6. Đóng góp của luận văn
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật
Người xưa có câu nói rằng “Người đẹp vì lụa” cũng có cái lý riêng. Chúng ta đều biết trang phục, cách ăn vận, tạo hình bề ngoài, phong thái cử chỉ mang lại nét riêng của mỗi con người; đồng thời nó còn cho biết tính cách của một con người cũng như gu thẩm mỹ của họ. Quan trọng hơn là trong xã hội phong kiến ngày xưa thì phong thái, cách ăn vận nói riêng và ngoại hình nói chung còn thể hiện đặc trưng của tầng lớp và giai cấp. Cho nên trong chương 3 này chúng ta sẽ cùng đi sâu vào phân tích ngoại hình của thế giới nhân vật nữ tiếp dẫn tới phân tích tính cách của mỗi nhân vật.
3.1.1. Ngoại hình
Như trên đã nêu, ngoại hình còn là điểm đặc trưng cho tầng lớp và giai cấp trong xã hội phong kiến, không những vậy ngoại hình còn phần nào bộc lộ tính cách con người, ấy vậy mới có câu “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Dưới cách lựa chọn phương hướng phân tích này ta đã kế thừa được chương 2 và chuyển tiếp sang chương 3. Trong chương này sẽ đi sâu vào tìm hiểu ba nhóm người là: ngoại hình những quý cô quý bà thượng lưu, ngoại hình những thiếu nữ tầng lớp trung lưu và ngoại hình quý bà trong tầng lớp trung lưu. Từ đó ta sẽ thấy được điểm giống nhau của mỗi nhân vật nữ trong từng nhóm cũng như sự khác nhau giữa họ đồng thời hiểu được dụng ý phân tích của tác giả trong mỗi câu từ hướng tới phân tích giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm tuyệt diệu biết chừng nào.
3.1.1.1. Ngoại hình các quý cô quý bà thượng lưu
Trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến của nữ nhà văn Jane Austen, ta có thể thống kê được năm nhân vật nữ thuộc tầng lớp thượng lưu chính là: Cô Caroline Bingley, cô Hurst, phu nhân Catherine De Bourgh, Anne De Bourgh và Georgiana Darcy.
62
Trong đó hai nhân vật là cô Bingley và phu nhân Catherine lại xuất hiện nhiều và để lại những ấn tượng sâu sắc hơn cả.
Lần đầu tiên cô Bingley và cô Hurst (Lousia Bingley) xuất hiện là tại buổi khiêu vũ của Meryton với dòng miêu tả “Chị em anh sang trọng và ăn bận chải chuốt”, cùng lời nhận xét của bà Bennet như sau: “chị em nhà ấy cũng duyên dáng nữa. Đời tôi chưa thấy bộ váy nào thanh lịch hơn trang phục của các cô ấy mặc”. Phải biết rằng bà Bennet là người thích trang phục đẹp hơn ai hết, dù rằng chủ đề này luôn bị ông Bennet gạt ngang đi nữa, thì cũng không thể khiến bà ngừng quan tâm đến váy áo, nhất là váy cưới trong hôn lễ của con gái mình ở những chương sau. Ấy vậy mà bà Bennet vẫn phải thốt lên rằng “chưa thấy bộ váy nào thanh lịch hơn hơn” chứng tỏ rằng: trang phục của cô Bingley và cô Hurst không chỉ mang phong cách mới nhất (chưa thấy), thời thượng nhất mà còn rất thanh lịch, sang trọng và đẹp đẽ. Khi hai người ấy cùng anh Bingley và anh Darcy xuất hiện tại buổi khiêu vũ đã trở thành tiêu điểm đặc biệt trong mắt những người tham gia. Sự hiện diện của hai chị em trong mắt các cô các bà tham gia khiêu vũ càng trở nên bắt mắt, như một sự tách biệt rõ ràng về tầng lớp. Người ta thường nhìn bề ngoài để đánh giá xem người đó thuộc tầng lớp nào, và hiển nhiên ngoại hình lẫn phong thái của cô Bingley và cô Hurst tượng trưng cho phụ nữ tầng lớp thượng lưu, mang những đặc điểm thịnh hành trong giới quý tộc địa chủ lớn của London.
