Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong kiêu hãnh và định kiến của jane austen (Trang 82 - 88)

6. Đóng góp của luận văn

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm Kiêu hãnh và

định kiến của nữ nhà văn Jane Austen là cách vận dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý

81

xen, chồng chất lên nhau nhưng nữ tác giả Jane Austen vẫn xử lý cực kỳ khéo léo, tinh tế và mạch lạc. Từ đó mà tạo thành một thế giới tổng hợp của rất nhiều nội tâm nhân vật thống nhất nhau nhưng mỗi người lại mỗi khác biệt. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi sâu vào phân tích những tình huống miêu tả tâm lý nhân vật đắt giá trong thế giới nhân vật nữ của truyện mà được chia thành hai nhóm chính là: tấm lý của người mẹ trước tình yêu và hôn nhân của con gái, và nhóm thứ hai là phụ nữ trước tình yêu và lựa chọn.

3.2.1 Tâm lý người mẹ trước tình yêu và hôn nhân của con gái

Xã hội phong kiến nước Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 là một xã hội trọng đẳng cấp, trọng địa vị và phân biệt giới tính, vị thế người phụ nữ được quyết định bởi người cha (khi còn ở nhà, chưa xuất giá) và người chồng (sau khi được gả đi). Sự phân biệt này không chỉ xuất hiện trong phong kiến châu Âu bấy giờ mà nó cũng tồn tại trong phong kiến châu Á trên nhiều nước, điển hình như Trung Quốc, nơi mà tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hay “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” lên ngôi và trở thành một lẽ hiển nhiên trong cuộc sống đương thời bấy giờ. Dù ở đâu thì khi ấy, quyền lợi của người phụ nữ cũng đều rất nhỏ bé, cho nên đã hình thành trong tư tưởng người đương thời nói chung, và trong tâm lý những người mẹ nói riêng, rằng để có một cuộc sống tốt đẹp thì cần phải có cuộc hôn nhân cũng tốt đẹp. Điều này trở thành động lực mạnh mẽ, luôn thúc giục các bà mẹ kể từ khi sinh ra các cô con gái đến lúc nuôi dưỡng trưởng thành thiếu nữ, luôn đau đáu trong lòng rằng phải gả con gái mình cho người chồng tốt đẹp, giàu có và địa vị để đảm bảo cuộc sống sau này của con gái mình được sung sướng.

Bà Bennet, bà có năm cô con gái xinh đẹp nhất vùng, nhưng của hồi môn cho các cô lại cực kỳ ít ỏi, hơn nữa tài sản điền trang mà gia đình bà đang ở sẽ bị trao đi cho người cháu trai của chồng bà, ngay sau khi ông chồng của bà tạ thế. Có lẽ cũng chính vì động cơ lớn nhất này mà bà Bennet cho phép các cô con gái của mình, dù là nhỏ tuổi nhất (mới mười lăm tuổi như Lydia) đều đồng loạt được tham dự các buổi kết giao, vũ hội, mọi sự kiện hoạt động xã hội trong vùng miễn là hợp lý và có thể. Điều

82

này đôi lúc khiến ta cảm giác giống như các bà mẹ thời này đang đẩy mạnh tiêu thụ “hàng hóa” là các cô con gái của mình trong “thị trường hôn nhân” lắm cạnh tranh. (Nếu ai đã xem bộ phim Bridgerton mới phát sóng năm 2020 về giới quý tộc Anh thế kỷ 19 thì có thể thấy ngay nhận định “thị trường hôn nhân” này ở phần đầu phim, một bộ phim mà ta có thể thấy đúng nghĩa của từ “phát cuồng” trước thị trường hôn nhân của các bà mẹ lẫn các cô gái).

Cái kết viên mãn của bà Bennet đã như ý gả được ba cô con gái đi, có ba chàng rể mà theo bà là đều tốt đẹp. Đến lúc này thì tâm lý của bà Bennet hẳn đã hết áp lực, vui vẻ và nhẹ nhàng rồi, ta không cần lo lắng thần kinh của bà suy nhược nữa. Và nguyện vọng của bà Bennet ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm cũng đã được hoàn thành. Hạnh phúc của Bà Bennet đơn giản như vậy thôi, ít nhất là dưới góc nhìn đơn giản về cuộc đời mà không phải dưới những sự dốc lòng giúp sức của những nhân vật khác tạo nên cái kết viên mãn kể trên. Đồng thời hình tượng bà Bennet cũng đã trở thành đại diện cho hình tượng người mẹ, người phụ nữ với tính cách, tâm lý rất phổ biến trong xã hội phong kiến nước Anh bấy giờ. Và câu kết luận “không ai lo cho con hơn mẹ” hiển nhiên trong đa số trường hợp vẫn luôn đúng đắn.

