6. Đóng góp của luận văn
2.2. Kiêu hãnh và định kiến trong thế giới nhân vật nữ
Bên cạnh nữ chính Elizabeth Bennet, Jane Austen còn xây dựng một hệ thống các nhân vật nữ khác trong tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến. Cũng giống Elizabeth,
mỗi nhân vật nữ đó đều mang trong mình những niềm kiêu hãnh và định kiến khác nhau. Trong phần này ta sẽ cùng phân tích 3 lớp nhân vật nữ, trong mỗi lớp sẽ là những cặp hoặc nhóm nhân vật nữ có tương thích hay liên quan với nhau, dưới góc độ của kiêu hãnh, định kiến cùng các đặc tính cá nhân đã tạo nên ảnh hưởng như nào trong cuộc đời mỗi người. Để từ đó có thể thấy được vẻ đẹp nghệ thuật và thông điệp mà nữ nhà văn Jane Austen muốn gửi gắm vào tác phẩm.
2.2.1. Lớp nhân vật thứ nhất: Kiêu hãnh, định kiến và tâm tư thiếu nữ
Lớp nhân vật nữ thứ nhất xoay quanh ba người là: Caroline Bingley, Jane Bennet và Elizabeth Bennet. Trong đó nhân vật nữ Caroline Bingley (hay còn gọi là cô Bingley hoặc Caroline) trở thành hình tượng chính được phân tích ở đây, một thiếu nữ quý tộc gia đình giàu có với sự kiêu hãnh đến ngưỡng kiêu ngạo mang theo đôi mắt đầy thành kiến và bất chấp tất cả vì dục vọng của mình.
Lần đầu tiên Caroline Bingley xuất hiện là tại đêm vũ hội với hình tượng “sang trọng và ăn bận chải chuốt”, cùng với vị thế là em gái của Charles Bingley. Cô Bingley được biết đến là một tiểu thư của một gia đình giàu có tầng lớp thượng lưu, cô có người anh trai tài giỏi, đẹp trai và là một quý ông thực thụ - Charles Bingley - người được thừa kế từ cha một gia tài lên đến gần trăm ngàn bảng, nhiều điền trang, cùng lãi tức hàng năm ít nhất năm nghìn bảng anh. Dưới chế độ quân chủ phong kiến, vị thế của phụ nữ phụ thuộc vào vị thế của người đàn ông trong gia đình như người cha, người anh, người em hay người chồng (sau khi gả đi), Cô Bingley nghiễm nhiên là một quý cô tầng lớp quý tộc thượng lưu và đây trở thành niềm kiêu hãnh lớn nhất của Caroline Bingley. Cô Bingley từng tham gia nhiều sự kiện của giới thượng lưu Luân Đôn cho nên khi chuyển tới vùng quê Netherfield cô không mấy vui gì và cũng sẵn lòng buông nhiều lời thành kiến khá khắt khe ví dụ như “Em chưa bao giờ thấy khó chịu như thế! Đám người này vừa vô vị, vừa ồn ào mà lại vừa ra vẻ ta đây quan trọng!”, một lời thoại trong cuộc nói chuyện của mình với anh Darcy [1, tr. 166].
48
Không chỉ mang trong mình lòng kiêu hãnh về địa vị, cô Bingley còn rất tự hào về gu ăn mặc kiểu cách, kiêu hãnh về cung cách quý tộc và cho rằng sự lịch thiệp nền nã của mình xứng đáng trở nên cao vượt bậc so với các thiếu nữ nơi đây nói chung và cụ thể là hơn Elizabeth Bennet nói riêng. Trước mặt, Caroline luôn tỏ ra vui vẻ một cách xã giao chào đón hay khen ngợi đối phương, tuy nhiên lại nói xấu sau lưng và chê bai cô gái khác, có lẽ điều này mang lại cho Caroline cảm giác chà đạp người khác xuống thấp khiến bản thân sẽ trở nên cao quý hơn, tốt đẹp hơn. Ví như tình huống sau khi Elizabeth rời phòng khách để lên lầu thăm chị gái Jane của mình, “Cô Bingley tuyên bố rằng lối cư xử của Elizabeth rất chán, pha trộn giữa kiêu căng và hỗn xược, chẳng biết chuyện trò gì, không có phong cách ăn mặc, không xinh đẹp” [1, tr.275]. Nhất là nỗ lực của Caroline trong việc hạ thấp phẩm giá, địa vị của Elizabeth trong mắt anh Darcy, người mà cô Bingley hàng yêu quý và mong muốn được kết đôi với anh, cô Bingley nhận xét hành động đến thăm chị gái Jane của Elizabeth: “em thấy hành động đó có vẻ như để thể hiện vẻ độc lập cao ngạo một cách đáng ghê tởm, kiểu ta đây không màng đến nghi thức đặc trưng của dân tỉnh lẻ” [1, tr.318]. Tuy rằng chúng ta có thể lý giải được nguyên nhân và động cơ hành động bắt nguồn từ lòng kiêu hãnh, những giá trị mà Caroline Bingley tự hào, nhưng với những định kiến giai cấp tầng lớp như đã kể trên; định kiến phân biệt vùng miền đầy khắt khe đối với “dân tỉnh lẻ” hay cung cách có phần miệt thị “tính con buôn” khi nhắc đến cậu mợ của Elizabeth; cùng các thành kiến cá nhân và cách ứng xử giả dối của mình thì Caroline Bingley trở thành một nhân vật kiêu hãnh đến mức kiêu căng và ít phần đáng yêu.
