7. Kết cấu của luận án
2.3.3. Tác động của cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc đến mức độ chấp nhận
nhận rủi ro
Một trong những mục tiêu quan trọng của QTCT hiệu quả là phải làm giảm vấn
đề người đại diện. Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976) chỉ ra rằng giữa cổ đông và người quản lý công ty thường có sự khác biệt về mục tiêu. Do đó, các cổđông cần gắn lợi ích của mình với các nhà quản lý thông qua một cơ chếđãi ngộ tương xứng với những nỗ lực của họ. Khi những mong muốn của các chủ sở hữu không được các nhà quản lý nắm bắt một cách đầy đủ thì những đãi ngộ vật chất sẽ có tác dụng khích lệ
và hướng các nhà quản lý đến lợi ích của cổ đông. Sự liên kết lợi ích giữa cổđông và nhà quản lý sẽ làm giảm vấn đề người đại diện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty (Jensen & Murphy, 1990; Mehran, 1995).
Về phương diện CNRR, khi gắn lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông thông qua cơ chế đãi ngộ có thể thúc đẩy các nhà quản lý CNRR nhiều hơn. Bởi vì các dự án có rủi ro cao được kỳ vọng có thể mang lại TSSL lớn hơn và gia tăng giá trị cho cổ đông. Do đó, CNRR là điều cần thiết để có thể gia tăng giá trị công ty (Koerniadi & cộng sự, 2014) qua đó giúp nhà quản lý có cơ hội nhận về những sự bồi thường lớn hơn. Vì vậy, cơ chếđãi ngộ dành cho ban giám đốc có tác động tích cực đến mức độ CNRR.
2.4. Tác động của các nhân tố thuộc đặc thù của công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán