KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 83 - 85)

5.1 Kết luận

1. Thạch Thất là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, có hệ thống giao thông tương đối phát triển, thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, Thạch Thất có điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú. Hiện nay vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đang là vấn đề được quan tâm trên địa bàn huyện.

2. Thực trạng cho thấy đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do việc phân bổ quỹ đất cho các ngành kinh tế trong quá trình phát triển CNH – HĐH khi huyện được sát nhập về Thành phố Hà Nội.

Hiện nay nông nghiệp huyện Thạch Thất vẫn sử dụng các loại hình sản xuất nông nghiệp vốn có, đồng thời đã áp dụng những công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Áp dụng các LUT mới: (lúa – hoa), (lúa – lúa – cá)…, Ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong các hộ gia đình.

3. Đề tài đã đưa ra những lý luận cơ bản về hiệu quả và phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, đồng thời từ việc nghiên cứu thực trạng và số liệu điều tra nông hộ, từ đó ứng dụng mô hình phương pháp toán tối ưu cho việc xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn toàn huyện và một số xã đại diện cho huyện.

Ứng dụng mô hình toán tối ưu trong đề tài đã xác định được quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện, tuy nhiên nhìn vào kết quả chạy mô hình bài toán thì chưa thể phân bổ quỹ đất cho từng vùng cụ thể, kết quả mang tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

4. Đối với việc ứng dụng mô hình toán cho vùng có quy mô diện tích nhỏ hơn như cấp xã thì bài toán có thể giải quyết được vấn đề phân bổ quỹ đất

cho từng thôn trong xã trên cơ sở đó lập bản đồ quy hoạch cụ thể. Tuy nhiên trong bài toán chưa đưa hết được tất cả các loại hình sử dụng đất hiện có trong huyện cũng như ở cấp xã.

5.2 Đề nghị

- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu năm 2008, do sự nhậy cảm của các số liệu có liên quan đến nhiều vấn đề như giá cả các loại sản phẩm(phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả nông phẩm, năng suất cây trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến công thức tính chi phí, như lợi nhuận. Vì vậy đề nghị khi nghiên cứu, áp dụng mô hình toán thì những số liệu đó phải luôn được cập nhật để đáp ứng tính thực tế của đề tài.

- Đề tài có thể tiếp tục được nghiên cứu và nâng cao hơn nữa, ví dụ như đề tài có thể được lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Hơn nữa có thể xây dựng phần mềm ứng dụng riêng cho việc xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất hợp lý.

- Đề nghị kết quả nghiên cứu cần được thử nghiệm ở các vùng khác cùng điều kiện tương tự để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài.

Một phần của tài liệu 26419 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)