Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các phân khúc thị trường không đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.
Phân khúc theo địa lý là phương pháp chia thị trường thành các khu vực địa lý khác nhau như vùng, quốc gia, tỉnh, huyện, xã, thành phố,… Mỗi khu vực thị trường sẽ khác nhau về khí hậu, kinh tế, văn hóa… dẫn đến nhu cầu của khách hàng cũng khác. Sự khác biệt đó sẽ dẫn đến sự khác nhau giữa hình thái cung cầu.
Phân khúc theo dân số là loại phổ biến nhất để phân loại các nhóm khách hàng do những 37
mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn bó chặt chẽ với các biến dân số và biến dân số dễ đo lường hơn các biến khác rất nhiều. Trong phân khúc theo dân số còn có các loại phân khúc sau:
• Phân khúc theo độtuổi: các độ tuổi khác nhau sẽ tồn tại các nhu cầu khác nhau do mang tâm lý tiêu dùng khác nhau.
• Phân khúc theo giới tính: Sự khác biệt về giới tính làm cho các nhu cầu về các mặt hàng như quần áo, đồng hồ, mắt kính, nước hoa, xe hơi,..
• Quy mô gia đình: ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm và tiêu dùng.
Phân khúc theo tâm lý học tiêu dùng: phân khúc này tồn tại nhiều phân khúc khác nhau bên trong như tầng lớp xã hội, lối sống hay cá tính:
• Tầng lớp xã hội: xã hội tồn tại nhiều tầng lớp và tùy vào mức sống mà mỗi tầng lớp có tâm lý tiêu dùng khác nhau.
• Lối sống: thể hiện sự quan tâm, sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ sẽ lựa chọn sản phẩm nào thỏa mãn phù hợp với lối sống của mình.
• Cá tính: đề cập đến tính cách của người tiêu dùng. Đây là một tiêu thức rất đáng được chú ý trong các phân khúc thị trường đối với các sản phẩm mang tính thẩm mỹ.
Phân khúc theo hành vi:
• Dịp mua: đó là các khoảng thời gian mà người tiêu dùng hay mua hàng để đáp ứng các nhu cầu mang tính thời vụ.
• Lợi ích mua hàng: khi người tiêu dùng mua hàng họ sẽ xem xét các sản phẩm sẽ đem lại cho họ những lợi ích như lợi ích về kinh tế, y tế, thẩm mỹ,.. Có thể thấy qua các sản phẩm được bày bán với mức giá rẻ hay đã khuyến mãi,..
• Mức sửdụng: căn cứ vào các mức mua sử dụng để phân loại khách hàng: người mua ít, không mua, mua nhiều,…
• Mức trung thành với thương hiệu: có nhiều mức độ như trung thành, không trung thành, rất trung thành, tuyệt đối trung thành,..
Phân khúc thị trường doanh nghiệp: phân khúc này có nét tương đồng với phân chia thị trường người tiêu dùng. Thị trường doanh nghiệp có thể chia theo địa lý (địa điểm công ty), tâm lý hay nhân chủng học (quy mô công ty, loại hình kinh doanh, ngành kinh doanh..) phân khúc cũng có thể dựa trên những lợi ích mà doanh nghiệp tìm kiếm, cách sử dụng sản phẩm, mức độ sử dụng và mức độ trung thành.
Phân khúc thị trường quốc tế: về mặt nguyên tắc cũng giống như các phân khúc trên. Nhưng quan trọng vẫn là phải ứng dụng cho gần giống với điều kiện đặt ra.
4.Thị trường đen, thị trường xám là gì?cách định vị và xác định thị trường mục tiêu? Thị trường xám là thị trường trong đó hàng hóa được trao đổi một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất ra các hàng hóa đó hoặc ngoài ý muốn của cơ quan nhà nước điều tiết thị trường. Các mặt hàng chủ yếu được trao đổi là:
• Các mặt hàng nhập lậu để khai thác giá mặt hàng cao do thuế quan cao đánh vào các hàng nhập chính ngạch (như mỹ phẩm, rượu, thuốc lá,..)
• Một số mặt hàng được sản xuất định hướng vào thị trường này nhưng lại được trao đổi ở thị trường khác hoặc chưa có kế hoạch phân phối ở thị trường này nhưng đã được nhập vào (phần mềm, điện thoại, dược phẩm, ô tô, xe máy,..)
