4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội, có toạ độ địa lý từ 20o58’23’’ đến 21o06’10’’ vĩ độ Bắc và 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 20.250,85 ha, có 23 đơn vị hành chính (bao gồm 22 xã và 1 thị trấn).
+ Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. + Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai. + Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và huyện Ba Vì.
Thạch Thất là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km, có hệ thống giao thông tương đối phát triển, thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, Thạch Thất có điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú.
Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, về mặt kinh tế rất thuận lợi vì Thạch Thất gần các trung tâm kinh tế và hệ thống thị trường rộng lớn như thủ đô Hà Nội, Thành Phố Hà Đông, thị xã Sơn Tây, có khu công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học Quốc gia đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị mới: Xuân Mai - Miếu Môn – Hoà Lạc – Sơn Tây. Thạch Thất hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm và trong tương lai sẽ là địa phương có nền kinh tế công nghiệp, hơn nữa du lịch phát triển có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị
trí địa lý thuận lợi tạo cho huyện có tiềm năng về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ với các loại hình du lịch như: Tâm linh, du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi và trung du phía Bắc với đồng bằng, nhìn chung đặc điểm địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:
Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò bao gồm 12 xã phía Tây của huyện, bên bờ phải Sông Tích. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10m đến hơn 15m, trong vùng có nhiều đồi thấp thoải, độ dốc trung bình 3-8o, hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã, đất phát triển trên nền đá đã phong hoá, nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 – 50cm.
Dạng địa hình đồng bằng bao gồm 11 xã phía Đông của huyện, bên bờ trái Sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình so với mặt nước biển là 3m đến 10m. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương lấy nước tưới từ hồ Đồng Mô, ngoài ra còn có nhiều hồ đầm nhỏ ở nhiều điểm có địa hình trũng.
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Thạch Thất nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa rõ rệt với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 23,4oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,7oC vào tháng 1, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình trên 37oC, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 03 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10
Số giờ nắng trong năm trung bình 1680 giờ, cao nhất 1700 giờ và thấp nhất là 1460 giờ.
Lượng mưa và bốc hơi nước
+ Lượng mưa bình quân trong năm là 1628mm, trung bình cao nhất là 2163mm và thấp nhất trung bình là 1519mm, lượng mưa ở huyện trong năm phân bố không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm, mùa khô từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 lượng mưa ít từ 16 - 23mm.
+ Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 860mm, bằng 57% so với lượng mưa bình quân trong năm, lượng bốc hơi trong những tháng mưa ít thì cao, do đó mùa khô thường thiếu nước, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tốt nên hiện tượng này ảnh hưởng không lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân của huyện.
+ Độ ẩm không khí trung bình 83%/năm, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 – 89%, các tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12. Tuy nhiên sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm không lớn.
Hướng gió hình thành vào mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào tháng 6, 7.
Sương muối và mưa đá rất ít khi xảy ra, với chu kỳ khoảng 10 năm mới xuất hiện mưa đá 1 lần.
Như vậy khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp cho nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng
4.1.1.4 Thuỷ văn
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các Sông chính: Sông Tích bắt nguồn từ Núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài 16km là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện, sông quanh co, uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh.
Bên cạnh đó còn có các hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước chủ động cho sản xuất như kênh Đồng Mô – Ngái Sơn (dài 16km), kênh Phù Sa (dài 18km), cùng với các hệ thống các hồ nhỏ và vừa là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a.Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tính đến 1/1/2008 là 20205.85ha, được phân bố chủ yếu thành 3 nhóm đất và phân thành 8 loại đất như sau:
* Nhóm đất phù sa
Được hình thành trên các trầm tích của các con sông, căn cứ vào chỉ tiêu phân loại đất thì nhóm đất phù sa được phân thành 4 loại đất chính
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): Được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa hàng năm vào mùa mưa, tuỳ theo điều kiện địa hình và động năng của dòng chảy mà lượng phù sa bồi đắp mới này dày hay mỏng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, khả năng giữ nước và phân bón khá tốt, độ phì của loại đất này cao, thích hợp với các loại cây trồng hoa màu và cây công nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (P): Là loại đất mà trước đây cũng được bồi đắp phù sa của hệ thống sông, do quá trình canh tác và chịu tác động của các yếu tố địa hình nên lâu ngà không được bồi đắp thêm phù sa mới nữa. Nơi có địa hình tương đối cao, đất thoáng khí, thoát nước tốt, nơi có địa hình thấp thường có glây yếu. Loại đất này có độ phì khá cao do vậy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Vì vậy với vùng đất chân vàn có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh giữa lúa và màu. Ở nơi địa hình cao không chủ động tưới nên trồng cây hoa màu, cây lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa Glây (Pg): Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh, thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nặng. Đối với loại đất này ở chân
vàn thấp nên trồng 2 vụ lúa, ở vùng thấp có thể áp dụng mô hình Lúa – Cá. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pt): Được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện địa hình cao, thành phần cơ giới tầng đất mặt thường là đất trung bình, ở các tầng dưới thì thành phần cơ giới nặng hơn, tỷ lệ cấp hạt sét tăng theo chiều sâu của phẫu diện, khả năng giữ nước và phân bón tốt. Đối với loại đất này thường trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả, ở chân vàn thấp, trung bình có điều kiện tưới tiêu thì nên trông 2 vụ lúa.