Thế rồi cho đến khi nhận ra anh Fitzwilliam Darcy ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt cho Elizabeth Bennet, Caroline vì dục vọng của riêng mình mà ngày càng quá đáng trong việc bôi nhọ và thể hiện những thành kiến đối với Elizabeth, khích bác hằng mong thay đổi cái nhìn của Darcy về Elizabeth. Bất chấp cả tình bạn mới quen và lòng cảm mến ban đầu với Jane Bennet, chị gái của Elizabeth, cô Bingley đã thúc đẩy bằng đủ mọi cách để anh trai Bingley của mình rời xa Jane; cũng do đó mà anh Darcy cũng phải rời xa Elizabeth trong sự giằng xé nội tâm và đầy khúc mắc của tình
49
yêu, kiêu hãnh lẫn định kiến; tất cả họ đều rời xa NertherField để đến London. Lúc này Jane với trái tim thiếu nữ thuần khiết và mộng mơ tin vào tình cảm mà anh Bingley dành cho cô cũng đã “tan vỡ” một cách kín đáo. Jane không dám thừa nhận cũng chẳng thể chối bỏ, cô trốn tránh bằng cách ngụy trang dáng vẻ không sao cả trước gia đình và những cái nhìn của hàng xóm. Đồng thời khi Jane nhận được thư báo ra rằng “ra đi không ngày trở lại” từ Caroline Bingley, Jane vẫn thiện lương và không hề oán trách, không hề phán xét. Kể cả khi Elizabeth phân tích một cách sâu sắc từ bức thư cùng những gì cảm nhận được về cô em gái Caroline của anh Bingley trong thời gian vừa qua; và cho rằng cô Bingley chính là người xấu xa chia rẽ tình cảm của anh chị thì Jane vẫn biện minh cho Caroline và không hề vội vàng phán xét hay quy chụp tội lỗi.
Lần này đã gây tổn thương sâu sắc tới tình cảm và trái tim Jane mà không phải là tổn thương lòng kiêu hãnh hay gì khác tương tự thế, bởi vì chúng ta đều biết Jane là người rộng lượng, chẳng có định kiến hay thành kiến về ai vừa lại khiêm nhường biết bao. Jane thật sự yêu anh Bingley. Dù rằng Jane theo mợ đến Luân Đôn với lý do là đi giải khuây, thay đổi môi trường thêm mới mẻ, tuy nhiên ta đều biết trong thâm tâm Jane còn thực sự không tin rằng anh Bingley lại bỏ rơi cô. Cũng vì vậy mà sau đó Jane không nhịn được mà đi tìm anh Bingley, nhưng lại không gặp được và sự xuất hiện cùng những chuyến thăm của Jane cũng bị Caroline giấu lẹm đi. Thái độ của Caroline Bingley đối với Jane cũng thay đổi rõ rệt và khiến Jane cực kỳ đau lòng, đây quả thật là một màn trở mặt nhanh hơn trở bàn tay của cô Bingley; khiến cho sau này dù khi Jane và anh Bingley tái hợp thì Jane sẽ không bao giờ có thể chân thành đối xử hòa hợp với cô Bingley như xưa được nữa.
Dù cô Bingley có kiêu hãnh về địa vị lẫn xuất thân, có tự hào về cung cách quý tộc và tài năng của mình hay tận dụng tối đa sự gần gũi trong mối quan hệ của anh trai với anh Darcy thì vẫn không vượt qua được người em họ Anne De Bourgh môn đăng hộ đối có người mẹ đầy kiểm soát, luôn tự cho mình đúng – Phu nhân Catherine De Bourgh, dì của Darcy. Và tất nhiên cũng không vượt qua được Elizabeth, người có được tình yêu mãnh liệt và lòng ngưỡng mộ sâu sắc của anh Darcy.
