Những kiêu hãnh và định kiến của Elizabeth Bennet

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong kiêu hãnh và định kiến của jane austen (Trang 39 - 49)

6. Đóng góp của luận văn

2.1. Những kiêu hãnh và định kiến của Elizabeth Bennet

Elizabeth Bennet, một cô gái 20 tuổi xuất thân trong một gia đình trung lưu, là nhân vật chính trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến của nữ nhà văn Jane Austen. Chính vì thế, mọi tình tiết của tiểu thuyết đều xoay quanh cuộc sống của nhân vật này. Hai chủ đề chính xuyên suốt tác phẩm cũng là hai thái cực đối lập nhau nảy sinh trong đời sống tâm hồn của Elizabeth – lòng kiêu hãnh và cả những định kiến – về cuộc sống và những nhân vật khác, đặc biệt là đối với nhân vật Fitzwilliam Darcy, người thuộc tầng lớp địa chủ và sau này trở thành chồng của cô. Không giống như nhiều tác

38

phẩm khác, tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen đúng nghĩa là một câu chuyện tình nhẹ nhàng và lãng mạn của cặp đôi nhân vật chính. Do đó, tác phẩm chủ yếu tập trung khơi dậy những suy nghĩ phức tạp và nỗ lực không ngừng của Elizabeth trong việc bỏ qua lòng kiêu hãnh và sự định kiến để có thể tìm kiếm được tình yêu đích thực của đời mình.

2.1.1. Lòng kiêu hãnh của Elizabeth Bennet

Như ta đã biết lòng kiêu hãnh được xây dựng dựa trên những giá trị tốt đẹp của bản thân đáng được tự hào và Elizabeth Bennet hoàn toàn xứng đáng có được lòng kiêu hãnh đó cho mình.

2.1.1.1 Lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp bề ngoài – một vẻ đẹp trí tuệ của Elizabeth

Lòng kiêu hãnh đến từ sự tự hào về một vẻ đẹp nội hàm, trí tuệ và đáng yêu của Elizabeth Bennet. Không như Jane Bennet, người chị của cô với một vẻ đẹp kiều diễm khiến người kinh ngạc ngay từ lần đầu tiên gặp mặt và được mệnh danh là “người con gái đẹp nhất nơi đây” thì Elizabeth lại mang một vẻ đẹp nội hàm và duyên dáng.

Dáng người Elizabeth có lẽ không thật tinh tế với các số đo chuẩn cũng như sự cân đối trong mọi chi tiết hình thể nhưng chắc chắn rằng cô cũng rất đẹp bởi cô chỉ xếp sau chị cả Jane và danh tiếng xinh đẹp của 5 cô con gái nhà Bennet đã được lan truyền bấy lâu nay, kể cả anh Bingley cũng đã rất muốn được gặp họ trong lần đầu đến thăm ông Bennet. Ở Elizabeth, vẻ đẹp được toát lên một cách tự nhiên từ tính cách phóng khoáng của cô, giống như anh Darcy có miêu tả về Elizabeth trong thời gian anh gặp cô ở Netherfield: “Anh tìm ra hình thể cô có nhiều hơn một nét kém cân đối nhưng anh vẫn buộc phải công nhận dáng cô toát lên vẻ thanh thoát đáng yêu. Và dẫu anh từng chê phong cách của cô không thuộc giới thượng lưu nhưng anh bị lối xử sự vui tươi của cô lôi cuốn” [1, tr.75].

Như điều người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” thì chắc hẳn rằng Elizabeth có một tâm hồn rất đẹp đẽ và phong phú cho nên đôi mắt cô mới đẹp và cuốn hút đến vậy. Cho nên anh Darcy cũng nhận ra được vẻ đẹp này và chìm đắm trong đó lúc nào không hay “bắt đầu thấy đôi mắt màu sẫm của cô lộ vẻ đẹp thông minh hiếm thấy”;

39

hay là “Tôi đang suy tư về việc một đôi mắt đẹp trên gương mặt một cô gái xinh xắn có thể làm người ta vui đến chừng nào” [1,tr.96].

Bởi vì “tướng do tâm sinh” do đó có lẽ vẻ đẹp này phần nào được hình thành nhờ lòng yêu thích đọc sách, yêu thích quan sát và phân tích thế giới xung quanh cô, kết hợp với tư chất thông minh cùng tâm tính lương thiện, tốt bụng, lạc quan mà tạo nên vẻ đẹp cuốn hút như vậy. Và đây cũng chính là vẻ đẹp nội hàm trường tồn cùng thời gian cùng nét duyên dáng được ẩn tàng thấp thoáng.

