rồi vậy nên cho xuất ra 1 nghìn hộc thóc kho để cho vay, cũng cấp cho vay mỗi mẫu 5 thăng thóc giống để làm vốn sinh sống” [16, tr.484]..

Đối với vấn đề cứu giúp lương thực cho thuyền trong và ngoài nước gặp nạn, năm 1803, vua Gia Long có chỉ rằng “Những thuyền buôn nào bị bão vỡ, của cải mất hết đó, nhà buôn bị tai nạn thì quan địa phương nên căn cứ nhân khẩu trong thuyền là bao nhiêu mà cấp phát cho mỗi người một tháng lương thực của công để những người đó độ nhật, chờ khi gió thuận mưa hòa có thể đi hoặc ở lại tùy chủ thuyền. Đối với các thành, doanh, trấn, các sở cửa biển của mình, triều đình yêu cầu mỗi sở cho dự trữ 100 phương gạo, tiền để phòng lúc những thuyền gặp bão không kể thuyền công hay thuyền tư mà cứu giúp. Những thuyền bị nạn gió bão khi đi làm việc công thì cai đội, đội trưởng còn sống mỗi người được 1 phương gạo, chánh đội trưởng, quân lính còn sống được một người một phương gạo, dân chúng còn sống mỗi người 15 bát gạo” [26, tr.410]. Trường hợp bị nạn bão trong lúc đi làm việc tư, “cai đội, phó đội trở lên còm sống mỗi người được một ít tiền và 15 bát gạo, chánh

38

đội trở xuống đến quân sai mỗi người 3 tiền 10 bát gạo. Năm 1826, có 4 người trấn Bình Thuận đáp thuyền đi Gia Định buôn bán bị đắm thuyền, trừ 3 người còn sống cấp cho 3 tiền 10 bát gạo, còn người chết mất thây cấp cho 3 quan” [26, tr.410]. Việc sử dụng gạo công để cứu thuyền bị nạn không chỉ người trong nước mà triều đình còn cứu giúp những thuyền buồn nước khác gặp nạn như nước Thanh, Xiêm. Năm 1803, thương nhân nước Xiêm bị nạn đến xin triều đình bán gạo, vua Gia Long đồng ý với điều kiện số gạo bán ra phải chiếu theo nhân khẩu vừa đủ không được thừa. “Năm 1804, nước Lữ Tống gặp nạn đói nên xin triều Nguyễn cho mua gạo tại thành Gia Định, vua Gia Long đồng ý bán cho 50 vạn cân gạo” [32, tr.579]. Một lần nước Chân Lạp láng giềng xin mua gạo ở Gia Định nhưng không được triều Nguyễn chấp nhận. Đối với nước Xiêm và Chà Và, triều Nguyễn tỏ ra hào phóng trong việc cho vay và chẩn cấp gạo. Mục đích của triều Nguyễn là để giữ đúng lễ, nghĩa và hòa thuận với các nước phương xa. “Năm 1810, thuyền buôn của một thương nhân người Xiêm tên là Ngô Ngành do bị bão đánh nên trôi dạt vào cửa biển Quảng Nam, vua Nguyễn đã cho vay hơn 1.000 phương gạo và cấp tiền cho về nước” [16, tr.285]. Một dịp khác có thương nhân là Hoàng Bảo Hưng và Ma Liệt đi thuyền sang nước Trung Hoa thì gặp bão lớn, trôi dạt vào biển Bình Định, “vua Nguyễn đã cấp 7.000 quan tiền và hơn 1.000 phương gạo cho họ về nước” [16, tr.286]. Thuyền buôn nước Thanh nhân bạt gió đến Vĩnh Lâm tỉnh Phú Yên, “Triều đình ngoài cấp tiền, gà, lợn thì cấp cho những thủy thủ trên thuyền mỗi người 1 tháng 1 phương gạo trắng, khách trên thuyền một người 1 tháng 1 phương gạo để cứu giúp trong giai đoạn khó khăn” [16, tr.286]. Năm 1835 khi nước Chân Lạp bị đói kém đến đỗi có người phải ăn các thứ tấm cám, xót thương cảnh khó khăn đó vua Minh Mệnh có lệnh “xuất ra từ các kho hai tỉnh Định Tường và Vĩnh Long chở lên Cao Miên một vạn vuông gạo để phát cho dân khỏi xiêu tán” [16, tr.286]. Thư viện chuyển giáo Đài Loan nước Thanh là lâm sinh Thái Đình Hương cùng 3 tên thân sinh đáp thuyền buôn nước ấy bị nạn gặp bão giạt đến Thái Cần, “vua cho cấp 52 quan tiền và 22 phương gạo” [16, tr.286]. Năm 1843, khi tàu tuần binh tuần dương nước Thanh giạt đến Thanh Hóa, gặp gió nước chưa thể trở về được, “vua có lệnh cho phép tỉnh ấy chi ra 50 phương gạo để cứu giúp” [16, tr.286]. Cũng trong năm này tàu tuần dương của Lý Mậu Gia giạt sang tỉnh Thanh Hóa cấp cho 50 phương gạo dùng làm quân lương cho cả thuyền. Dưới đời vua Tự Đức vào năm

