Xã Bình Yên

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 76 - 83)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2 Xã Bình Yên

Xã bình yên có tổng diện tích tự nhiên là 1086,08ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 835,86ha, cơ cấu sử dụng đất của xã như sau:

Bảng 4.17. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp xã Bình Yên năm 2008

STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 842,76 100

1 Đất sản xuất nông nghiệp 778,8 92,69

1.1 Đất trồng cây hàng năm 753,26 90,12

1.1.1 Đất 3 vụ 703,1 84,12

1.1.2 Đất 2 vụ 27,16 3,25

1.1.3 Đất chuyên màu 23,0 2,75

1.2 Đất cây lâu năm 21,54 2,58

Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã Bình Yên – huyện Thạch Thất năm 2008 STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 ha Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 751,7 320 19146,01 6890,46 12255.55 2 Lúa mùa 750,8 319 16045,07 6670,16 9374.91 3 Đậu tương 682,25 257 19436,14 6794,44 12641.7 4 Khoai tây 39 252 25254,10 2012,44 23241.66 5 Rau 60,5 420 23832,18 2314,46 21517.72 6 Nuôi cá 68,78 315 76815,15 59708,05 17107.1 7 Lạc xuân 12 260 27302.14 9986.04 17316.1

(Nguồn: tổng hợp báo cáo phòng nông nghiệp2008)

Bảng 4.19. Hiện trạng sử dụng đất canh tác xã Bình Yên

STT LUT Diện tích

(ha)

1 Lúa xuân – lúa mùa - đậu tương 666,13 2 Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây 26

3 Chuyên rau 32,71

4 Rau xuân – lúa mùa 33,93 5 Lúa xuân- ngô - đậu tương 47,93 6 Rau xuân – khoai tây- đậu tương 12 7 Lạc xuân – lúa mùa- rau đông 12 8 Nuôi trồng thuỷ sản 67,64 9 Đậu tương xuân -lúa mùa - Đậu tương đông 12

(Nguồn: Báo cáo phòng nông nghiệp huyện Thạch Thất) 4.3.2.1 thiết lập mô hình bài toán.

Trên cơ sở kết quả chuyển đổi đất đai ta tiến hành bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Bình Yên

1. Lập hàm mục tiêu

Mục tiêu là mang lại tổng thu nhập cao nhất trên cơ sở các điều kiện về diện tích, phân bón, lao động….

Dạng cơ bản của hàm mục tiêu n

Z = ∑CjXj → Max j=1

2. Chọn biến

X1: Diện tích lúa xuân X2: Diện tích lúa mùa X3: Diện tích đậu tương đông X4: Diện tích khoai tây đông X5: Diện tích rau

X6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản X7: Diện tích Lạc xuân

Ta có hàm mục tiêu về tổng lợi nhuận như sau

Z = 19,13X1 + 16,04X2 + 19,04X3 + 25,25X4 + 23,80X5 + 76,84X6 + 18,98X7 → Max 18,98X7 → Max

Các hệ số tương ứng của các biến được lấy từ cột thu nhập của bảng 4.18

3. Các điều kiện giới hạn

Với hàm mục tiêu trên cần có các điều kiện giới hạn sau: * Giới hạn về diện tích các loại hình sản xuất:

Qua kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu đất, quỹ đất sản xuất và khả năng đầu tư sản xuất, khả năng tiêu thụ của thị trường về sản phẩm thì diện tích các loại cây trồng được giới hạn như sau:

X1 ≤ 740,06 X2 ≤ 740,06 X3 ≤ 738,06

Sau khi tham khảo ý kiến người sản xuất và điều tra khả năng tiêu thụ của thị trường thì diện tích khoai tây chỉ nên trồng là không quá 26 ha.

X4 ≤ 26

Trên cơ sở kết quả của mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thì giới hạn diện tích sản xuất Rau, Nuôi trồng thủy sản và Lạc xuân có giới hạn sau:

X5 ≤ 57,93 X6 ≤ 67,64 X7 ≤ 12

* Điều kiện về đảm bảo an toàn lương thực.

Theo dự báo đến năm 2010 dân số của xã là 18150 nhân khẩu và khối lượng lương thực cần thiết phải có để đảm bảo an toàn lương thực là 7260 tấn tương đương 400kg/người/năm.

5,88X1 + 5,76X2 ≥ 7260 * Điều kiện đảm bảo lao động vụ xuân

vụ xuân thì cũng đủ cho vụ mùa và vụ đông. Do đó, chỉ cần lập giới hạn lao động cho vụ xuân là.

Theo dự báo đến năm 2010 số lao động của xã là 12910 lao động, trong đó lao động quản lý và dịch vụ chiếm 20%. Theo điều tra thì một năm 1 người lao động làm được 220 công.

Tổng số lao động có thể phục vụ trong vụ xuân là: 12910*0,8*220*5/12 = 946733 (công) Phương trình điều kiện lao động vụ xuân

 318X1 + 457X5 +310X6 + 253X7 ≤ 946733 * Điều kiện về tương quan tỷ lệ

Vụ đông chỉ trồng đậu tương, rau đông và khoai tây nên có điều kiện sau: X3 + X4 + X5 ≤ 776,06

* Điều kiện không âm của các biến

Xj ≥ 0 j= 1,2,3,4,5,6,7

Chạy bài toán này trên máy tính ta được kết quả như sau:

Bảng 4.20. Kết quả chạy mô hình bố trí cơ cấu cây trồng

TT Biến Ý nghĩa Giá trị

1 X1 Diện tích lúa xuân 740,06

2 X2 Diện tích lúa mùa 740,06

3 X3 Diện tích đậu tương đông 692,13

4 X4 Diện tích khoai tây đông 26

5 X5 Diện tích rau 57,93

6 X6 Diện tích nuôi trồng thủy sản 67,64

7 X7 Diện tích lạc xuân 12

8 Z Tổng thu nhập: 47056

Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha theo mô hình bài toán của xã Bình Yên – huyện Thạch Thất

STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha (công) Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 hHa Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 740,06 320 19146,01 6890,46 12255,55 2 Lúa mùa 740,06 319 16045,07 6670,16 9374,91 3 Đậu tương 692,13 257 19436,14 6794,44 12641,7 4 Khoai tây 26 252 25254,10 2012,44 23241,66 5 Rau 57,93 420 23832,18 2314,46 21517,72 6 Nuôi cá 67,64 315 76815,15 59708,05 17107,1 7 Lạc xuân 12 260 27302,14 9986,04 17316,1

Nhìn vào bảng 4.18 và bảng 4.21 chúng ta có thể so sánh và thấy rõ sự khác biệt khi sử dụng bài toán xác định cơ cấu cây trồng cho xã Bình Yên, hiệu quả kinh tế tăng lên từ trung bình 19,972 triệu đồng/ha lên 20,146 triệu đồng/ha, Do quá trình CNH – HĐH ngày một tăng nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp từ 835,86 ha chỉ còn lại 827ha trong năm tới.

Như vậy về quy mô diện tích của kết quả bài toán đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều hơn là tự cung tự cấp, các giá trị so sánh của mô hình tối ưu đều lớn hơn so với thực tế hiện trạng. Điều này phù hợp với mục tiêu của bài toán đề ra. Mang lại hiệu quả xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân nông thôn..

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)