Bài học kinh nghiệm đối với vấn đề quản lý lương thực của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 53 - 61)

Chương 2 : TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LÚA GẠO GIAI ĐOẠN 1802-1883

2.3 Bài học kinh nghiệm đối với vấn đề quản lý lương thực của nước ta hiện nay

nay

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền tảng kinh tế chủ yếu của đất nước. Trên thực tế, sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế hàng đầu. Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp miền núi, đồng bằng đến cao nguyên, hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây lúa. Những vựa lúa lớn của nước Việt Nam cả về diện tích, sản lượng và chất lượng có thể kể đến như đồng bằng sông Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long,...

Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà nông nghiệp lúa nước còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước

54

đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hoá có giá trị. Trong thời kỳ phong kiến, các vị vua triều Nguyễn đã nhận ra vai trò to lớn của lúa gạo đối với kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt là trong những chính sách quản lý thị trường lúa gạo, mục đích để phục vụ cho đời sống nhân dân ổn định và tăng thêm uy quyền cho triều đình.

Với vị trí và tầm quan trọng như thế, vấn đề phát triển ngành lúa gạo như thế nào để tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xã hội đối với nước ta ngày nay là vấn đề cấp bách. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta phải quán triệt, thấu suốt quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong tình hình đất nước đang tiến hành hội nhập quốc tế, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đồng thời cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý, các chính sách và đề án cho sự phát triển ngành lúa gạo nói riêng và nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung. Nhưng để làm được như vậy, chúng ta cần nhìn lại quá khứ để rút ra những bài học cho công tác quản lý lương thực, lúa gạo hiện nay:

Thứ nhất, nhà nước cần phải thay đổi tư duy quản lý ngành hàng lương thực, lúa gạo. Trên thực tế, cách thức quản lý của Nhà nước đối với ngành lúa gạo hiện nay thiên về quản thúc hơn là quản trị. Nghĩa là, thay vì đóng vai trò điều tiết, tạo môi trường tương tác cho các chủ thể trong nền kinh tế và đảm bảo các chủ thể hoạt động cùng một định hướng kết quả tốt nhất, hay mục tiêu chung của ngành nông nghiệp; thì hiện nay, mô hình quản lý lại kìm kẹp, bám sát, phân tách quyền lợi giữa các bên và chưa đề cao sự công bằng của các chủ thể nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, chức năng và vai trò của Nhà nước cần có sự chuyển đổi từ kiểm soát, giám sát, quản lý sang kiến tạo đúng với chủ trương mà Chính phủ đã đề ra là “phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển”. Cụ thể, nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường mà nên để thị trường tự vận hành. Nghĩa là nhà nước để các doanh nghiệp vận hành bình đẳng và tự do theo quy luật cung- cầu. Bởi lẽ, ý thức sản xuất theo nhu cầu và tư thế đối đầu cạnh tranh sẽ làm động lực chính để các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, định giá thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nào có chiến lược đúng ắt sẽ tồn tại và ngược lại sẽ bị xã hội đào thải.

55

Thứ hai, cần kết hợp chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo trong tương lại gắn liền với hợp tác quốc tế. Một trong những cách thay đổi quan trọng đó là cách thức quản lý thị trường, quy hoạch tổng thể ngành lúa gạo, bao gồm hai mục tiêu: Sản xuất hàng hóa quy mô lớn và sản xuất quy mô nhỏ để tự tiêu thụ hoặc để bán trong cộng đồng địa phương. Ở đây, Nhà nước chỉ đứng quan sát tổng thể chuỗi cung ứng, từ đó sử dụng các công cụ, lợi thế người cầm lái đưa ra những quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn; quy định giá sàn mua, xuất khẩu; tạo động lực môi trường cho doanh nghiệp, nông dân phấn đấu, nỗ lực sản xuất và phối hợp để mang về lợi ích chung. Trong điều kiện cấp bách nhà nước có thể quy định tạm trữ, trợ giá… ngắn hạn để cứu dân. Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa nhiều điểm: Năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan. Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan. Để phát huy những lợi thế này, Việt Nam cần phải đầu tư vào ba lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất, tăng sản lượng đối với các nông hộ nhỏ bằng cách đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ để có đủ hàng hoá. Thứ hai là hiện đại hoá thị trường gạo Việt Nam bằng cách khuyến khích thâm nhập vào thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt thông qua sự đa dạng về chủng loại và chất lượng xay xát và tồn trữ cao (hệ thống siêu thị đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá này).