39

1850 khi thuyền đi công sai nhà Thanh đứng đầu là Ngô Hội Lân bị nạn giạt đến hải phận cửa biển Thuận An, vua có lệnh: “cấp cho mỗi tháng 10 phương gạo đến bao giờ viên sĩ quan mắc nạn về nước thì thôi” [26, tr.413]. Khi thuyền buôn người nước Thanh bị cướp ở cửa biển Cù Huân thuộc tỉnh Khánh Hòa. Người ở thuyền có 222 người, bị thương 50 người, vì vậy vua Tự Đức có lệnh “Quan tổng trấn sai thầy thuốc đem thuốc đến chữa và cấp cho 100 phương gạo, còn quan sở tại nơi xảy ra vụ cướp và các viên giữ đồn đi tuần tiễu đều bị giáng phạt có thứ bậc khác nhau” [15, tr.520].

Đối với vấn đề chi phát gạo công cho kẻ tù tội, dùng để ăn uống sinh hoạt, việc này thể hiện sự nhân đạo của triều đình với những người này. “Vào năm 1818, vua Gia Long đặt lệ cho những tù tội đồ, mỗi tên mỗi tháng phát 11 thăng gạo, tù tội lâu mỗi tên phát 10 thăng gạo” [15, tr.601]. Những tên tù chưa cấp phối đi đồ, đi lưu cùng chưa cấp đi làm nô, hãy còn ở trong ngục và còn tên đang giam chờ, những bị cáo còn giam xét hay chưa được xử án mà không có người cấp dưỡng, không kể nam hay nữ thì vua Minh Mệnh có lệnh “từ 18 tuổi trở lên mỗi tháng cấp cho 9 thăng gạo, 17 tuổi trở xuống đến 11 tuôi cấp cho 7 thăng gạo, 10 tuổi trở xuống cấp cho 5 thăng gạo” [15, tr.604]. Đến năm 1823, đối với những tù phạm sung quân “Chiếu từ ngày đến sở làm việc mỗi tên mỗi tháng phát cho 1 phương gạo” [15, tr.605]. Đến thời vua Tự Đức vào năm 1850 vua có lệnh “Các hạng tù quân, lưu, đồ, làm nô, hoặc đã phát phối hoặc đã lưu giam mà không có ai cấp dưỡng, bất cứ nam hay nữ từ 18 tuổi trở lên cấp cho mỗi tên mỗi tháng 12 phương gạo, 17 tuổi trở xuống mỗi tên mỗi tháng 7 thăng gạo” [15, tr.605].