Theo Elizabeth nhận thấy rằng “vẫn nhận ra vẻ ngạo mạn của họ trong cách đối xử với mọi người”, phong thái này có lẽ được hình thành trong tầng lớp thượng lưu khi đối xử với người tầng lớp dưới mình, điều này chúng ta có thể lý giải được trong bối cảnh của một xã hội trọng đẳng cấp như nước Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Thậm chí, “nhất là cô Hurst và cô Bingley, hai người gần như không tin được là cô đã đi bộ ba dặm đường vào sáng sớm như thế, trong thời tiết tệ hại mà lại là đi một mình. Elizabeth tin chắc rằng họ xem thường cô vì chuyện đó” [1, tr.159]. Cho thấy trong quan niệm của những cô/bà quý tộc giới thượng lưu cho rằng: có rất nhiều điều các cô gái không nên làm và nên làm. Nếu Elizabeth với cuộc sống dân dã thường nhật gắn liền với nông thông cho rằng việc đi bộ, đi một mình, và dù chân váy có lấm
63
bẩn là chuyện bình thường thì với cô Hurst và cô Bingley là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Sự lôi thôi về ngoại hình hay lối hành xử bị cho là “thấp kém” là điều rất mất thể diện và thô lỗ. Tuy nhiên Elizabeth vẫn được đón tiếp thân thiện, nhất là sự chào mừng thật lòng từ anh Bingley. Tất nhiên không phải ai cũng có thể dễ thương như anh Bingley, người anh/em của 2 cô kia, đối xử hòa đồng và thân thiện với những người xung quanh, đây là điểm đáng yêu và đặc biệt của anh.
Ngoài ra trong suốt mạch truyện còn lại cũng không miêu tả đến ngoại hình của cô Bingley và cô Hurst nữa. Tổng hợp lại ta có thể thấy rằng, tác giả đã không miêu tả bất cứ đặc điểm nào mất cân đối trên cơ thể hai cô, như vậy có nghĩa là dáng người của hai cô tầm trung và cân đối một cách bình thường, đồng thời cô Bingley và cô Hurst có phong thái lịch sự, sang trọng kiểu quý tộc địa chủ lớn chốn kinh đô, kèm theo là cung cách xử sự vừa thanh lịch, giữ kẽ mà cũng khinh khỉnh đối với giai tầng thấp hơn mình. Trong hai phiên bản phim điện ảnh Kiêu hãnh và định kiến năm 1995 và 2005 thì có thể thấy nhân vật Caroline Bingley trong phiên bản năm 2005 do nữ diễn viên Kelly Reilly thủ vai, có thần thái phù hợp hơn cả so với phiên bản 1995. Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung nhân vật Cô Bingley theo hướng như vây. Tiếp theo là nhân vật phu nhân Catherine de Bourgh và con gái bà, cô Anne de Bourgh, người đã được nhắc tới rất nhiều lần trước khi thực sự xuất hiện vào diễn biến cốt truyện. Theo lời của William Collins thì “anh quả quyết ngoại trừ Phu nhân Catherine và tiểu thư con gái bà, anh chưa từng gặp người phụ nữ nào thanh lịch hơn” [1, tr.255]. Tuy nhiên chúng ta đều biết tính cách con người thật của anh Collins như thế nào rồi, và vì vậy lời miêu tả của anh Collins cũng trở thành điểm nghi vấn cần kiểm chứng. Cho đến nửa sau tác phẩm thì phu nhân Catherine de Bourgh cũng thực sự xuất hiện, và được miêu tả qua ánh mắt của nữ chính Elizabeth Bennet của chúng ta như sau: “Phu nhân Catherine là người đàn bà cao to, nét mặt sắc sảo, có lẽ từng một thời xinh đẹp. Điệu bộ của bà ta không nhu hòa, cách bà ta tiếp họ cũng không để cho khách quên đi thân phận thấp kém hơn của mình. Bà ta không im lặng để làm cho mình đáng sợ, nhưng bà ta nói gì cũng bằng giọng điệu quyền thế biểu lộ lòng tự tôn” [1, tr. 314]. Suốt từ đầu truyện đến đây thì ta có thể thấy nữ nhà văn Jane Austen
64
ít khi miêu tả ngoại hình của nhật vật nữ phụ nào chi tiết như vậy, đến cả cô Bingley thì ta cũng không biết được dáng người cô ta cao hay thấp, béo hay gầy, mặt mũi ra sao… Nên việc miêu tả chi tiết phu nhân Catherine đến vậy không khỏi khiến người đọc suy nghĩ sâu xa. Với dáng vẻ “cao to” cùng “nét mặt sắc sảo” mang tới cho người đọc cảm nhận ban đầu là người phụ nữ đanh thép, khôn ngoan. Bà ta luôn biết cách thể hiện thái độ một cách khôn khéo để tôn bản thân mình đồng thời cũng nhắc nhở thân phận đối phương. Đây là điển hình của hình ảnh một quý bà quý tộc thượng lưu kiêu căng lại thêm phần độc đoán.