50
Mặt khác Elizabeth sau khi cởi bỏ được những khúc mắc hiểu lầm và thành kiến về anh Darcy thì nhận ra được bản chất con người thật sự của anh tốt đến nhường nào, dù cho mẹ cô hay dân làng Longbourn vẫn còn hiểu lầm anh chăng nữa, thì Elizabeth đã dần cảm mến anh. Hai người, sau tình huống trợ giúp Lydia – em gái của Elizabeth thoát khỏi kết cục bi thảm cùng với sự kiện phu nhân Catherine De Bourgh đến nạt nộ Elizabeth, thì Elizabeth và Darcy đã nhận ra tình yêu chân thành tồn tại giữa hai người, yêu thương chính con người của đối phương và đồng thời cảm mến, ngưỡng mộ nhân cách của nhau. Tới đây một đám cưới cho một cái kết viên mãn là điều hiển nhiên.
Và tất nhiên quay trở lại với hình tượng của cô Bingley thì hẳn là chẳng thể nào vui vẻ được “cô Bingley vô cùng đau khổ vì Darcy thành hôn, nhưng vì nghĩ nên giữ lại cái quyền đến chơi Pemberley, cô ta quên mọi oán hờn, mến Georgiana hơn bao giờ hết, ân cần với Darcy cũng gần như xưa nay, và trả hết phép lịch sự còn mắc nợ Elizabeth” [1, tr.392].
Qua trên có thể thấy được nữ nhà văn Jane Austen đã xây dựng nên hình tượng ba nhân vật nữ một cách khéo léo làm sao. Kiêu hãnh đan xen với định kiến lại hòa trộn với tâm tư thiếu nữ, lớp này trồng lên lớp kia, người này đan xen người kia tạo thành các nút thắt nhưng mạch truyện vẫn rất mạch lạc, nhân vật vẫn rất nổi bật và giữ được nét đặc biệt của riêng mình. Ba nhân vật nữ với tiền đề kiêu hãnh và định kiến khác nhau, kết hợp với tính cách riêng của mỗi người lại tạo ra những cuộc đời khác nhau - đầy màu sắc và nhiều cung bậc cảm xúc.
Còn riêng Caroline Bingley, sau tất cả thì vẫn chỉ là một thiếu nữ nhỏ tuổi, vẫn mang chút tâm tính trẻ con và người đọc vẫn có thể lý giải được nguyên nhân và động cơ dẫn đến hành vi của cô gái ấy. Dù trong xã hội đương thời bấy giờ hay trong xã hội ngày nay thì vẫn có tuýp như vậy.
Và hơn hết thảy thì Caroline Bingley cũng đã giữ tốt vai trò của mình trong mạch truyện, hình tượng tiêu biểu một tiểu thư nhà địa chủ lớn thuộc giới thượng lưu nước Anh thế kỷ 18 và 19. Trong khi đó Jane Bennet xứng đáng trở thành một “thiên thần tuyệt đẹp nơi trần thế” tượng trưng cho cái đẹp, mang trên mình ba giá trị chân – thiện
51
– mỹ mà người đời vẫn thường theo đuổi. Còn Elizabeth Bennet hiện thân cho một thiếu nữ thuộc gia đình trung lưu quý tộc nhỏ nước Anh, vừa mang trên mình những nét đẹp cùng chuẩn mực truyền thống của người con gái thời đấy, đồng thời cũng vừa có cá tính, tư duy mới mẻ, quyết đoán, biết từ chối đúng lúc và cũng biết theo đuổi hạnh phúc của bản thân; kết hợp những điều trên tạo nên một hình tượng thiếu nữ đầy quyến rũ và thu hút.
2.2.2. Lớp nhân vật thứ hai: Kiêu hãnh và định kiến của ba người phụ nữ - ba giai tầng
Ở lớp nhân vật thứ hai này, ba nhân vật trở thành hình tượng tiêu biểu và cũng là đối tượng phân tích của chúng ta là: Bà Bennet, Phu nhân Catherine De Bourgh. Dù rằng nhân vật nữ này cực kỳ ít tương tác với nhau trong suốt mạch truyện, cũng rất ít tình huống xuất hiện đồng thời hai trong ba người, nhưng giữa họ lại có mối tương quan tương đồng khiến người đọc liên tưởng với nhau ngay tức thì. Họ là người phụ nữ của xã hội phong kiến Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng mang trên mình ràng buộc của định kiến, lễ giáo phong kiến, và cũng cùng là người mẹ của các con mình. Ta đều biết rằng vương quốc Anh cũ là một xã hội trọng đẳng cấp và người phụ nữ xuất hiện trong vai trò hình tượng tiêu biểu của giai tầng khác nhau. Bà Bennet, một người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ, phụ thuộc vào chồng, vào gia đình. Phu nhân Catherine De Bourgh, một góa phụ tầng lớp quý tộc địa chủ thượng lưu. Mỗi người mang trong mình những niềm kiêu hãnh riêng. Ví như bà Bennet cực kỳ kiêu hãnh khi mình có 5 cô con gái xinh đẹp và đồng thời cũng là vợ của một quý ông, là một nữ chủ nhà gia đình trung lưu có người hầu kẻ hạ. Tuy nhiên bà Bennet lại không có tài sản đáng giá gì và các cô con gái của bà cũng vây. Ở Bà Bennet ta còn thấy được ước muốn, khao khát mãnh liệt là bà có thể gả các cô con gái của mình càng sớm càng tốt và tất nhiên là gả cho các thanh niên tài tuấn giàu có, dù cách thực hiện hay cách tư duy của bà Bennet không lấy gì làm đúng đắn lắm. Tuy nhiên chúng ta đều có thể hiểu được ước vọng này của bà là một lẽ tất nhiên trong xã hội bấy giờ, khi người phụ nữ chịu định kiến về giới tính, họ không được phép sở hữu điền sản giá trị mà chỉ được kế thừa những khoản tiền nhỏ hoặc một số đồ dùng vật dụng. Họ
52
hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, vào cha (trước khi xuất giá) và phụ thuộc vào chồng (sau khi được gả đi). Vị thế của họ trong xã hội bị định vị bởi vị thế của người đàn ông, của gia đình họ đang sống. Do đó mong muốn tìm được gia đình khá giả và tốt đẹp để gả con gái, để các cô con gái của mình có một cuộc sống tốt, có địa vị là khao khát mãnh liệt của tất cả các bà mẹ thời bấy giờ. Nếu từng xem bộ phim Nữ công
tước (The Duchess) dựa trên tiểu sử của Amanda Foreman về nữ quý tộc Anh cuối
thế kỷ 18 Georgiana Cavendish, Nữ công tước của Devonshire; bộ phim Bridgerton kể về tám anh chị em thân thiết của gia đình Bridgerton tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc trong xã hội thượng lưu London, được lấy cảm hứng từ bộ tiểu thuyết bán chạy của Julia Quinn thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được những nguyên nhân và động cơ hình thành ước vọng đến mức khao khát mãnh liệt này của bà Bennet bắt nguồn từ định kiến phân biệt giới tính và phân biệt giai tầng trong xã hội phong kiến thời này.
Cũng có ước vọng tương tự bà Bennet, tuy nhiên phu nhân Catherine De Bourgh đã tính toán sẵn hôn nhân cho con gái mình từ khi cô bé còn rất nhỏ. Chàng rể mà bà định sẵn và gần như coi là của riêng của nhà mình chính là người cháu trai Fitzwilliam Darcy. Cách thực hiện ước vọng này của phu nhân Catherine cũng cực kỳ cuồng vọng và bất chấp nguyện vọng của người khác. Có lẽ điều này xuất phát từ niềm kiêu hãnh của bà, một quý phụ giới thượng lưu quý tộc, có thể sử dụng khối điền sản to lớn, giàu có, có tiếng nói và có địa vị, do đó phu nhân Catherine luôn cho rằng tất cả mọi người dưới mình đều phải nghe lời và thực hiện mọi yêu cầu của mình. Đối với con gái của bà, một thiếu nữ quý tộc tên Anne De Bourgh luôn xuất hiện với một hình tượng khuôn phép, lễ nghĩa, kiểu cách và ốm yếu. Anne phải thực hiện mọi mệnh lệnh, mọi yêu cầu của mẹ mình, và hẳn là Anne đã được giáo dưỡng theo cách mà phu nhân Catherine de Bourgh mong muốn, trở thành một cô gái nhỏ yếu ớt tựa như bông hoa thiếu sức sống trong tủ kính. Anne luôn được phu nhân Catherine gán ghép với người anh họ Darcy của cô. Dù rằng dù đọc hết toàn bộ cuốn truyện thì độc giả cũng không thể tìm thấy được một chi tiết nào cho thấy Anne có lòng mến mộ Darcy cả. Giống như suy nghĩ của Elizabeth khi đến nhà phu nhân Catherine de Bourgh với
53
sự có mặt của Darcy lẫn Anne “Elizabeth nhìn Darcy để xem anh ta có thân ái tán thành lời khen ngợi cô em họ ra sao, nhưng vào lúc đó cũng như bất kỳ lúc nào khác cô đều không phát hiện được dấu hiệu nào của tình yêu” [1, tr.326]. Anne không mến mộ Darcy và Darcy cũng không yêu thích Anne, họ không có nguyện vọng kết đôi với nhau nhưng phu nhân Catherine de Bourgh lại cưỡng ép ghép đôi họ từ năm này