Đối với việc chi cấp gạo công cho công tác đê điều, thành lũy, công tác đê điều dưới triều Nguyễn rất được các vua quan tâm. Dưới thời vua Minh Mệnh số gạo công chi ra cho công tác đê điều như sau: “Minh Mệnh năm thứ 14 gạo chi ra hơn 644 phương, năm thứ 15 gạo chi ra hơn 106 phương, năm thứ 18 gạo chi ra hơn 22750 phương, năm thứ 19 gạo chi ra hơn 52490 phương, năm thứ 20 gạo chi ra hơn 6386 phương, năm thứ 21 gạo chi ra hơn 2758 phương” [23, tr.343]. Sang thời vua Thiệu Trị vào năm thứ nhất “Tỉnh Bắc Kỳ trong năm tổng số gạo công chi ra hơn 38315 phương, năm thứ 3 là 12875 phương, năm thứ 7 là 10590 phương” [23, tr.343]. Tự Đức năm thứ nhất, công tác chi việc đê điều đối với cho các tỉnh Bắc Kỳ

40

như sau: “trong một năm hơn 8053 phương gạo, năm thứ 3 chi hơn 6230 phương” [23, tr.344].

Năm 1827, triều đình thuê dân xây đắp thành các phủ huyện Tĩnh Gia, Diễn Châu và Thạch Hà bằng cách lấy công thay chẩn, triều đình cấp cho “mỗi người dân 3 quan tiền và 2 phương gạo cho một tháng ngày công” [23, tr.344]. Năm 1833, triều đình thuê dân chúng ở Bắc Thành làm việc cho triều đình theo giá thỏa thuận “Mỗi người được trả 1 uyển gạo và 20 đồng tiền cho một ngày công” [23, tr.345]. Hình thức làm công thay phát chẩn này tuy tiền công không cao và việc làm có tính chất tạm thời, nhưng nó đã góp phần giải quyết cái đói trước mắt của một bộ phận dân chúng.

Đối với việc sử dụng gạo công để tiến dâng, để thể hiện mối quan hệ bang giao tốt đẹp với các nước láng giềng, đặc biệt là nhà Thanh (Trung Quốc), hàng năm các vua triều Nguyễn đều cử người đi sứ ở nhà Thanh, dâng các lễ vật để tỏ lòng thành. Ngoài những lễ vật quý như đồi mồi, ngọc trai, quả vải…thì gạo trắng là một sản vật quan trọng để nhà vua chọn làm vật dâng. “Vào năm 1812, vua Gia Long đã ra chuẩn định mỗi tháng phát ra 30 thăng gạo Tàu ở kho Kinh cho người giã trắng sạch, trừ gạo hao 9 thăng, còn 30 thăng trong đó lấy 14 thăng sạch tốt trắng, lại 33 thăng thóc nếp cho xay thành gạo được 16 thăng 5 hợp, giã sạch trắng rồi trừ hao 2 thăng 5 hợp còn 14 thăng; lại thóc thắng cứ 24 phương cho xay thành 12 phương gạo, giã sạch trắng trừ hao 2 phương còn 10 phương để dâng tặng” [28, tr.334]. Số gạo Tàu được đem giã trắng này còn được dùng để tiến dâng cho mẹ vua nhằm thể hiện sự hiếu thảo với người đã có công sinh ra mình. Dưới thời vua Minh Mệnh đã có lệnh: “Lấy 6 phương gạo Tàu xay thành 39 thăng gạo xay” [28, tr.335]. Tuân theo cách làm trước “mỗi phương gạo xay giã sạch trắng, trừ hao 3 thăng cám bụi cộng với gạo hao là 9 thăng còn 30 thăng, lựa lấy 20 thăng thật trắng tốt để kính dâng lên cung Gia Thọ” [28, tr.335] nhằm tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành và vua muốn làm gương cho con dân thiên hạ về lòng hiếu nghĩa.

Đối với việc sử dụng gạo công cho việc chăn nuôi, dưới triều Nguyễn thóc gạo công trong các kho khi chưa sử dụng kịp bị hư hỏng, kém chất lượng sẽ được triều đình cho dùng để làm thức ăn nuôi ngựa, góp phần tiết kiệm được ngân sách. Vua Minh Mệnh năm thứ 8 có lệnh “cho bộ Hộ thử trích ra 200 hộc thóc vào hơi biến chất ở kho Kinh cho xay thành gạo trừ bột phấn bay hao ra hiện thành được 18 phương 6

41

thăng gạo giống, hơn 85 phương 5 thăng 5 hợp gạo nát cộng hơn 112 phương 11 thăng để chăn nuôi ngựa” [29, tr.140]. Năm thứ 16, vua Minh Mệnh lại có Dụ cho

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)