7. Kết cấu của luận án
4.1.2. Cấu trúc sở hữ u
4.1.2.1. Sở hữu nhà nước
Luật doanh nghiệp 2020 có nội dung nhấn mạnh về công ty có vốn sở hữu nhà nước trên 50%, đồng thời số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 97%]. Do đó, tác giả phân chia các công ty có sở hữu nhà nước thành các nhóm có mức sở hữu nhà nước trong công ty thấp nhất là 0%, nhóm các công ty có mức sở hữu kiểm soát nhà nước từ 51%, các công ty có sở hữu nhà nước còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nhà nước tương ứng, mỗi nhóm cách nhau 10%.
Số liệu ở bảng 4.1 và hình vẽở biểu đồ 4.9 cho thấy số lượng các công ty ở các nhóm tỷ lệ sở hữu của nhà nước có sự thay đổi nhẹ qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2017. Nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở
mức 0% tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, số công ty có sở hữu nhà nước 0% tại năm 2007 là 129 công ty sau đó liên tục tăng lên qua các năm, đến năm 2017 là 236 công ty. Xu hướng gia tăng số lượng công ty có sở hữu nhà nước 0% đã cho thấy từ năm 2007 đến 2017 nhà nước có xu hướng thoái vốn và tiến tới rút vốn hoàn toàn khỏi một số công ty làm cho số lượng công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% liên tục tăng lên. Đây là xu hướng hợp lý trong bối cảnh nhiều công ty có sở hữu nhà nước
được cho là hoạt động kém hiệu quả và nhà nước đẩy mạnh quá trình rút vốn khỏi các công ty. Ngoài ra, công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% còn bao gồm cả các CTCP không có vốn của nhà nước, do số CTNY mới tăng lên nên cũng góp phần làm cho số
công ty trong nhóm sở hữu nhà nước 0 % tăng lên.
Đối với nhóm các công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước trên 50%, đây thường là những công ty thuộc các nhóm ngành hoạt hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhà nước thường nắm giữ tỷ lệ số vốn góp khống chế trên 50%. Do khoảng biến thiên tỷ lệ sở hữu nhà nước của nhóm này lớn [50%, 97%] nên tổng số
lượng công ty ở nhóm này khá cao. Tuy nhiên, xu hướng biến động và giảm từ số lượng 178 công ty năm 2007 xuống còn 137 công ty tại năm 2017 cũng đã phản ánh xu đúng hướng giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các công ty trong giai đoạn nghiên cứu.
Đối với nhóm các công ty có sở hữu nhà nước từ trên 0% đến 50%, số lượng công ty trong các nhóm chênh lệch không đáng kể và chỉ biến động tăng/giảm số công ty trong các nhóm với số lượng từ 20 đến dưới 50 công ty trong từng nhóm.
Bảng 4.1. Số lượng CTNY tại các mức sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2007 – 2017
ĐVT: Công ty Tỷ lệ sở hữu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 > 50% 178 175 169 164 162 165 171 165 148 142 137 > 40-50% 31 34 38 42 42 45 36 31 45 40 40 > 30-40% 41 46 43 44 42 43 40 35 38 36 37 > 20-30% 37 38 39 43 37 39 34 33 40 37 37 > 10-20% 42 45 49 40 44 43 39 29 37 33 30 > 0-10% 20 21 25 31 33 37 27 25 34 28 28 0% 129 127 130 152 160 151 160 180 203 229 236 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Biểu đồ 4.9. Biến động số lượng CTNY tại các mức sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2007 - 2017
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Công ty 0% > 0% - 10% > 10% - 20% > 20% - 30% > 30% - 40% > 40% - 50% > 50%
4.1.2.2. Sở hữu nước ngoài
Số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 99%]. Khoản 2
Điều 1 Nghịđịnh 60/2015/NĐ-CP quy định “đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%”. Do đó, tác giả tiến hành phân chia nhóm các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa trên phần trăm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất là 0%, các nhóm các công ty có mức sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 49%, mỗi nhóm cách nhau 10%, các công ty còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nước ngoài trên 50%.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTNY Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.10 có thểđược chia làm hai nhóm xu hướng.