Điều này xứng đáng để Elizabeth kiêu hãnh. Lòng kiêu hãnh này được Elizabeth thể hiện ra bên ngoài bằng phong thái tự tin dù ở bất kỳ nơi đâu hay gặp bất kỳ ai.

2.1.1.2 Lòng kiêu hãnh về trí tuệ thông minh cùng óc phân tích sắc sảo của Elizabeth

Xuyên suốt một phần ba đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, tác giả Jane Austen đã sử dụng ngôn từ là những dữ liệu, có phỏng đoán, có mô tả, có nhận định cùng lối viết dí dỏm và hài hước để xây dựng nên hình tượng của các nhân vật. Trong đó đặc biệt là Elizabeth, cô là người yêu đọc sách, hài hước và thông minh. Cô cũng luôn vui vẻ và thích bông đùa nhưng cũng sâu sắc nên ta có thể thấy được rất rõ điều này trong các câu thoại giữa cô và những người xung quanh. Elizabeth luôn có chính kiến riêng, điều này trở thành giá trị đáng tự hào hay nói cách khác là lòng kiêu hãnh nơi cô khiến cho cô không mang dáng vẻ e ấp, nhút nhát của các thiếu nữ thường thấy, mà lại phóng khoáng, tự tin trả lời một cách khéo léo và có chính kiến bất kỳ các vấn đề nào liên quan đến mình.

Trải dọc câu chuyện ta có thể thấy được những dòng suy tư, phân tích và phán đoán của Elizabeth về con người, sự vật và sự việc xung quanh cô. Đồng thời những chủ đề câu chuyện luôn chứa một ý nghĩa và góc nhìn nhận cá nhân nào đó mà không phải các câu đưa chuyện xã giao hay bàn tán về trang phục như những thiếu nữ khác bấy giờ. Elizabeth quan tân đến thế giới nội tâm và cảm nhận của người xung quanh hơn là những thứ phù phiếm bên ngoài. Anh Bingley cũng từng nhận định rằng “tôi e rằng mình thật đáng thương khi bị nhìn xuyên thấu như vậy” trong lúc nói chuyện cùng Elizabeth. Sự tự tin này của Elizabeth cũng chính bởi bắt nguồn từ lòng kiêu hãnh về trí tuệ và óc phân tích sắc sảo của mình.

40

Có lẽ do đó mà điều cô mong muốn ở nửa kia của mình cũng phải có trí tuệ và sự lịch thiệp của một quý ông; lòng kiêu hãnh không cho phép cô chấp nhận một người chồng không hiểu mình, không cân xứng với mình. Bởi vậy trong lần cầu hôn của người anh họ Collins, Elizabeth đã thẳng thắn và lịch thiệp từ chối vì bản thân cô biết rằng cô không muốn kết hôn mà không có tình cảm, hơn nữa là với một người đầu óc sáo rỗng, chỉ luôn bợ đỡ người giàu sang. Elizabeth biết cô sẽ không thể hạnh phúc trong cuộc hôn nhân như vậy.

Cho đến lần thứ hai nhận được lời cầu hôn từ người đàn ông khác là anh Darcy, sự kiện sau đó cô dần dần thấu hiểu và có cái nhìn khác về anh Darcy, cũng là những tháng ngày suy nghĩ về lá thư giải thích cho những lời buộc tội mình của Darcy thì Elizabeth cũng nhận ra được rằng mình đã nhẹ dạ cả tin lời Wickham như thế nào. Và cùng với những thành kiến của bản thân sẵn có đã luôn nghĩ xấu cho một con người cao thượng như Darcy bấy lâu nay khiến cô cảm thấy thật xấu hổ. Tình cảm của cô cũng lớn dần theo và càng ngưỡng mộ một con người tốt đẹp như anh Darcy hơn khi biết anh đã giúp đỡ em gái mình, Lydia Bennet nhiều như thế nào. Rồi khi nhận được lời thổ lộ thứ hai từ anh, biết được anh vẫn yêu thương cô tha thiết, biết được nguyện vọng của anh trước giờ chưa từng thay đổi, và cũng biết được rằng tất cả những gì anh làm đều vì cô, Elizabeth hạnh phúc trong vỡ òa. Mọi kiêu hãnh từ cái tôi, mọi định kiến đều như trở thành vô hình, để rồi Elizabeth và anh Darcy đã đến với nhau trong một cái kết viên mãn [19, tr. 67].

Có thể thấy được rằng nữ nhà văn Jane Austen đã rất khéo léo khi dẫn dắt được cảm xúc của người đọc cùng vui, cùng buồn, cùng tức giận và cũng cùng hạnh phúc theo cảm xúc và tình tiết của nhân vật. Bà đã thêm nhiều yếu tố lãng mạn và đẹp đẽ trong văn phong của mình để đến khi đọc phần kết viên mãn này, người đọc cũng mãn nguyện trong lòng biết bao. Có lẽ đây cũng chính là thông điệp của nữ nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc rằng tình yêu chân thành có tồn tại và tồn tại lâu dài cùng thời gian. Rằng một tình yêu đẹp bất chấp định kiến, bất chấp kiêu hãnh cùng cái tôi kiêu ngạo hoặc những thứ phù phiếm bên ngoài, chỉ cần là của nhau thì cuối cùng cũng đến được với nhau.

41

2.1.1.3 Lòng kiêu hãnh về bản tính phóng khoáng và tự chủ của Elizabeth

Elizabeth mang vẻ đẹp có chút kênh kiệu và xa cách nhưng cũng hiền lành, vi tha và yêu thương, là các nét đẹp chuẩn mực của con gái xã hội cũ hòa trộn với nét tính cách mới mẻ và đặc biệt của cô tạo nên một hình tượng đầy quyến rũ và thu hút. Thêm vào đó lại ẩn hiện lòng kiêu hãnh về bản tính phóng khoáng và tự chủ của mình khiến con người cô toát lên vẻ vừa cứng cỏi, lại vừa dí dỏm. Và từ đó Elizabeth đã trở thành một hình mẫu lý tưởng trong bối cảnh văn học và bối cảnh xã hội bấy giờ.

Khác với các cô gái khác thời đó luôn nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, của gia đình và chấp nhận mọi định kiến bất công của xã hội dành cho vị thế của mình, Elizabeth lại luôn tự chủ, có những ý nghĩ của riêng bản thân và tự quyết định cuộc sống và vận mệnh của chính cô. Những chi tiết này cũng chính là sự biểu hiện phần nào của lòng kiêu hãnh nơi cô vì một cô gái thời phong kiến phải tự tin và tự hào về giá trị bản thân bao nhiêu mới có thể tự chủ và tự quyết định cho cuộc đời mình. Ví như trong tình huống bị mẹ mình là bà Bennet ép buộc muốn cô gả cho người anh họ Collins, một người có chức nghiệp, có vị thế và có tài sản, nhất lại là người sẽ sở hữu tòa điền trang mà gia đình cô đang sinh sống. Dưới mọi biện pháp vừa khuyên bảo vừa đe dọa từ bà Bennet, nhưng Elizabeth vẫn kiên trì trước quyết định của mình, từ chối lời cầu hôn của Collins, cô biết mình sẽ không thể giống như Charlotte, sống một cuộc sống không tình cảm, cùng một người trí tuệ rỗng tuếch, và cùng cầu cạnh, bợ đỡ, nịnh nọt quyền thế mà có thể bình thản qua ngày. Đồng thời cũng thật may mắn khi cô có người cha yêu thương và thấu hiểu mình, ông Bennet đã duy trì quyết định của cô. Bởi vì ông cũng đã nhìn thấu được bản chất con người của Collins và cũng biết được rằng anh ta chẳng xứng đáng và cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc cho cô con gái yêu quý Lizzy của mình [24, tr. 138].

Lòng kiêu hãnh của Elizabeth còn được thể hiện qua cách cô suy nghĩ thoáng, sống phóng khoáng và không chấp nhặt. Với rất nhiều người, có khi chỉ là hơn thua nhau một câu nói thì cả đời có thể trở thành kẻ thù, có khi chỉ vì lợi ích mà trở mặt lập tức. Ví như cô Bingley; vì lòng mến mộ Darcy trong khi trái tim Darcy lại hướng về Elizabeth; cũng như vì định kiến giai tầng đối với Jane người được anh trai Bingley

42

của mình yêu thương, mà cô Bingley đã buông lời khắc nghiệt, thậm chí còn tham gia thúc đẩy sự ra đi của hai người đàn ông đó rời khỏi Nerthfields trở về London. Elizabeth cũng biết điều này, tuy nhiên cô không chấp nhặt, không tranh cãi, lòng kiêu hãnh của cô không cho phép bản thân cũng cư xử theo cách của đối phương để đáp trả. Hay như khi biết được George Wickham đã lừa dối mình, cụ thể là dưới sự đặt điều, vu khống của Wickham về Darcy khiến cho Elizabeth có thành kiến cực kỳ xấu về anh Darcy, một trong những nguyên nhân lớn khiến cho Elizabeth ghét cay ghét đắng anh và hình thành những hiểu lầm sâu sắc, dẫn đến mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng. Tuy nhiên sau khi biết được sự thật về phẩm cách làm người của Darcy cũng như bộ mặt giả dối vô lại của Wickham, Elizabeth đã bày tỏ lòng xin lỗi đối với những lời nói gây tổn thương của mình đối với Darcy. Còn thái độ của cô đối với Wickham, vì tâm tính phóng khoáng, kiêu hãnh và không chấp nhặt của mình, thậm chí cô còn nghĩ rằng nên cho Wickham một cơ hội biết đâu anh ta đang sửa đổi bản thân, cho nên Elizabeth cùng Jane quyết định không vạch trần bộ mặt thật của Wickham trước mắt mọi người nữa, không nói lời khắt khe sau lưng cũng chẳng tranh cãi trước mặt. Elizabeth bỏ qua những tỵ hiềm và hành xử lịch thiệp như một quý cô.