Còn cô Anna de Bourgh, con gái của phu nhân Catherine cũng từng được xuất hiện qua lời kể của anh Collins như sau: “Tiểu thư là một thiếu nữ vô cùng duyên dáng. Chính phu nhân Catherine đã nói rằng, về mặt vẻ đẹp đích thực thì tiểu thư de Bourgh hơn xa những người phụ nữ đẹp nhất nhiều, bởi dung mạo tiểu thư có nét chứng tỏ thiếu nữ này thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt. Rủi là vì thể trạng ốm yếu nên tiểu thư không thể tấn tới trong nhiều tài nghệ mà lẽ ra không vì sức khỏe thì cô ấy đã không thua kém ai.” [1, tr. 329]. Đây là một lời miêu tả đầy tính bợ đỡ của anh Collins kết hợp với lòng kiêu hãnh “con hát mẹ khen hay” của phu nhân de Bourgh. Sự thật đằng sau lời khen bóng bảy này là gì thì chúng ta đã biết được trong chuyến thăm của nữ chính Elizabeth tới tư dinh de Bourgh. Khi nhìn thấy tiểu thư Anne, Elizabeth không khỏi thốt lên kinh ngạc trong lòng rằng “quá ư mảnh mai”. Không những thế khi quan sát phu nhân và tiểu thư nhà de Bourgh thì Elizabeth đã rút ra kết luận rằng: “Giữa hai người phụ nữ không có nét gì giống nhau ở gương mặt hay vóc dáng. Tiểu thư de Bourgh xanh xao ốm yếu, vẻ mặt cô ta mặc dù không xấu nhưng nhàn nhạt. Cô ta cũng rất ít khi mở miệng.” Người đọc hoàn toàn có thể tin vào lời nhận xét công tâm của Elizabeth bởi vì cô chẳng có động cơ để phải có cái nhìn phiến diện về họ cũng như phẩm chất thẳng thắn và chân thật của con người cô cũng đã bộc lộ qua suốt câu chuyện. Thêm vào đó, cặp nhân vật mẹ và con gái này lại được tác giả Jane Austen miêu tả chi tiết về ngoại hình, hơn nữa ở hai người tuy là mẹ con lại trái ngược nhau như vậy. Người mẹ thì cao to, bề thế, sắc sảo và hay nói trong khi cô con gái thì gầy nhỏ, yếu đuối, xanh xao và ít nói đến đáng ngạc nhiên. Mối quan hệ bù trừ này
65
phải chăng cũng là ẩn ý của tác giả. Người mẹ độc đoán và nuôi con gái giống như búp bê trong lồng kính, khi phu nhân Catherine có thể sai bảo hay buộc người khác nghe và làm theo lời bà một cách tuyệt đối thì hẳn trong tình huống của cô Anne cũng không khá hơn là bao. Thậm chí với sự bảo bọc và cách dạy dỗ của mẹ đã góp phần khiến cô trở nên xanh xao, “nhàn nhạt” và ít biểu lộ mình. Không chỉ đơn thuần phản ánh một cặp nhân vật mà ta còn liên tưởng được đến bài học bù trừ ngoài cuộc sống dễ dàng bắt gặp được là: nếu có một bà mẹ quá kiểm soát và độc đoán thì khó tránh khỏi trong số những người con sẽ có người quá ỷ lại hoặc tù túng không còn tự do phát triển bản thân.
Với giọng văn dí dỏm, hài hước và có phần châm biếm, hình tượng nhân vật mẹ con nhà de Bourgh đại quý tộc thượng lưu được xây dựng nên có phần gây mất thiện cảm, cũng khinh khỉnh và tự cao trước những người thuộc giai tầng thấp hơn mình. Và hình tượng của họ cùng cô Bingley lẫn cô Hurst được tạo nên như tượng trưng sự ngăn cách, xa cách và khác biệt giữa hai giai tầng.
