6. Đóng góp của luận văn
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến được hiểu là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong cuốn tiểu thuyết tình yêu này, không chỉ mang chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc. Chất liệu nghệ thuật trong ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa và tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường bối cảnh xã hội phong kiến nước Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đạt tới giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ được công nhận suốt hơn hai trăm năm qua. Do đó để phân tích được ngôn ngữ nghệ thuật mà nữ nhà văn Jane Austen đã xây dựng trong tác phẩm Kiêu
hãnh và định kiến của mình, trước tiên ta cần tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của người
Anh khoảng những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 trong phần tiếp theo dưới đây.
87
3.3.1. Đặc trưng ngôn ngữ của người Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ thứ 19
Ngay từ những trang đầu tiên chúng ta đã được biết về tiểu sử của nữ văn sĩ người Anh – Jane Austen. Bà là một nữ nhà văn thuộc cung Nhân Mã sinh năm 1775 và mất vào năm 1817. Đây là những mốc thời gian quan trọng bởi vì ta có thể thấy Jane Austen đã dành hơn nửa cuộc đời mình trải qua một phần tư cuối cùng của thế kỷ 18 và non nửa thời gian cuộc đời còn lại của mình trong một phần tư đầu tiên của thế kỷ 19. Do đó Jane Austen cũng đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn học với những đặc trưng ngôn ngữ của người Anh cuối thế kỷ 18. Đồng thời với tư tưởng mới mẻ và tài hoa của mình Jane Austen cũng trở thành một trong những người tiên phong góp phần tạo nên những đặc trưng ngôn ngữ của người Anh vào đầu thế kỷ thứ 19. Thời đại của Jane Austen, một thời đại chuyển giao giữa hai thế kỷ, thời đại của kế thừa và phát huy nhưng cũng đồng thời là thời đại của đánh giá nhìn nhận lại và thay đổi cách tân. Vô vàn những yếu tố này đã được hòa trộn và kết tinh lại thành ngôn ngữ nghệ thuật dưới ngòi bút của nữ tác gia Jane Austen mang đến cho bao thế hệ độc giả những tác phẩm bất hủ và đặc biệt.
3.3.1.1. Đặc trưng ngôn ngữ của người Anh vào cuối thể kỷ 18
Những nét lãng mạn như nhiệt huyết, đam mê, trí tưởng tượng,… đã suy giảm khi bước vào thế kỷ 18, một thế kỷ được đặc trưng bởi tinh thần chủ nghĩa hiện thực. Một thời đại mà lý trí, trí tuệ, tính đúng đắn và tinh thần trào phúng trở thành những đặc điểm chính của văn học.
Đồng thời nhìn chung tiểu thuyết nước Anh thế kỷ 18 thường khắc họa hiện thực các nhân vật thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, bối cảnh thế giới thực và cốt truyện được xoay quanh các xung đột trong đời thực, quanh chủ nghĩa cá nhân cùng sự trào phúng, châm biếm. Trong đó phải kể đến một lượng lớn các tác phẩm phản ánh tinh thần khoa học của thời đại, những câu chuyện du ký thế kỷ 18 đã đáp úng nhu cầu ngày càng tăng lên của công chúng với kiến thức về thế giới thông qua những mô tả chính xác các vùng đất và các dân tộc ở phương xa. Chúng được đề cao hơn những câu chuyện lãng mạn viết từ thời kỳ trung cổ.
88
Tiếp sau đó đến giữa thế kỷ 18, các tuyến đường bưu điện được mở rộng nhanh chóng khiến nó trở thành một thời đại tuyệt vời của viết thư. Các lá thư liên tục được gửi qua lại và dần trở thành thú vui viết lách, kể chuyện không chỉ trong các gia đình quyền quý thượng lưu mà các tầng lớp trung lưu, thương nhân và cả những lớp người khác.