Thứ ba, cần có những chính sách tốt hơn cho ngành sản xuất gạo trong nước.

Những chính sách này cần phải cân bằng những lợi ích chính trị ngắn hạn của chính phủ và quyền lợi của nông dân và những người kinh doanh gạo để duy trì khả năng cung cấp cạnh tranh vào thị trường gạo thế giới. Phải là nhà xuất khẩu gạo chất lượng cao và đáng tin cậy mới là yếu tố quan trọng trong tương lai của ngành gạo Việt Nam.

Với chính sách này, một phần sẽ góp nâng cao vị thế của Việt Nam, mặt khác sẽ góp phần gắn chặt nhà nhập khẩu với vùng sản xuất, rút ngắn khâu trung gian nâng cao giá bán cho người sản xuất. Cùng với đó, những vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa phải được quy hoạch để sản xuất lớn, được đầu tư cẩn thận, lúa chất lượng cao, phù hợp thị hiếu khách hàng.

Phải có ứng phó linh hoạt với cung-cầu lương thực trên thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia luôn phải đặt trong

56

quan hệ với thị trường lương thực thế giới. Trong dài hạn nhu cầu về lương thực sẽ tăng nhưng tăng chậm dần. Nguồn cung lương thực trên thị trường sẽ chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố nên có nhiều biến động, ảnh hưởng tới giá cả lương thực. Vì vậy nước ta cần chuyển bị kĩ lưỡng để ứng phó khi thị trường lương thực thế giới biến động. Sự ứng phó chính xác trước những biến động của thị trường lương thực thế giới vừa đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, vừa đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh lương thực.

Thứ tư, cần liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân trong việc quản lý, điều tiết, dự trữ, xuất khẩu lúa gạo. Bên cạnh tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên tập trung cho vùng chuyên canh chính thay vì toàn quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống chế biến và kinh doanh. Các vùng khác nên được chủ động đa dạng hóa sản xuất theo tín hiệu thị trường. Từ đó, giá tại vùng chuyên canh là giá tham chiếu, phục vụ điều hành kinh doanh gạo trên cả nước.

Trong chính sách điều hành, Nhà nước phải thành lập Ban điều hành lúa gạo với sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân. Ban này chịu trách nhiệm dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quy hoạch vùng trồng lúa. Để có được sự phát triển bền vững ngành lúa gạo ở Việt Nam, ai cũng phải được hưởng lợi một cách công bằng, cần có chính sách cấp vùng và chính sách cấp toàn quốc cho ngành lúa gạo. Đặc biệt, phải xác định rõ vị thế của nông dân trong chuỗi giá trị. Nếu vị thế yếu, nông dân khó có lợi trong chuỗi này.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân nhưng lợi ích cuối cùng vẫn chưa đến tay nông dân. Tình trạng nông dân bỏ ruộng là phản ứng rõ nhất về chính sách đối với nông dân, với ngành lúa gạo chưa phù hợp, chưa đem lại lợi ích cho người nông dân như tiềm năng đang có. Vì thế những chính sách của Nhà nước phải bắt đầu tư việc tiếp cận ngành lúa gạo ở góc độ thị trường. Nhà xuất khẩu lúa gạo cần liên kết với nông dân và phải tham gia vào quá trình sản xuất.

Cùng các giải pháp nêu trên, ngoài ra cần nâng cao khả năng cạnh tranh của cây lúa thông qua việc nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh bằng đầu tư nghiên cứu, hỗ trợ khuyến nông, giống mới đặc biệt những giống chất lượng cao (gạo thơm), giống chống chịu biến đổi khí hậu. Dần dần từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lớn xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam.