2.1.2. Những định kiến của Elizabeth Bennet

Như chúng ta đã biết, tên tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến trong bản nguyên gốc tiếng anh là Pride and Prejudice, trong đó từ Prejudice ngoài sắc thái nghĩa là định kiến, còn mang nghĩa là ý kiến (thích hoặc không thích) không dựa theo kinh nghiệm hoặc lý lẽ, hoặc sự thành kiến, sự thiên kiến. Có thể thấy đây là một từ mang hàm nghĩa rộng với vai trò là một phần của tiêu đề tác phẩm, do đó khi phân tích nhân vật Elizabeth Bennet dưới phương diện định kiến, chúng ta cũng cần mở rộng vấn đề hơn nữa.

Ở hình tượng nữ chính Elizabeth Bennet, có thể thấy rằng cô cũng phải chịu ảnh hưởng chung từ những định kiến xã hội mà những thiếu nữ thời của cô phải chịu. Đó là định kiến xã hội phân biệt giai tầng và định kiến phân biệt đối xử giới tính. Mặt khác Elizabeth Bennet cũng có những định kiến cá nhân, tiêu biểu như định kiến cá

43

nhân đối với nhân vật nam chính trong truyện, Fitzwilliam Darcy, và định kiến cá nhân đối với nhân vật George Wickham.

Đầu tiên là về định kiến phân biệt giai tầng mà Elizabeth Bennet phải chịu. Như ta đã biết vương quốc Anh bấy giờ là một xã hội trọng đẳng cấp, sự phân hóa đẳng cấp diễn ra một cách sâu sắc và được áp đặt lên toàn bộ xã hội. Dù cho là tầng lớp trên và tầng lớp dưới liền kề nhau thì lằn ranh giới giữa hai tầng lớp đó cũng rất lớn và khác biệt trong cách phân biệt đối xử và lợi ích được hưởng. Do đó điều này trở thành một trong những nguyên nhân chính tạo nên áp lực cho các cuộc hôn nhân thời phong kiến. Đằng trai phải giữ phẩm cách, thể diện và bảo toàn vị thế của mình, do đó cần chọn nhà gái cũng tương xứng để kết thân. Đây cũng trở thành định kiến sẵn có trong đầu của các chàng trai thời bấy giờ, như trong truyện là tình tiết Darcy giằng co nội tâm lẫn tình cảm trước sự bất tương xứng của hai bên nhà trai và nhà gái Elizabeth. Điều này đã khiến anh Darcy phải suy nghĩ rất lâu cho đến khi không nén nổi tình cảm trong lòng mình nữa mà quyết định cầu hôn Elizabeth. Nữ nhà văn Jane Austen đã miêu tả được một mặt thực dụng của xã hội trọng đẳng cấp đương thời, tuy nhiên bởi đây là một cuốn tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nên kết cục thật đẹp đẽ và viên mãn, còn trong thực tế cuộc sống thì chắc hẳn rất nhiều đôi uyên ương đứng hai bờ của lằn ranh giới giai tầng này đã không đến được với nhau, thậm chí có thể xảy ra một kết cục xót xa nào đó rồi.

Thứ hai là định kiến phân biệt đối xử giới tính mà Elizabeth và những thiếu nữ đương thời như cô phải chịu đựng. Lúc bấy giờ, trong thế kỷ 18 và 19, các cô gái không được phép đến trường mà chỉ có thể ở nhà và nhận được sự dạy dỗ từ bố mẹ, với những gia đình có điều kiện có thể thuê gia sư về dạy dỗ con gái mình. Thêm nữa nữ giới cũng không được phép đảm nhận các chức nghiệp có giá trị, địa vị hay cũng như không được tham gia con đường chính trị…Đây là một định kiến phân biệt giới tính hà khắc đối với nữ giới nói chung và với Elizabeth nói riêng, nó cản trở sự phát triển của những cô gái, cản trở khả năng tiếp cận với tri thức, với nền giáo dục tiên tiến, với sự tự do và tự chủ cũng như hạnh phúc của bản thân mỗi cô gai. Cho nên Elizabeth

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong kiêu hãnh và định kiến của jane austen (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)