Do đó ta có thể dễ dàng lý giải được những tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết tình yêu lãng mạn của Jane Austen thời đó đã gặp phải những rào cản trở từ xã hội như nào. Tuy nhiên những khát vọng vào tình cảm, hy vọng trong tình yêu, những ước mơ có thể trở thành hiện thực đều là những điều mà bất cứ một người nào vẫn luôn hoặc đã từng ấp ủ trong lòng, và những tác phẩm của Jane Austen mang lại ngọn lửa hy vọng gửi gắm những điều tốt đẹp nhất vào tình yêu, hôn nhân, ước vọng trở thành hiện thực. Kèm theo đó là những đổi mới trong tư duy, suy nghĩ và quan điểm, tính cách đã khiến cho tác phẩm mang một chiều sâu nhất định chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, điều này trở thành động lực chính đưa tác phẩm tồn tại trong lòng người đọc lâu dài và tồn tại xuyên suốt với thời gian trên dòng lịch sử văn học nước Anh. Đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng của đặc trưng ngôn ngữ văn học nước Anh cuối thế kỷ 18 bấy giờ là văn phong trào phúng, châm biếm hiện thực xã hội nên ta có thể thấy được ngôn từ của nữ nhà văn Jane Austen cũng mang tính châm biếm và trào phúng đối với một vài người mà họ đại diện cho một nhóm người trong xã hội, hay những châm biếm trước định kiến, phân biệt tồn tại một cách sâu sắc đương thời cùng những hệ lụy mà chúng đem lại. Tuy nhiên nữ nhà văn Jane Austen vẫn luôn giữ trong trái tim mình sự lạc quan, vui tươi, tình yêu, cảm xúc lẫn hy vọng, bởi vậy Kiêu
hãnh và định kiến đã hòa trộn chúng dưới ngòi bút có phong cách ngôn ngữ dí dỏm,
hài hước, vui vẻ và đậm sắc màu tình yêu lẫn hy vọng. Một tiểu thuyết tình yêu lãng mạn tựa quả cầu sáng màu hồng trôi nổi giữa màn đêm hiện thực tối màu đem lại sự tương phản biết bao nhiêu. Cho đến khi quả cầu ánh sáng màu hồng này trôi sang đến thế kỷ 19 thì đã phát sáng rực rỡ, nơi giá trị của nó ngày càng được công nhận.
89
3.3.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ của người Anh vào đầu thế kỷ 19
Với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, văn chương thế kỷ 19 đã đạt tới một tầm cao mới và lần đầu tiên nó trở thành một chuẩn mực văn học. Văn chương giai đoạn đầu thế kỷ 19 thường mang đậm tính cá nhân và nhiều phá cách. Chúng chứa đựng những bất định trong thị hiếu, khiếu thẩm mỹ, sự tinh tế ý nhị, sở thích và sở ghét của người viết.
Và trong đó Jane Austen trở thành một trong những cái tên nổi tiếng và vĩnh cửu nhất trong thế giới Văn học. Bà là một trong những nhà văn vĩ đại nhất với những cuốn tiểu thuyết đã châm biếm tất cả những sai trái trong xã hội đồng thời còn hòa trộn chất liệu tình yêu, hy vọng và sự lãng mạn vào từng tấm văn chương. Không chỉ thế tác phẩm của bà còn mang những tư tưởng, suy nghĩ mới mẻ cùng những giá trị chân – thiện – mỹ vĩnh cữu. Jane Austen trở thành một trong những nhà văn có nhiều mối liên quan với hiện nay nhất và tất cả độc giả thời hiện đại vẫn luôn đón chào bởi những ý tưởng và mối quan tâm của bà vẫn còn phổ biến cho đến xã hội hiện đại chúng ta ngày nay.
Nhất là tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến đã đề cao tính nữ quyền và bà đặt câu hỏi bình đẳng về mọi điều đúng sai của xã hội. Sự châm biếm, hài hước, dí dỏm hòa vào phong cách viết của bà trở thành lý do khiến tiểu thuyết của Jane được đông đảo mọi người yêu thích.
Có lẽ tới đây chúng ta sẽ cảm thấy có chút sai lầm khi đã khái quát Jane Austen là một nhà văn lãng mạn, cho nên có thể nói đúng hơn là Jane Austen một nhà văn lãng
mạn trong hiện thực chăng?
3.3.2. Kiêu hãnh và định kiến qua ngôn ngữ của thế giới phụ nữ trong tác phẩm
Bởi vậy ta có thể thấy được Jane Austen đã hoàn thành một cách hoàn hảo hai chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thông tin và chức năng thẩm mỹ.
