4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ
4.1.2.1 Kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế (bảng 4.1)
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất của từ năm 2004 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Giá trị sản xuất 1. Tổng giá trị sản xuất 923.094 1.162.300 1.435.805 1.659.602 1.989.691 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 238.580 251.800 273.090 277.615 330.750 + Nông nghiệp 229.980 242.735 258.645 259.365 309.328
+ Lâm Nghiệp 4.600 4.650 7.320 10.260 8.410
+ Thủy sản 4.000 4.415 7.125 7.990 13.012
- Công nghiệp và xây dựng 489.314 686.000 899.675 1.096.776 1.337.817 - Thương mại, dịch vụ 95.200.0 224.500 263.039 285.211 321.124 - Thương mại, dịch vụ 95.200.0 224.500 263.039 285.211 321.124 2. Cơ cấu ngành (%)
Tổng giá trị sản xuất (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 25,85 21,66 19,02 16,73 16,62 - Công nghiệp và xây dựng 53,00 59,02 62,66 66,09 67,24 - Thương mại, dịch vụ 21,15 19,32 18,32 17,18 16,14
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Thất)
Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trong 5 năm gẩn đây (2004 - 2008) trên địa bàn huyện Thạch Thất như sau:
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 1.989.691 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2008 đạt 21,23%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản tăng 8,3%/năm, Ngành công nghiệp
và xây dựng tăng 28,8% năm, dịch vụ thương mại tăng 13,3%/năm.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chưa cao, ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm để thay vào đó là sự tăng trưởng đều đặn của Công nghiệp và xây dựng. Nếu so sánh trên toàn thành phố Hà nội thì huyện Thạch Thất còn ở mức thấp.
Bảng 4.2. Định hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 và 2020
STT Ngành nghề 2010
(cơ cấu %)
2020 (cơ cấu %) (cơ cấu %)
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 10.5 3,5
2 Công nghiệp, xây dựng 72.5 75
3 Thương mại, dịch vụ 17 21,5
(Nguồn: Báo cáo Huyện Uỷ Thạch Thất)
Tăng nhanh GDP/ đầu người và đạt khoảng 45 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2015 và đạt trên 70 triệu đồng năm 2020. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008 - 2020 là 18% đến 20 %.
Cùng đó thì huyện Thạch Thất cũng có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh té đối ngoại, tăng cương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào phát triển kinh tế của huyện.
4.1.2.2 Xã hội
a. Dân số
Dân số của huyện Thạch Thất tính đến ngày 01/ 01/ 2009 là 183.860 người (trong đó dân tộc mường chiếm 5.2%), trong đó dân số đô thị là 5.716 người chiếm 3,11% dân số. Tỷ lệ dân số đô thị của huyện hiện nay còn thấp, trong tương lai cần các thị tứ để tạo thành đô thị trong huyện
Bảng 4.3. Thực trạng phát triển dân số từ năm 2005 – 2008
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008
1. Dân số trung bình người 152.619 157.599 161.975 183.860
- Phân theo khu vực:
Thành thị người 5.491 5.520 5.619 5.716
Nông thôn người 147.128 152.079 156.356 178.144
- Phân theo giới tính:
Nam người 76.003 76.018 78.269 91.561
Nữ người 76.616 81.581 83.706 92.299
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.03 1.02 1.13 1.16
3. Tổng số lao động người 76.116 76.945 77.824 91.339
- Lao động NN người 54.605 55.200 55.831 65.490
- Lao động CN người 9.629 9.734 9.845 11.599
- Lao động DV người 11.882 12.011 12.148 14.250
(Báo cáo phòng dân số và kế hoạch hóa gia đình) 2. Lao động và việc làm
Tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2008 là 91.339 người trong đó lao động nông nghiệp là 65490 người, chiếm 71,7% tổng số lao động; lao động trong công nghiệp, xây dựng là 11599 người, chiếm 12.7%; lao động trong thương mại, dịch vụ là 14250 người, chiếm 15,6% so với tổng số lao động
010000 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 nông nghiệp công nghiệp thương mại
Hình 1. Hiện trạng lao động cuả huyện thạch thất
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Trên địa bản huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 80, tỉnh lộ 84 va các tuyến giao thông đường liên xã liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong huyện, với tổng chiều dài 511km, ngoài ra còn có khoảng 900 km đường giao thông nội đồng.
Hiện trạng các tuyến đường chính như sau:
+ Đường Láng - Hòa Lạc chạy qua các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa với chiều dài 6km, mặt đường bê tông nhựa rộng 12m . Hiện đang được mở rộng và nâng cấp thành đường cao tốc với thiết diện cắt ngang 140m, bao gồm cả đường bộ và đường sắt.