Nhận xét chung:
Nhóm đất phù sa có đặc điểm phản ứng của đất ở tầng mặt từ chua đến ít chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, càng xuống sâu các tầng dưới thì hàm lượng hữu cơ càng giảm, lân tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu từ nghèo đến khá, kali tổng số khá, tuy nhiên kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, lượng canxi và magiê trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng tuỳ thuộc vào cấp địa hình tương đối. Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ưu tiên trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất đỏ vàng
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): là loại đất được hình thành trên đá phiến sét, hình thái phẫu diện thường có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo, đôi khi có màu vàng nhạt, thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước và phân bón khá. Đây là loại đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thường ở địa hình đồi lượn sóng có độ dốc <15o, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng khá. Đây là loại đất có độ phì thấp, phân bố ở địa hình ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Đây là loại được hình thành trên nền đất feralit và trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc mẫu chất phù sa cổ, được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước, đã làm thay đổi các tính chất hoặc hình thái phẫu diện so với đất hình thành tại chỗ. Nhóm đất đỏ vàng có 3 loại đất, mỗi loại có tính chất và đặc điểm riêng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương và mức độ đầu tư để bố trí cây trồng phù hợp.
* Nhóm đất thung lũng (D)
Nhóm đất thung lũng là đất được hình thành do sản phẩm của dốc tụ, được phân bố ở các thung lũng vùng đồi, được hình thành do sản phẩm bồi tụ từ trên đồi đưa xuống, tầng đất thường lẫn sỏi đá, nơi thấp thường có Glây.
Phản ứng của đất chua, ở tầng mặt pH: 4,10, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt khá, càng xuống sâu thì giảm đi. Lân, kali tổng số và dễ tiêu nghèo. Canxi và Magiê trao đổi thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa nếu đủ điều kiện tưới.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn nước được cung cấp chủ yếu bởi Sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, kênh Phù Sa, nước mưa được lưu trữ trong các hồ chứa phục vụ cho sản xuất. Nước sinh hoạt của người dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung.
- Nước ngầm: Vùng gò đồi bên phải Sông Tích có mực nước ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò ở Hoà Lạc thấy mực nước ngầm có độ sâu: 70 – 80m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái Sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, có chỗ nông hơn.
Để sử dụng tốt tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ chứa nhỏ phân bố rải rác trong huyện, sử dụng tốt nguồn nước được cấp bởi hệ
thống kênh, xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các cụm, điểm công nghiệp.
c. Tài nguyên thực vật
- Lâm nghiệp: Số liệu thống kê đất đai năm 2008 sau khi 3 xã là: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn – Hoà Bình sát nhập vào huyên Thạch Thất thì toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp là: 2457,14ha, chiếm 12,13% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ diện tích là rừng trồng sản xuất, rừng được trồng ở các xã phía Tây là chủ yếu, cây lâm nghiệp bao gồm: Bạch Đàn, keo lá chàm, keo tai tượng. Ngoài lợi ích về kinh tế thì cây rừng được trồng trên đồi núi dốc mang tính phòng hộ, bảo vệ đất, chống xói mòn, tạo cảnh quan môi trường, điều hoà khí hậu.
- Ngoài ra còn có hệ thống cây trồng nông nghiệp khá đa dạng, phong phú bao gồm các loại cây ăn quả, chè, cây lương thực và hoa màu.
d. Tài nguyên nhân văn
Thạch Thất là vùng đất cổ, được khai phá từ xa xưa, tên huyện có từ thời Bắc thuộc ( nhà Hán) Đã có thời kỳ Thạch Thất là một huyện của thành phố Hà Nội, có nhiều người hiền tài đã giữ những trọng trách lớn trong các triều đại thời phong kiến tiêu biểu là Trạng Bùng: Phùng Khắc Khoan ở thế kỷ XVI.
Thạch Thất là một huyện có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, với 98 di tích lịch sử đình, chùa, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng, tiêu biểu là chùa Tây Phương là công trình di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân
Gắn liền với các di tích đó là lịch sử dân tộc, lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước, Thạch Thất là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống, đa dạng, đồng thời có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.
e. Tài nguyên khoáng sản.
Nhìn chung huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu lá sét là nguyên liêu làm gạch gói, đá ong, Sét có nhiều ở xã Đại Đồng, đất sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng có nhiều tập trung ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng, đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 84, tập trung chủ yếu ở xã Bình Yên.
Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể tránh hiện tượng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, làm hư hỏng tầng canh tác nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường.
4.1.1.6 Thực trạng môi trường
Do đặc điểm địa hình đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng sông suối chảy uốn khúc, và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo cho huyện có cảnh quan thiên nhiên đẹp; Sông Tích chảy uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ Tân Xã mênh mông nằm ngay cạnh khu công nghệ cao trên địa bàn huyện.
Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua địa bàn huyện tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mật độ xe cơ giới trọng tải lớn hoạt động ngày càng tăng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động gây tiếng ồn, khói bụi, khí thải làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường nhất là đối với nhân dân sống ven đường và gần đường.
Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng…tạo nhiều khói bụi làm cho không