3.2.2. Phụ nữ trước tình yêu và lựa chọn

Chúng ta đã trải qua dòng cảm xúc tâm lý của người mẹ, tức là bà Bennet trước tình yêu và hôn nhân của các cô con gái của mình trong phần trước. Tới đây cũng theo mạch cảm xúc trước hôn nhân và tình yêu nhưng lại được nhìn nhận dưới góc độ của các cô gái, những người trong cuộc thực sự, đây có lẽ là phần cốt lõi của các tiểu thuyết tình yêu, xây nên những tình yêu đẹp đầy thơ mộng và kỳ vọng trong lòng người đọc!

3.2.2.1. Elizabeth Bennet trước tình yêu và lựa chọn

Nếu tổng kết lại thì dường như Elizabeth trên con đường hành trình tiến bước đến hôn nhân của mình có ba ngã rẽ chính. Ngã rẽ thứ nhất xuất hiện kèm theo sự hiện diện của người anh họ Collins của cô. Trong mắt Elizabeth thì Collins là một anh chàng rỗng tuếch, bợ dỡ dù anh ta có làm mục sư hay có gia sản, tiền bạc đi nữa thì

83

Elizabeth cũng không lựa chọn. Dù có bị bà Bennet hết lời khuyên bảo, hay thậm chí đe dọa, Elizabeth vẫn cứng cỏi trước lý trí và quyết định từ chối của mình. Tiếp đó là sự xuất hiện của George Wickham - một gã tay chơi chính cống với khuôn mặt và điệu bộ dễ dàng lừa phỉnh các cô các bà. Nhưng một lần nữa lý trí đã giúp Elizabeth không bị lạc vào vực sâu tăm tối. Lần thứ 3 xuất hiện anh Darcy cùng cánh tay vẫy chào. Người đàn ông này là người khiến cô ghét ngay từ những lần đầu tiên gặp mặt, ấy thế mà lại trở thành người đàn ông cô yêu sau cùng và duy nhất. Câu chuyện tình yêu lắm thăng trầm, hiểu lầm và khúc mắc của họ được nữ nhà văn Jane Austen dệt lên vừa mượt mà lại lắm xúc động cũng như bày tỏ được quan điểm của nữ tác gia trước cán cân tình yêu khi nghiêng về một trong hai bên lý trí và cảm xúc. Câu chuyện kết thúc bằng một hôn lễ tươi đẹp được sự chúc phúc từ tất cả mọi người. Vậy là tới ngã rẽ thứ ba thì nữ chính Elizabeth của chúng ta đã quyết định rẽ và mở ra một con đường mới cho cuộc hôn nhân có tình yêu của mình.

Có thể thấy được rằng đây cũng là lời nhắn nhủ của nữ tác giả Jane Austen với những cô gái trẻ đứng trước ngưỡng cửa tình yêu và hôn nhân rằng: hãy sử dụng cả trái tim lẫn lý trí để tự lựa chọn con đường cho riêng mình, dù đúng dù sai thì ta cũng đã dũng cảm và không hối tiếc. Tất nhiên là trong thực tế thì kết hợp lý trí và tình cảm một cách thông minh cũng thường mang lại kết quả tốt đẹp với tỉ lệ cao lắm chứ!

3.2.2.2. Jane Bennet trước tình yêu, tất nhiên là mỗi tình yêu thôi

Đọc hết tác phẩm, từ đầu cho đến cuối truyện thì độc giả chỉ thấy được Jane phải đứng trước mỗi tình yêu của anh Bingley mà không có ngã rẽ nào khác. Cho nên tới đây thì chúng ta có thể mặc định rằng hoặc là Jane có nhiều người theo đuổi nhưng cô chẳng màng đến bất cứ ai, hoặc chỉ có anh Bingley là xứng đáng với một cô gái xinh đẹp, lương thiện và vị tha như Jane. So với chuyện tình lắm khúc mắc và hiểu lầm của Elizabeth thì chuyện tình của Jane dường như êm đềm hơn cả.