38
• Những mặt hàng khan hiếm do chưa có hoạt động nhập khẩu chính ngạch nên được các cá nhân nhập về số lượng nhỏ, lẻ (hàng xách tay)
• Các loại chứng khoán không niêm yết
• Các loại vé mua bán không được ủy quyền của tổ chức hay nhà cung cấp dịch vụ
Thị trường đen: là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không có sự kiểm soát, thống kê của cơ quan nhà nước (thuế, luật) hoặc các quy định thuôn mại. Các giao dịch trên thị trường đen thường diễn ra một cách bí mật cho phép người tham gia tránh sự kiểm soát giá hoặc kiểm soát thuế từ Chính phủ. Thị trường đen thường là nơi buôn bán các sản phẩm nằm trong danh mục cấm của chính phủ như thuốc, vũ khí, ma túy và các hoạt động trao đổi mua bán ngoại tệ, vàng bất hợp pháp; những thứ không mua được
ở bên ngoài thì chợ đen đều có. Thị trường đen khác với thị trường xám
ởviệc trên thị trường đen tồn tại các loại hàng hóa gây hại cho xã hội tuy nhiên dù mang nhiều tiêu cực nhưng thị trường đen không hẳn là xấu. Nơi đó vẫn cung cấp các loại hàng hóa mà người tiêu dùng cần mà khó có thể mua được, tạo ra thu nhập cho một số người.
Trong một vài thể chế quan liêu thì thị trường đen giúp mọi thứ vận hành trơn tru hơn.
5.Các bước cơ bản của chiến lược sản phẩm? Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết tổng hợp nên các quyết định triển khai hoạt động kinh doanh sản phẩm. Đồng thời mô tả được các định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm của mình.
Chiến lược này phải vừa đáp ứng, thỏa mãn được các điều kiện về nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng vừa đảm bảo được tính hiệu quả cho các mục tiêu Marketing của doanh doanh nghiệp. Đây được xem là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược giá/phân phối và chiến lược xúc tiến hỗ trợ.
Để có thể đào sâu hơn nữa vào việc xây dựng một kế hoạch sản phẩm chi tiết cho doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện các bước sau.
Bước 1: Xác định nhu cầu của người dùng
Trước tiên, bạn cần phải xác định được vị trí chính xác của người dùng trên chiến lược của bạn theo một quy trình chuyên nghiệp để đánh giá được khả năng tiếp cận thị trường cũngnhư giảm thiểu được mức độ rủi ro cho sản phẩm.
Sau đó, bạn cần phải nắm rõ được nhu cầu và mong muốn của người dùng đối với sản phẩm bằng cách lắng nghe cảm nhận hoặc thu thập thông tin khách hàng thông qua một vài các phương thức sau:
• Đưa ra câu hỏi trên fanpage của doanh nghiệp. • Thực hiện các cuộc khảo sát thực tế.
Bước 2: Xác định tầm nhìn với sản phẩm
Tầm nhìn chính là yếu tố quan trọng có tác động rất lớn đến mức độ thành công của một chiến lược sản phẩm. Vì vậy, bạn cần phải xác định được tầm nhìn với các sản phẩm để nhận được các lợi ích sau:
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận được các phản hồi tích cực của khách hàng nếu đưa ra được một tầm nhìn hấp dẫn cho sản phẩm.
Khả năng truyền đạt tầm nhìn một cách ấn tượng sẽ giúp ứng dụng chuẩn xác sản phẩm trong thực tế.
Bước 3: Xác định mục tiêu sản phẩm
Sau khi đã thiết lập xong tầm nhìn cho sản phẩm, bước tiếp theo mà bạn cần phải thực hiện chính là xác định được các mục tiêu sản phẩm dựa trên những nội dung đã đề ra trong kế hoạch.
Một số mục tiêu như khả năng thu hút người dùng, tăng doanh thu, tăng tương tác hay tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
Bước 4: Xây dựng lộ trình phát triển
Ngay sau khi đã xác định được các mục tiêu sản phẩm thì bạn cần phải dựa trên các mục tiêu đó để xây dựng nên những ý tưởng tuyệt vời để đưa vào lộ trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xoay chuyển các mục tiêu đó trở thành các chi tiết về sản phẩm một cách cụ thể hơn.
Bước 5: Kiểm tra
Việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là lên một danh sách các định hướng, hoạt động và công việc cụ thể trong chiến lược sản phẩm. Từ đó gặt hái được thành công như mong đợi với chiến lược hoàn chỉnh.
Qua bài viết Bizfly đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ được những kiến thức hữu ích có liên quan đến chiến lược sản phẩm bao gồm khái niệm, lợi ích, cách xây dựng và các bước xây dựngchiến lược hiệu quả, mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Để xây dựng chiến lược sản phẩm tốt nhất bạn có thể liên hệ số hotline 1900 636465, chuyên gia Bizfly sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn.