Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 44 - 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thạch Thất

4.1.3.1 Công tác điều tra đo đạc, vẽ bản đồ địa chính

Ngoài các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tổng thể của huyện, thì theo Chỉ thị 299/TTg của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, huyện Thạch Thất đã tiến hành đo lập bản đồ giải thửa trên địa bàn toàn huyện bao

gồm 2 loại bản đồ khu vực thổ cư tỷ lệ 1/1000; bản đồ khu vực thổ canh tỷ lệ 1/2000. Chất lượng bản đồ theo qui phạm chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành và được cơ quan cấp trên nghiệm thu, và có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý và thống kê các loại đất, giao đất nông nghiệp đến hộ nông dân, phục vụ tốt cho công tác thu thuế nông nghiệp, thuế nhà đất trong giai đoạn vừa qua.

Hiện nay quá trình đo vẽ bổ xung theo quy đinh mới của Bộ đang được tiến hành, công tác đo vẽ bổ sung theo quy định mới, toàn bộ bản đồ địa chính phải được đo vẽ theo hệ toạ độ VN 2000.

a. thực hiện Chỉ thị 364 CP của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về lập bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã.

Được sự chỉ đạo của hội đồng thực hiện Chỉ thị 364 tỉnh Hà tây, huyện Thạch Thất cùng UBND các xã, thị trấn đã cùng cơ quan tư vấn kỹ thuật đã tiến hành xác đinh địa giới các xã, cùng với địa phương xác định địa giới của huyện.

Năm 2008 các xã Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung của huyện Lương Sơn – Hoà Bình được sát nhập về huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội, bởi vậy vấn đề xác định địa giới hành chính với huyện Lương Sơn đang được thống nhất một cách rõ ràng.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, xác định ranh giới giữa các khu dân cư

Việc xác định địa giới hành chính của huyện đã thực hiện theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ còn chưa dứt điểm. Ranh giới giữa huyện Thạch Thất với các đơn vị hành chính trong tỉnh Hòa Bình chưa được xác định rõ ràng.

Tính đến thời điểm tháng 1/2009 thì vẫn còn chưa thống nhất được địa giới hành chính theo chỉ thị 364 giữa xã Thạch Hoà và xã Tiến Xuân, qua rà

soát còn trồng lẫn khoảng 800 đến 900ha.

c. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay bản đồ hiện trạng của 20/23 xã, thị trấn (các đơn vị hành chính cũ của huyện Thạch Thất) đã đo vẽ bổ sung đầy đủ theo quy định mới của Bộ và được làm bằng công nghệ số với độ chính xác cao, còn lại ba xã Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung mới được sát nhập thì hiện nay bộ bản đồ chưa được đầy đủ và chưa được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận.

d. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Sau khi rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo chỉ thị số 42 của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tây đã có QĐ số 2568/QĐ-UBND, ngày 21/7/2008 về việc điều chỉnh bổ sung QH-KHSD đất cho huyện Thạch Thất giai đoạn 2006-2010 làm cơ sở để phân bổ QH-KHSD đất cho các xã, thị trấn. Huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các xã tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng xong kế hoạch sử dụng đất năm 2008 theo quy định, làm cơ sở cho việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện.

e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Hiện nay trên toàn huyện đã giao được khoảng 80 ha đất, trong đó 27,38ha gồm khu biệt thự cao tầng 19 ha thực hiện dự án khu biệt thự cao tầng ven suối Con Gái thuộc khu dân dụng Bắc Phú Cát; 8,38ha

Giao được 6,12ha đất ở trên tổng số 41,69 ha đạt 14,68% so với kế hoạch Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất đã thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả.

f. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ

Tổng số GCN đã cấp được đến thời điểm 31/12/2008 là 36.870/41.023 GCN đạt 89,8%, đất nông nghiệp đạt 98%. (đối với 20 xã Thạch Thất cũ) Riêng 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình có tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ cao ( xã Tiến Xuân đất ở đạt 96%, đất NN đạt 100%; xã Yên Bình đất ở, đất NN đều đạt 97%; xã Yên Trung đất ở đạt 70%, đất NN đạt 90%).

Nhìn chung tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện khá tốt, tuy nhiên đẩy nhanh tiến độ trong năm 2008 đề hoàn thành công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

g. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên hàng năm đúng theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần. Đầu năm 2005 đã thực hiện kiểm kê quỹ đất trên địa bàn huyện theo Thông tư 28/2004/TT-BTNMT và Công văn số 4630/BTNMT-ĐKTKĐĐ về việc thống kê, kiểm kê đất đai. Cuối năm 2008 huyện cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, hoàn thành hệ thống biểu mẫu số liệu đất đai tại thời điểm thống kê 01/01/2009.

h. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai khu dân cư

Những năm qua huyện đã rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai.