Jane và anh Bingley gặp mặt nhau tại vũ hội và hai người đã lập tức cảm mến và yêu thích nhau ngay từ lần đầu thấy đối phương. Tình cảm tiến triển sau đó như một lẽ tất yếu, và dường như mọi thứ quá suôn sẻ tới nỗi chỉ cần một bên ngỏ lời cầu hôn

84

thì bên kia sẽ gật đầu đáp ứng rồi nắm tay nhau chạy như bay tới lễ đường để kết thúc như một vài câu chuyện cổ tích tình yêu. Tuy nhiên tác phẩm của chúng ta là tiểu thuyết tình yêu lãng mạn thời phong kiến mà không phải truyện cổ tích. Thế nên tất nhiên cần có một sự kiện xuất hiện và cản trở tiến trình này như là định kiến xã hội hay là những giằng xé đấu tranh nội tâm chẳng hạn. Trong đó với vai trò là bạn thân, tức anh Darcy, cùng vai trò là em gái ruột, tức cô Bingley, đã trở thành vai phản diện tạm thời góp phần quan trọng trong việc chia cắt đôi uyên ương trẻ phải xa cách nhau. Mà lý do trong đấy là họ cho rằng Jane không đủ yêu thương Bingley, và địa vị của Jane cũng không xứng với Bingley. Tuy nhiên lý do đầu tiên lại khiến Bingley xao động nhất bởi anh khó lòng cảm thấy thứ tình cảm đang chao đảo mãnh liệt trong tim mình cũng có đang xuất hiện trong tim của Jane hay không. Anh Bingley rời xa như là để nhìn nhận lần nữa lại tình cảm của mình, tới đây thì có thể người đọc sẽ cảm thấy anh Bingley là người có phần cả nể, để ý đến ý kiến của người khác thái quá, nhưng dù sao thì cũng không thể hoàn toàn trách anh Bingley trong khi Jane lại là một người luôn điềm đạm, cẩn trọng và kìm chế cảm xúc của mình mới khiến anh Bingley băn khoăn tới nhường vậy. Trong khi anh Bingley rời đi, thì dù Jane có lựa chọn bỏ hay tiếp tục giữ tình cảm này thì cũng không thay đổi kết quả là bao. Bởi vì mạch truyện không cho Jane có sự lựa chọn, dù Jane có đến London tìm nhà Bingley thì theo cốt truyện Jane cũng không gặp được anh Bingley.

May thay sau tất cả, dưới sự kiện giải quyết khúc mắc của đôi nhân vật chính Elizabeth – Darcy, thì khúc mắc của hai người Jane và anh Bingley cũng được hóa giải theo. Jane và anh Bingley tiếp tục tình yêu của mình, sau lời cầu hôn nồng nàn thì hai người đã bước vào lễ đường và trở thành một cặp vợ chồng hạnh phúc và “cả nể” vào cuối truyện.

Cách Jane đứng trước ngưỡng cửa tình yêu khiến người đọc có cảm giác cô ấy có phần quá bị động, nhưng chúng ta đều cần nhớ rằng, Jane là một cô gái điển hình cho những đức tính, tính cách nên có, cần có ở một thiếu nữ thời phong kiến. Cũng tương tự như câu “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, hãy trở thành cô gái tốt đẹp thì một chàng trai tuyệt vời sẽ xuất hiện và bảo vệ, yêu thương. Có lẽ đây cũng là lời một tâm

85

sự mà tác giả của chúng ta muốn gửi gắm đến độc giả chăng?