Kiêu hãnh và định kiến khắc họa lại những điều đáng chú ý nhất trong xã hội phong
kiến nước Anh cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 với đầy đủ thông tin về hiện thực cuộc sống dưới góc nhìn của phụ nữ. Những định kiến, những phân biệt trong xã hội trọng
90
đẳng cấp, trọng giới tính mà những người phụ nữ phải chịu cũng như cách từng người đối mặt với chúng như thế nào. Tại đây, lòng kiêu hãnh, vẻ đẹp, tính cách, trí tuệ của mỗi nhân vật nữ được bộc lộ và đồng thời chính họ cũng khắc họa nên hình tượng của những nhóm phụ nữ trong xã hội hiện thực bấy giờ. Chỉ khác là có lẽ trong hiện thực kết quả sẽ không tốt đẹp, viên mãn như trong tiểu thuyết nhưng đâu ai đánh thuế giấc mơ, đánh thuế ước vọng, chúng ta có quyền mong ước cho những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống của mình. Và đây cũng chính một trong những tâm tư nữ nhà văn muốn gửi gắm nhất cho độc giả suốt hàng trăm năm của mình rằng, chỉ cần có hy vọng, có niềm tin và kiên định với niềm tin của bản thân thì cuối cùng ta cũng sẽ đạt được ước mơ của mình (theo nhiều cách).
Không chỉ hoàn thành xuất sắc chức năng thông tin kể trên mà ngôn ngữ nghệ thuật trong Kiêu hãnh và định kiến cũng làm tốt chức năng thẩm mỹ khi xây dựng nên những hình tượng nhân vật đa dạng chân thực, vừa truyền cảm lại mang dấu ấn riêng đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Jane Austen.
Nữ tác giả Jane Austen đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật đa dạng, đặc biệt là nhóm nhân vật nữ của truyện. Tại đây mỗi nhân vật mang một dáng vẻ hình tượng khác nhau, những tính cách khác nhau, bối cảnh cùng định kiến và kiêu hãnh trong lòng mỗi người khác nhau đã được phân tích tỉ mỉ trong các phần trên. Từ đó tạo thành một vòng tương tác chặt chẽ và liên kết giữa mỗi nhân vật tựa như mỗi người là mỗi loại cây hoa có đặc điểm khác nhau cùng khoe sắc trong một cánh rừng đẹp đẽ, mỗi người là một bộ phận mắt xích với vai trò quan trọng khiến cả một hệ thống vận hành trơn tru và mạch lạc.
Đồng thời, ngôn ngữ của Jane Austen cũng là ngôn ngữ của người nói, người dẫn truyện và cũng là ngôn ngữ của từng nhân vật với đa dạng tính cách được thể hiện trong từng trang tiểu thuyết. Và trong chính phong cách ngôn ngữ này đã đạt được tính truyền cảm cao nhất khi tác giả khởi dậy được những cảm xúc, ấn tượng mạnh mẽ từ trong lòng độc giả. Đây là điều mà không nhiều nhà văn có thể làm được, và cũng là một trong những điều làm nên thành công của tác phẩm. Phong cách ngôn ngữ này để lại dấu ấn riêng của Jane Austen, lặp đi lặp lại nhiều lần qua từng trang
91
viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng mang tên Jane Austen, nhờ vậy mà tác phẩm có thể trường tồn trên dòng lịch sử của nền văn học nước Anh.
Tiểu kết
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kiêu hãnh và định kiến đã đem tên tuổi của Jane Austen trở thành một trong những nhà văn có nhiều ảnh hướng nhất và được trọng vọng trên văn đàn nước Anh. Tác phẩm là sự kết tinh, kế thừa và phát huy tinh hoa văn chương thế kỷ 18 vừa hòa quện với tư duy, suy nghĩ cùng nghệ thuật ngôn ngữ mới mẻ của chính tác giả trở thành một trong những lá cờ tiên phong cho chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19. Những tình tiết nhịp nhàng và tài tình dưới ngòi bút của Jane Austen đã trở nên sống động hiện ra trước mắt, khiến người đọc như nhập thân vào thế giới truyện theo cách tự nhiên nhất. Tựa như một chuyến phiêu lưu sống lại vào thế kỷ trước được thấy đa dạng từng con người thời ấy mỗi người một tính cách, một hình tượng hòa vào một xã hội phong phú nhưng không lộn xộn. Cuốn hút theo từng tình tiết, từng câu thoại, từng lá thư cho đến nút thắt đẩy cao trào truyện lên cao vào giữa truyện và nhẹ nhàng mỉm cười hài lòng khi đắm chìm trong cái kết viên mãn tươi đẹp phần cuối truyện. Là một trong số ít tác phẩm có thể khiến đại đa số độc giả trên toàn thế giới mãn nguyện và hài lòng, và chúng ta đều biết rằng điều này đã được minh chứng bởi lịch sử và cộng đồng yêu văn học trên toàn cầu.