+ Quốc lô 32 chạy qua địa phận xã Đại Đồng với chiều dài 2,1km mặt cát đường nhựa rộng 15m.
dài 9km, mặt đường bê tông nhựa rộng 8m.
+ Tỉnh lộ 80 chạy qua các xã trong vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện (Phùng Xá, Thạch Xá, Kim Quan, Phú Kim, thị trán Liên Quan, Đại Đồng), là tuyến đường nối trung tâm huyện lỵ với đường Láng- Hòa Lạc, có lưu lượng xe qua lại nhiều. Tổng chiều dài 14km, mặt đường rộng 5m, hiện nay đang được mở rộng, nâng cấp với mặt đường rộng 14 m, trải bê tông.
+ Tỉnh lộ 84: chạy qua địa phận xã Bình Yên, Kim Quan, thị trấn Liên Quan với chiều dài 8km, mặt đường trải nhựa rộng 6m.
+ Các tuyến đường liên xã do huyện quản lý dài 65km, trong đó một số tuyến chính đã được dải nhựa rộng 4m.
+ Đường do xã quản lý gồm đường liên xã, liên thôn, xóm với chiều dài khoảng120km, hầu hết là đường cấp phối có nền dường từ 3-6m.
Toàn huyện có khoảng 350 xe tải, hầu hết có trọng tải dưới 10 tấn, cùng với khoảng 80 xe ô tô chở khách và xe thô sơ các loại.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi cho lưu thông và phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, và mùa mưa khó đi lại.
b. Thủy lợi
Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi Phù Sa – Đồng Mô quan lý với công suất 3.420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ do các hợp tác xã quản lý và khai thác. Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000 m3/h. Ngoài ra có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 35.000 m3/h.
Diên tích được tiêu khi mưa úng là 4.937 ha/năm (chủ yếu bằng các trạm bơm tiêu). Một số xã vùng bán sơn địa việc tiêu thoát nước còn khó khăn
do bị úng cục bộ, khó định vùng tiêu hoặc vùng tiêu chưa khép kín.
Khả năng tưới, tiêu chủ động của các công trình thủy lợi hiện đáp ứng được khoảng 50% diện tích đất canh tác toàn huyện. Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chưa được tưới.
Hệ thống trạm bơm, kênh mương do xây dựng đã quá lâu, lại thiếu vốn để nâng cấp máy móc, đường điện, nạo vét kênh mương nên đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống kênh mương nội đồng. Hệ thống kênh Đồng Mô và Phù Sa và một số tuyến mương nội đồng đã được cứng hóa. Việc kiên cố hóa kênh mương sẽ tiết kiệm được đất dùng cho thủy lợi.
Tuyến đê tả Sông Tích dài 14,7 km là đê cấp III do nhà nướcquản lý. Tuyến đê này và các cống đê được xây dựng từ lâu, hiện nhiều đoạn đã xuống cấp cần đầu tư tu bổ. Ngoài ra còn có các tuyến đê nhỏ như đê hữu sông Tích và đê bồi với chiều dài khoảng 14,7 km.
c. Y tế
Trung tâm y tế huyện Thạch Thất có diện tích 11.982 m2 với 250 giường bệnh.
+ Trạm y tế xã: có 200 trạm, 100 giường bệnh. Tất cả các xã thị trấn đều có bác sỹ, 117/169 thôn có cán bộ y tế thôn.
+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được coi trọng. Tăng cường đầu tư thiết bị, vật chất và cán bộ y tế cho tuyến xã giúp làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Công tác dân số kế hoạch háo gia đình, chăm sóc, giáo gục trẻ em được chú ý và thực hiện tốt, 100% số trẻ em dưới 1 tuổi dược tiêm phòng mở rộng, tiêm phòng cho phụ nữ có thai đạt 98%. Tỷ suất sinh thô trung bình hàng năm giảm 0,6 - 0,8%.
d. Văn hóa, thể thao.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được quan tâm đúng mức, hoạt động thường xuyên. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, rối nước … được khuyến khích khôi phục. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Huyện có 1 nhà văn hóa trung tâm hoạt động tốt, một số xã có
nhà văn hóa và các câu lạc bộ hoạt động thường xuyên. Nhà văn hóa thôn (hay hội trường thôn) là nơi hội họp giao lưu cảu nhân dân rất cần được xây dựng và củng cố. Tuy nhiên ở nhiều thôn vẫn chưa có, hoặc có nhưng quy mô chưa đủ khang trang. Cần bố trí đất và khuyến khích để các thôn xây dựng được nhà văn hóa của thôn mình.
Trên địa bàn huyện có nhiều di tích được xếp hạng như: chùa Tây Phương (là chùa cổ được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia), đình chùa Hữu Bằng, đình Phú Đa, đình Thạch Xá, đình chùa Chàng Sơn, đình Đồng Trúc, chùa Yên Lạc…Ngoài ra còn có tượng đài núi Nứa, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm… Hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, mang đậm phong tục và văn hóa làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dịch vụ văn hóa được thực hiện thường xuyên để đảm các hoạt động văn hóa có nề nếp, phòng chống tệ nạn xã hội.