Hoàn thiện công tác kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đang quản lý sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị 11/2007/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

i. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai trong khu dân cư.

Phát huy quyền làm chủ của dân, huyện đã tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, kịp thời giải quyết những đơn thư thuộc thẩm quyền của huyện. Kết hợp việc tuyên truyền, giải thích cho công dân nắm rõ quy định của pháp luật, hoà giải nhiều trường hợp tranh chấp, giải quyết vụ việc nhanh gọn, không để khiếu kiện vượt cấp.

4.1.3.2 Công tác quản lý sử dụng đất

Phòng Tài nguyên Môi trường vừa được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về việc quản lý sử dụng đất đai bao gồm; Giao đất, cấp đất, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm một lần, theo dõi những biến động đất đai, xây dựng bản đồ chuyên ngành về đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2009

Toàn huyên có tổng diện tích tự nhiên là 20250,84ha được chia thành 3 nhóm đất chính đó là:

- Nhóm đất nông nghiệp : 9258,9 ha - Nhóm đất phi nông nghiệp : 9995,46 ha - Nhóm đất chưa sử dụng : 996,49 ha

Tính đến ngày 1/1/2009 theo báo cáo thống kê đất đai thì tình hình sử dụng đất của huyện sau:

a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của huyện có diện tích là: 9258,9ha, chiếm 46,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có 6505,09 ha chiếm 32,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 70,2% diện tích đất nông nghiệp của huyện, được thể hiện trong (bảng 4.4)

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2008 Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%) 1 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 20250,84 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 9258,9 45,7

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6505,09 32,1

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5789,62 28,6

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5344,8 26,4

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 715,47 3,53

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2457,14 12,1

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 209,34 1,03

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 87,33 0,43

+ Đất trồng cây hàng năm có diện tích là: 5789,62ha, chiếm 62,5%, bao gồm đất trồng lúa 5344,8ha, đất dùng trong chăn nuôi: 4,1ha, đất trồng cây hàng năm khác: 440,72ha.

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích là: 715,47ha chiếm 7,72% so với đất sản xuất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp: sau khi sát nhập 3 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình thì diện tích đất lâm nghiệp tăng thêm đáng kể, toàn huyện có tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là: 2457,14 ha, chiếm 12,13% so với tổng diện tích và chiếm 26,5% so với diện tích đất nông nghiệp, chính vì vậy ngoài lợi ích về sinh thái thì giá trị kinh tế từ rừng mang lại cho huyện cũng tương đối lớn, với diện tích rừng này huyện sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Toàn huyện có diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là: 209,34ha, chiếm 1.03% so với tổng diện tích tự nhiên, chiếm 2,26% so với diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp khác có diện tích: 87,33ha, chiếm 0,43% so với tổng diện tích tự nhiên, chiếm 0.94% so với diện tích đất nông nghiệp.

b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Đất ở: diện tích đất ở hiện trạng là: 1538,48ha, chiếm 7.6% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất ở khu vực nông thôn là: 1504,6ha, chiếm 15,04% so với diện tích đất phi nông nghiệp. Dân cư sống quần cư theo kiểu làng xóm, dọc theo sông và theo các trục đường giao thông, trên thực tế nhiều xã các gia đình có diện tích vườn khá rộng nhưng đã được điều chỉnh và diện tích đất vườn này được chuyển thành diện tích trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Huyện có thị trấn Liên Quan, diện tích đất ở đô thị 34,32ha, nhưng trên thực tế đất đô thị trong khu vực thị trấn chưa được quy hoạch rõ ràng, phần lớn vẫn được hình thành theo lối sống cũ của làng xóm, ngoài ra chỉ có các khu dân cư được bố trí dọc các trục đường chính theo lối xây dựng nhà ống nhỏ hẹp.

- Đất chuyên dùng

Đất chuyên dùng của huyện hiện trạng có tổng diện tích các hạng mục là: 7770,4ha, chiếm 38,4% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 77,7% so với diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó:

+ Đất an ninh: 341,7 ha, chiếm 3,41% so với diện tích đất phi nông nghiệp; + Đất quốc phòng: 1996,49ha, chiếm 19,97% so với đất phi nông nghiệp. Diện tích các hạng mục cụ thể được trình bày trong bảng 4.5.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Đất tôn giáo, tín ngưỡng có tổng diện tích là: 16,49ha, trong đó diện tích đất tôn giáo là: 6,98ha, diện tích đất tín ngưỡng là 9,51ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có tổng diện tích là 109,05ha, chiếm 0,54% so với tổng diện tích tự nhiên;

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có tổng diện tích là 525,3ha, chiếm 2,59% tổng diện tích tự nhiên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phi nông nghiệp khác: toàn huyện có diện tích 35,74ha, chiếm 0,18% so với tổng diện tích tự nhiên.