92
KẾT LUẬN
Kiêu hãnh và định kiến của nữ nhà văn Jane Austen đã xây dựng nên một hệ thống
tầng lớp đan xen cùng thế giới nội tâm của rất nhiều nhân vật, đặc biệt là các nhân vật nữ trong truyện. Ở đây mỗi người có một vẻ ngoài cùng tính cách khác nhau, có định kiến và niềm kiêu hãnh khác nhau, có những niềm tin và những xung đột nội tâm khác nhau, khắc họa lại toàn bộ mặt của xã hội Anh vào cuối thể kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Đặc biệt, ở đó ta bắt gặp nhân vật nữ chính Elizabeth – một con người đầy kiêu hãnh – mang trong mình định kiến với giai cấp thượng lưu nói chung và đặc biệt Darcy nói riêng. Chính cái sự kiêu hãnh của cô đã khiến cô cứ kiên định giữ lấy cái định kiến của mình. Nhưng tất nhiên, cô cũng không phải là người bảo thủ, cô biết đâu là lúc để từ bỏ cái định kiến sai lầm của mình. Từ đó, tình yêu mở ra rực rỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu.
Bên cạnh Elizabeth, còn hàng loạt những nhân vật nữ khác với ngoại hình và tính cách khác nhau, tạo ra thế giới nhân vật nữ vô cùng sống động, đầy màu sắc. Kiêu hãnh và định kiến xuất hiện ở những nhân vật đó đều được Jane Austen khắc họa một cách rất tài tình và nhịp nhàng ở trong đa dạng các tình huống, đặc biệt trong các bữa ăn hoặc các buổi dạ vũ. Tuy nhiên dưới ngòi bút của mình, Jane Austen lại có thể tổng hòa tất cả chúng lại với nhau thành một thể thống nhất, vừa hài hòa, vừa logic lại sống động như thật. Nhờ vậy khiến cho độc giả nhập tâm một cách tự nhiên và bị cuốn vào mạch truyện, mạch cảm xúc của nhân vật nói riêng và của tác giả nói chung; khiến người đọc như chứng kiến được một cảnh tượng nông thôn nước Anh tươi đẹp đầy sức sống, một thành thị London với những con người thuộc giới tầng thượng lưu khác biệt, một xã hội đầy định kiến và cách những con người tồn tại trong xã hội đó thể hiện niềm kiêu hãnh của mình, thể hiện được cách sống của mình, nội tâm, tình yêu và những khao khát hy vọng từ tận sâu đáy lòng.
Quả thật, thông qua tiểu thuyết này, Jane Austen đã đưa khán giả đến “những ngày xưa cũ tốt lành” khi đàn ông thực sự là những quý ông đáng trọng, còn đàn bà thì cao quý, thông minh và trọng danh dự. Đó là một câu chuyện tình yêu không chỉ đem đến
93
vị say sưa, mê đắm mà còn khiến ngưỡng mộ, nể phục. Kiêu hãnh và định kiến tựa như một ngọn đuốc hy vọng soi sáng khoảng thời gian giao thời giữa hai thế kỷ, đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Qua đó gửi gắm những nỗi niềm, tâm tư, suy nghĩ và hy vọng của tác giả tới hàng triệu độc giả trong suốt hơn hai trăm năm qua.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Austen, J. (1813), Kiêu hãnh và Định kiến, Lâm Quỳnh Anh & Thiên Nga dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2017.
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Bùi Thị Hằng (2014), Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Jan Austen (qua Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm), Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm – Đại