3.2.2.3. Lydia Bennet trước ảo vọng tình yêu của riêng mình

Khác với hai người chị lý trí của mình, Lydia Bennet đứng trước tình yêu lại lựa chọn cách sống theo cảm xúc và yêu theo bản năng hơn. Lydia yêu thích màu áo đỏ của các anh sĩ quan, cho nên cô cũng mặc kệ mọi phép tắc, lễ nghĩa và những dè dặt mà một cô gái nên có để tự do theo đuổi điều mình muốn, người mình thích. Lydia dường như có khá nhiều lựa chọn khi cô được nhiều chàng sĩ quan trẻ chào đón và theo đuổi, tuy nhiên vì sao Lydia lại quyết định bỏ trốn cùng Wickham thì vẫn còn là bí ẩn. Mà điều này thì chúng ta có thể giả thuyết rằng Lydia yêu Wickham mãnh liệt hoặc cảm hứng nhất thời của cô gái trẻ khiến Lydia nhầm tưởng lời mời làm bạn đường trốn nợ của Wickham thành lời mời chạy theo tiếng gọi tình yêu. Lydia dường như đã tự xây cho mình một ảo vọng tình yêu quá lớn và mù quáng thay vì đi tìm hiểu đối phương thật sự là con người như thế nào. Nếu cô King có thể thoát khỏi sự lừa phỉnh của Wickham thì Lydia rất tiếc lại không thể, cô đã đánh cược nhầm cuộc đời và hôn nhân của mình cho một “gã khốn”. Thậm chí mãi sau Lydia còn mù quáng tin rằng Wickham yêu cô, dù đã biết anh Darcy phải tốn công thế nào thì Lydia cũng vẫn giữ nguyên quan điểm Wickham là người tuyệt vời. Mãi tới vài năm sau, khi thiếu nữ mười lăm tuổi dần trưởng thành và hiểu nhiều về cuộc đời hơn thì Lydia cũng không còn trông cậy nhiều vào cuộc hôn nhân này nữa, đồng thời còn nhìn thấu và thoát khỏi ảo vọng tình yêu mà thời non trẻ ngày xưa mình đã tự thêu dệt.

3.2.2.4. Lý trí dắt lối Charlotte Lucas tiến bước hôn nhân

Ngược lại với cách sống theo cảm xúc và đầy bản năng của Lydia Bennet, Charlotte Lucas lại là cô gái sống cực kỳ lý trí. Sự lý trí cùng thiếu may mắn kéo theo hai mươi bảy năm còn chờ gả. Có lẽ tới đây chúng ta sẽ tự hỏi nếu anh Collins xuất hiện sớm hơn thì Charlotte có gả đi sớm hơn không, câu trả lời quả thật còn chưa thể chắc chắn bởi yếu tố thời gian là một trong những nhân tố lớn nhất trở thành động cơ thúc đẩy cô nhanh chóng chấp nhận cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối thiếu tình yêu này. Với lý trý vững vàng cùng sự phân tích sành sỏi trong tâm lý yêu đương (biểu hiện

86

qua lần góp ý cho Jane cần chủ động thúc đẩy tình cảm) thì có lẽ Charlotte khá giàu kinh nghiệm và cũng rút kinh nghiệm nhiều lần hay từng gạt phăng rất nhiều ngã rẽ nơi có những đối tượng mà lý trí của cô không chấp nhận, hoặc cho rằng không phù hợp với cô. Tất nhiên đây là một giả định dựa trên căn cứ rằng, một cô gái phải từng trải yêu đương mới có thể đưa ra lời khuyên đúng trọng tâm như vậy. Đồng thời chúng ta cũng phải công nhận rằng dù Charlotte tự nhận rằng bản thân không lãng mạn, tuy nhiên ta không thể đánh đồng hai khái niệm “không lãng mạn” với “không yêu đương” lại với nhau được. Vì trên thế giới này có rất nhiều người yêu đương một cách cực kỳ lý trí, cách bày tỏ tình cảm, cách quan tâm chăm sóc người yêu có thể không lãng mạn nhưng lại đầy đủ và khiến đối phương cảm nhận được rồi thấy cảm động, do đó đây cũng là một cách yêu đương. Và Charlotte thuộc nhóm người như vây. Charlotte lựa chọn anh Collins làm chồng theo một cách cực kỳ lý trí và nhanh chóng tiến bước vào cuộc hôn nhân cũng cực kỳ lý trí và có bài bản. Chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ rằng, giữa Charlotte và Collins sẽ nảy sinh một loại tình cảm, cảm mến dù không phải là yêu đương nồng nhiệt nhưng lại giàu trách nhiệm và mang tính xây dựng rất cao. Không có gì để nghi ngờ khi chúng ta tin rằng trong tương lai họ sẽ có một tổ ấm chuẩn mực và đúng như ý nguyện ban đầu của đôi bên.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong kiêu hãnh và định kiến của jane austen (Trang 82 - 88)