Giá trần, giá sàn, số cung, số cầu, giá cân bằng, chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá hớt váng, giá tâm lý, giá thành,…
1. Giá hớt váng sữa.
Hớt váng sữa, hay còn gọi là hớt phần ngon. Theo chiến lược này, doanh nghiêp sẽ đặt giá cao nhất có thể cho các đoạn thị trường sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới để thu được lợi nhuân. Khi mức tiêu thụ giảm xuống thì doanh nghiêp lại giảm giá để thu hút thêm khách hàng mới và ngăn chăn đối thủ cạnh tranh. Áp dụng cho các sản phẩm công nghê cao, độc
41
đáo, độc quyền,…
Điều kiện để định giá hớt váng là: Mức cầu về sản phẩm mới cao
Chất lượng và hình ảnh sản phẩm hỗ trợ cho mức giá cao Đối thủ khó tham gia vào thị trường và làm cho mức giá giảm đi
Cách định giá cước lắp đặt thuê bao và giá cước điện thoại cố định, điện thoại di động, TV màn hình phẳng, giá tắc xi.. . trong giai đoạn vừa qua được thực hiện theo chiến lược này. Kết quả là những người mua trước sẽ chịu mức giá đắt hơn những người mua sau. Ví dụ: Iphone 6s khi ra mắt có giá khoảng từ 25-30 triệu đồng cho phiên bản dung lượng 16GB, sau 3 ngày ra mắt, giá giảm còn khoảng 18 triêu đồng. Sau nhiều tháng, hiê n t iạ khi thị trường đang chào đón iphone 7 thì mức giá của iphone 6s bản 16GB đã giảm xuống chỉ còn 13.5 triêụ đồng.
2. Giá thâm nhập thị trường.
Định giá thâm nhập là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này từ nỏ lợi nhuân trước mắt để đạt kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Đó là thị trường của những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc những khách hàng trung thành với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Áp dụng cho các sản phẩm chu kì sống dài. Ví dụ: Sản phẩm trà xanh C2 của URC. Một trong những thương hiệu thành công trong việc áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường là C2. Khi trà xanh C2 mới được tung ra thị trường, giá của mỗi chai C2 360ml có giá khoảng 3.500 đồng. Đây là một mức giá khá thấp so với mức giá phổ thông trên thị trường giải khát. Sản phẩm này đã thành công trong việc thu hút 1 lượng khách hàng cực kỳ lớn. Sau 1 thời gian, URC nâng giá mỗi chai C2 330 ml lên 4000 – 4500 đồng và tung thêm loại trà xanh C2 500 ml với mức giá khá ưuđãi là 5000 đồng so với không đô là 7.000đ/500ml. Cứ như hết cho đến thời điểm hiện tại, mỗi chai trà xanh C2 360ml và C2 500ml có giá lần lượt là 5000 đồng và 6400đồng.
3. Chiến lược định giá sản phẩm: Giá neo
Giá neo cũng là một chiến thuật phổ biến trên các trang web thương mại điện tử. Bằng cách hiển thị một mặt hàng có giá vừa phải bên cạnh một mặt hàng tương tự nhưng đắt tiền hơn, điều đó sẽ khiến cho sản phẩm đó có vẻ có một mức giá hợp lý hơn.
Ví dụ: nếu khách hàng nhìn thấy một TV ở mức giá cao hơn trước thì họ sẽ nhìn thấy các mức giá khác phù hợp hơn ngay cả khi bản thân các sản phẩm đó cũng tương đối đắt.
4. Giá không làm tròn.
Tâm lý học đóng một phần cực kỳ quan trọng trong các chiến lược định giá sản phẩm và việc sử dụng các điểm giá nhất định phản ánh điều sau.
Ví dụ: bạn sẽ thường thấy một mức giá như $69,99 thay vì $70. Nguyên nhân là vì khách hàng sẽ chỉ quan tâm đến các con số trước dấu chấm. Nó khiến cho mọi người nghĩ rằng giá đó thấp hơn nhiều so với $70.
5. Giá tâm lý.
Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa
42
vào nhữ ng con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.