58

KẾT LUẬN

Việc quản lý lúa gạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Lúa gạo được xem là ngành hàng có nhiều lợi thế so sánh của Việt Nam, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh mẽ ngành lương thực này để đáp ứng nhu cầu nội địa, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển ổn định đất nước.

Nghiên cứu và đánh giá về chính sách quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và để lại cho thực tiễn nước ta hiện nay nhiều bài học quý. Nếu như việc quản lý và sử dụng lúa gạo của nước ta hiện nay được tổ chức tốt thì sẽ giải quyết được việc làm của người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nâng suất, làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất nước…Ngoài ra, việc nghiên cứu còn giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động mua bán lúa gạo giữa nước ta và các nước khác, sử dụng gạo công như thế nào, xử phạt hành vi vi phạm các chính sách lúa gạo của triều đình dưới thời Nguyễn, từ đó mà áp dụng và thay đổi cho phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Ngành gạo nước ta hiện nay đã có những bước tiến quan trọng và đã khai thác tốt các yếu tố điều kiện tự nhiên, yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài để ngày càng khẳng định chất lượng của sản phẩm lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiện nay, việc quản lý, sử dụng và việc đưa ra một số chính sách cho sự phát triển lúa gạo nước ta vẫn còn gặp không ít khó khăn rào cản về chất lượng, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, vẫn chưa có nhiều bước tiến trên một số thị trường lớn…Từ những thực trạng trên, nghiên cứu cung cấp một cơ sở lịch sử vững chắc cho việc đưa ra các giải pháp về việc thay đổi các chính sách, việc làm, về cách quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt hơn, hỗ trợ nâng cao việc quản lý và sử dụng lúa gạo cho phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều

Nguyễn, NXB Văn Học.

2. Nguyễn Thế Anh (1967), “Vấn đề lúa gạo ở Việt Nam trong tiền bán thế kỷ XIX”, Tạp san Sử Địa, số 6 - tháng 4, 5, 6 – 1967.

3. Võ Kim Cương (2013), Lịch sử Việt Nam tập 6 từ năm 1858-1896, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Trần Hữu Duy (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, NXB Giáo Dục.

5. Nguyễn Khắc Đam (1962), “Vai trò của nhà nước về khai hoang trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 39/1962.

6. Trần Bá Đệ (2007), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Qúy Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa- Thông tin.

8. Lâm Quang Huyền (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội.

9. Lê Văn Hưu (1967), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 10. Phan Ngọc Liên (2011), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, NXB Đại

học Sư phạm, Trung tâm Văn hóa Tràng An.

11. Trần Viết Nghĩa (2013), “Chính sách quản lí và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời kỳ 1802 – 1858”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013).

12. Vũ Huy Phúc (1978), “Mấy ý kiến về chính sách nông nghiệp của nhà nước trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3/1978.

13. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam đầu thế kỉ XIX, NXB Khoa học Xã hội.

14. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo Dục.

15. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo Dục.

60

16. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo Dục.

17. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 4, NXB Giáo Dục.

18. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại nam thực lục, tập 5, NXB Giáo Dục.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 7, NXB Giáo Dục.

20. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 10, NXB Giáo Dục.

21. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 23, NXB Giáo Dục.

22. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 24, NXB Giáo Dục.

23. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 25, NXB Giáo Dục.

24. Quốc sử quán triều Nguyễn- Viện sử học (2006), Đại Nam thực lục, tập 27, NXB Giáo Dục.

25. Trương Hữu Quýnh (2009), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỉ XI-XVIII, tập 1 thế kỉ XI –XV, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ, tập 5, NXB Thuận Hóa.

27. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ, tập 8, NXB Thuận Hóa.

28. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ, tập 11, NXB Thuận Hóa.

29. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ, tập 15, NXB Thuận Hóa.

30. Vũ Dương Ninh (2006), Một số chuyên đề lịch sử Thế giới, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

61

32. Yoshiharu Tsuboi (2011), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, NXB Tri thức.

Một phần của tài liệu 24215 16122020235229824LUNVNFILEPDF (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)