Như vậy quỹ đất phi nông nghiệp của huyện khá lớn, chiếm 49,4% tổng diện tích tự nhiên, đây là cơ cấu hợp lý có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, phục vụ nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các lĩnh vực.

c. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện là: 996,49ha, chiếm 4,92% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng có diện tích là: 207,01ha, chiếm 1,02%; Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 789,48ha, chiếm 3,9% so với tổng diện tích tự nhiên. Diện tích các hạng mục cụ thể được trình bày trong (Bảng 4.5).

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng huyện Thạch Thất – Thành Phố Hà Nội

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 9995.46 49.4

2.1 Đất ở OTC 1538,48 7,6 2.2 Đất chuyên dùng CDG 7770,4 38,4 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 47,3 0,23 2.2.2 Đất an ninh CAN 341,7 1,69 2.2.3 Đất quốc phòng CQA 1996,49 9,86 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh CSK 2233,81 11 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3151,1 15,6 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 16,49 0,08 2.3.1 Đất tôn giáo TON 6,98 0,03 2.3.2 Đất tín ngưỡng TIN 9,51 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 109,05 0,54 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 525,3 2,59 2.5.1 Đất sông suối và kênh rạch SON 454,26 2,24 2.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 71,04 0,35 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 35,74 0,18

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 996,49 4,92

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 207,01 1,02 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 789,48 3,9

4.1.3.4 Tình hình biến động đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai tính đến ngày 1/1/2009 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 20250,84ha, huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một thị trấn (Thị Trấn Liên Quan), tình hình biến động đất đai về quy mô diện tích của huyện được cụ thể trong (Bảng 4.6), nhìn vào bảng ta thấy rằng từ năm 2005 đến năm 2008 diện tích đất co sự biến động mạnh, đặc biệt là tổng diện tích tự nhiên tăng lên đáng kể, tăng 7067,17 ha so với năm 2005 và tăng 7063,55ha so với năm 2008, lý do tổng diện tích tự nhiên tăng nhiều như vậy là do có 3 xã của huyện Lương Sơn – Hoà Bình đã sát nhập vào huyện Thạch Thất đó là:

- Xã Tiến Xuân: 3457,73ha; - Xã Yên Trung: 1532,76ha; - Xã Yên Bình: 2073,06ha.

Do vậy diện tích của các nhóm đất cũng có sự biến động đáng kể, cụ thể sau:

a. Diện tích đất nông nghiệp

So sánh với năm 2005 diện tích đất nông nghiệp tăng 3099,14ha và tăng 4568,9ha so với năm 2008, trong đó: Diện tích trồng cây hàng năm tăng 508,45ha so với năm 2005, tăng 882,71 so với năm 2008; Đất lâm nghiệp tăng 2155,42ha so với năm 2005, tăng 2174,29 so với năm 2008. Nói chung diện tích đất nông nghiệp ở các hạng mục đều tăng đáng kể.

b. Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp sau khi sát nhập 3 xã vào đã tăng lên nhiều, cụ thể so với năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 3082,05ha, so với năm 2008 tăng 2607,58ha, trong đó

- Đất ở nông thôn tăng 219,81ha, đất ở đô thị tăng 1,02ha so với năm 2005. So với năm 2008 đất ở nông thôn tăng 126,54ha, đất đô thị không thay

đổi do 3 xã sát nhập đều là nông thôn, đất đô thị từ cuối năm 2008 chưa có biến động lớn.

- Đất chuyên dùng tăng 2687,66ha so với năm 2005 và tăng 2315,04ha so với năm 2008.

- Đất tôn giáo tín ngưỡng không có sự biến động so với năm 2008, nhưng so với năm 2005 thì tăng 0,01ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng so với các năm 2005 là: 20,32, so với năm 2008 la 18,69ha. Ngoài ra các loại đất như đất mặt nước chuyên dùng và đất nông nghiệp khác đều tăng lên.

Bảng 4.6. Biến động đất đai từ 2005 – 2008

ĐVT: ha

So với năm 2005 So với năm 2008 Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2005 Tăng(+) Giảm(-) Năm 2008 Tăng(+) Giảm(-) TỔNG DIỆN TỰ NHIÊN 20250,84 13183,67 -7067,17 13187,29 +7063,55 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 9258,9 6159,76 +3099,14 5690 +3568,9

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6505,09 5570,99 +934,1 5115,06 +1390,03 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5789,62 5281,17 +508,45 4906,91 +882,71 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5789,62 5281,17 +508,45 4906,91 +882,71 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5344,8 5003,06 +341,74 4640,98 +703,82 1.1.1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi HNC 4,1 4,1 0 4,1 0

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 44 - 59)