Phong trào tập luyện thể dục, thể thao phát triển sâu rộng trong nhân dân, lực lượng vũ trang, cơ quan, trường học. Thạch Thất là quê hương của nhiều vận động viên đang thi đấu tại các giải trong tỉnh, trong nước, khu vực và quốc tế, nhiều người trong số đó đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Hoạt động thể dục, thể thao đạt được thành tích cao và có phong trào phát triển là do có truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm đặc biệt là trong môn đấu vật.
Ngoài ra còn do có sự quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất như sân chơi, bãi tập, nhà tập luyện, nhà thi đấu.
e. Năng lượng
Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều cụm, điểm công nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên. Tổng lượng điện tiêu thụ trong năm 2008 trên 70 triệu KW/h.
Nguồn điện cung cấp cho huyện được lấy từ trạm 100KV Sơn Tây và trạm 110 KV Phúc Thọ qua các trạm trung gian: Trạm Thạch Thất 1 cấp điện cho thị trấn Liên Quan và các xã phía bắc huyện; Trạm Thạch Thất 2 (đặt tại Bình Phú) cấp điện cho các xã phía nam huyện và trạm Thạch Thất 3 (đặt tại Thạch Hòa) cấp điện cho các xã Tân Xá, Hạ Bằng, Bình Yên. Tổng công suất của 3 trạm trung gian là 16.800KVA. Do nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, hiện nay đã lắp đặt thêm trạm biến áp 110KV di động tại Phùng Xá với công suất 25MVA để hỗ trợ cho trạm trung gian Thạch Thất 1 và 2, cấp điện cho huyện Quốc Oai, vận hành trạm 110 KV khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Lưới điện với 2 cấp điện áp là 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện trên lưới 10 KV. Đến cuối năm 2005, toàn huyện có 165 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công 59415 KVA; 175,18 km đường dây cao thế, điện năng tiêu thụ khoảng 6,5 - 7,0 triệu KWh/tháng.
Do có hướng ưu tiên phát triển điện của tỉnh Hà Tây (cũ), nên hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thất đã có 100% số hộ đã được dùng điện từ lưới điện quốc gia. Đây là một cố gắng rất lớn của địa phương. Song trong những năm tới cần cải tạo, và nâng cấp lưới điện và các thiết bị điện để đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.
f. Bưu chính viễn thông
Ngành bưu điện đã lắp đặt trên địa bàn huyện 3 tổng đài kỹ thuật số (3.000 số), 2 trạm chuyển tiếp sóng điện thoại di động, 3 bưu điện và bưu cục. Số máy điện thoại trên mạng phát triển nhanh từ 1.914 máy (năm 2000) đến năm 2005 đã có 10.130 máy, 23/23 xã thị trấn đều có máy điện thoại và bưu điện văn hóa. Mật độ máy điện thoại đến năm 2008 đạt tỷ lệ
10,8 máy/100 dân.
Nhìn chung mạng lưới thông tin bưu điện đã phát triển khá trở thành một trong những huyện phát triển nhanh về mật độ điện thoại, xong cũng tập
trung chủ yếu ở những xã, thôn có điều kiện kinh tế phát triển, còn những xã, thôn kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp thì còn mỏng.
g. Quốc Phòng, an ninh
Huyện Thạch Thất có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ của thủ đô Hà Nội, trên địa bản huyện có nhiều đơn vị quân đội đóng quân. Theo số liệu kiểm kê ngày 1/1/2009 toàn huyện có 2.338,19 ha đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh.
Huyện luôn quan tâm đúng mức đến công tác quân sự ở địa phương, trong những năm qua đã tổ chức thực hiên tốt các pháp lệnh về dân quân tự vệ và dự bị động viên ở cơ sở. Thường xuyên củng cố và xây dựng thế trận phòng thủ, bổ sung hoàn thiện phương án tác chiến, củng cố các phương án tác chiến, củng cố các công trình Quốc phòng, chỉ đạo diễn tập. Các cấp chính quyền đã làm tốt công tác an ninh, quốc phòng, hậu cần nhân dân.
Hàng năm trên địa bàn huyện thực hiện tốt và luôn hoàn thành việc gọi thanh niên nhập ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng, đảm bảo tính công bằng, đồng thời thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Trên địa bàn huyện đã triển khai sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, an ninh xã hội được đảm bảo, triển khai chương trình quốc gia chống tội phạm, chống ma túy. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp, các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc..) chưa được đẩy lùi và có chiều hướng gia tăng.