- Nhóm xu hướng thứ nhất:
Hai nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 0% và từ trên 0% đến 10% có xu hướng biến động ngược chiều và giải thích cho nhau. Cụ thể, số công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 0% tại năm 2007 là 201 công ty đã giảm xuống còn 64 công ty năm 2012.
Điều này cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2012 có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia sở hữu các CTNY Việt Nam, làm cho số lượng công ty có sở hữu nước ngoài 0% giảm xuống. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nắm giữ tỷ lệ sở hữu ở mức dưới 10%. Điều này được khẳng định qua xu hướng tăng của nhóm tỷ lệ công ty có sở
hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% đã tăng từ 103 công ty lên đến 346 công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Giai đoạn 2013 – 2017 số lượng các CTNY có tỷ
lệ sở hữu nước ngoài 0% lại có xu hướng biến động tăng trở lại từ 70 công ty năm 2013 lên đến 141 công ty năm 2015 sau đó giảm dần xuống còn 118 công ty tại năm 2017. Xu hướng ngược lại được thể hiện ở nhóm sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% khi số công ty trong nhóm này từ 275 công ty năm 2013 giảm xuống còn 232 công ty năm 2015 và tăng trở lại lên đến 252 công ty năm 2017.
- Nhóm xu hướng thứ hai:
Ở các nhóm có tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại gần nhưổn định trong giai đoạn 2007 – 2017 khi thể hiện xu hướng biến động khá giống nhau qua các năm và có số
lượng công ty trong các nhóm không chênh lệch nhiều. Số lượng các công ty có tỷ lệ sở
hữu nước ngoài từ trên 10% đến 49% biến động không đáng kể qua các năm, tỷ lệ sở
hữu càng cao số lượng các công ty trong nhóm càng ít.
Đối với nhóm công ty có sở hữu nước ngoài lớn hơn 50% chỉ có cao nhất 6 công ty trong năm 2016 và thấp nhất 0 công ty năm 2015. Điều này là bởi vì quy định về góp
vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam chủ yếu khống chế mức vốn góp ở mức tối đa 49%, nhóm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 50% không được khuyến khích và chỉ thuộc một số ngành, nghềđược quy định cụ thể.
Bảng 4.2. Số lượng CTNY tại các mức sở hữu nước ngoài trong giai đoạn 2007 – 2017
ĐVT: Công ty Tỷ lệ sở hữu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 >= 50% 5 3 3 3 3 2 4 4 0 6 4 > 40-49% 15 15 8 15 16 24 24 28 29 29 32 > 30-40% 6 11 14 20 18 13 14 13 25 17 16 > 20-30% 18 18 21 14 19 27 26 24 40 49 48 > 10-20% 37 48 47 44 38 44 55 57 78 77 75 > 0-10% 103 174 231 302 333 346 275 260 232 244 252 0% 201 157 121 97 74 64 70 74 141 123 118 Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Biểu đồ 4.10. Biến động số lượng CTNY tại các mức sở hữu nước ngoài trong giai đoạn 2007 – 2017
Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Công ty 0% > 0% - 10% > 10% - 20% > 20% - 30% > 30% - 40% > 40% - 49% > = 50%
Như vậy, có thể thấy các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở hai nhóm là 0% và từ trên 0% đến 10% có sự biến động lớn và ngược chiều nhau trong giai đoạn 2007 – 2017. Trong khi đó, các nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu từ trên 10% đến hơn 50% không có sự thay đổi đáng kể nào. Điều này có thể được giải thích thông qua chính sách mở cửa của nhà nước để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu các công ty trong nước. Tuy nhiên, xu hướng cũng thể hiện rõ rằng việc thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài được khuyến khích ở mức nắm giữ từ dưới 10%, các mức sở hữu cao hơn bị hạn chếđặc biệt là các công ty có sở hữu trên 50% là rất ít, điều này là hợp lý với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.