Trái ngược với Anne de Bourgh, ta lại thấy được sức sống thanh xuân nơi Georgiana Darcy, một quý cô nhỏ tuổi tầng lớp quý tộc thượng lưu đại địa chủ nhưng lại mang một nét đẹp tự nhiên, trong sáng hiếm có. Lần đầu tiên Georgiana xuất hiện là qua lời kể của George Wickham, thật đáng buồn làm sao khi một người mà Georgiana từng coi là người anh đáng mến, và từng thương lại đi nói xấu mình với người khác “tôi ước gì được nói cô ta dễ mến. Tôi thật đau lòng khi nói xấu người nhà Darcy. Nhưng cô ta cũng giống hệt anh trai, rất kiêu kỳ. Hồi còn bé cô ta đằm thắm đáng yêu, lại rất mến tôi.” Hình ảnh cô Georgiana đã bị cải biên đi đáng kể qua lời của Wickham, một cô gái dễ gần và đáng yêu đến nhường nào lại phải mang danh tiếng kiêu kỳ cùng những lời gièm pha không đáng có. Tuy nhiên sau tất cả thì Wickham cũng không thể phủ nhận tất cả những điều tốt đẹp của con người cô Darcy, “một thiếu nữ xinh đẹp, độ mười lăm mười sáu tuổi, và rất mực tài hoa”. Lần đầu tiên Georgiana Darcy chính thức xuất hiện là tại cuộc gặp gỡ ra mắt với Elizabeth. Và ngoại hình của cô lúc này đã được miêu tả kỹ lưỡng hơn. “Cô Darcy cao lớn hơn Elizabeth, và, dù mới qua tuổi mười sáu một chút nhưng vóc dáng của cô bé đã nảy nở, và vẻ ngoài đã thành
66
thục nữ duyên dáng. Cô bé không đẹp bằng anh trai, nhưng mặt cô bé có vẻ thông minh và vui tính, cung cách thì rất mực khiêm tốn dịu dàng” [1, tr. 87].
Có lẽ trong các nhân vật nữ quý tộc tầng lớp đại địa chủ kể trên thì ta thấy Georgiana Darcy có vẻ xứng đáng hơn cả cho danh hiệu quý cô thượng lưu hơn cả ở cái tâm và cái tầm. Ở cô bé không chỉ có vẻ thanh lịch, quý phái một cách tự nhiên mà còn nổi bật lên là vẻ đẹp lương thiện, dịu dàng lẫn tài hoa, khiêm nhường mang những chuẩn mực tiêu biểu và tốt đẹp của người thiếu nữ quý tộc lớn dưới chế độ phong kiến thời bấy giờ.
3.1.1.2. Ngoại hình các thiếu nữ tầng lớp trung lưu
Nếu trong phần trên ta thấy được phần lớn là vẻ đẹp kiểu cách của nữ giới quý tộc lớn thì trong phần này ta lại thấy để vẻ đẹp muôn màu của các thiếu nữ giới quý tộc nhỏ. Ở họ mỗi người mỗi vẻ tựa những đóa hoa trong khu vườn thượng uyển. Có lẽ nguyên do rằng ở giai tầng của họ ít lề thói lẫn kiểu cách hơn nên họ cũng “nở rực rỡ” và tự nhiên hơn chăng? Chúng ta có thể điểm danh ngay được tên các thiếu nữ giới quý tộc nhỏ xuất hiện trong truyện Kiêu hãnh và định kiến, đầu tiên không thể không nhắc tới nữ nhân vật chính – Elizabeth Bennet, kế tới là bốn người chị em gái của cô: Jane Bennet, Mary Bennet, Catherine Bennet (Kitty), Lydia Bennet và người bạn gái thân thiết của cô Charlotte Lucas (hay sau này còn được biết đến với danh xưng là bà Collins).
Nữ chính của chúng ta - Elizabeth Bennet được biết đến là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhất Longbourn, thậm chí là cả Hertfordshire. Đến anh Bingley lần đầu tiên gặp cô cũng phải thốt lên rằng: “Nhưng một trong các cô em gái của cô ấy (Jane), đang ngồi sau anh đấy, cũng rất xinh và tôi dám chắc là dễ thương”. Tuy nhiên lại bị anh chàng Darcy khó tính, buông lời nhận xét phũ phàng “Tàm tạm, nhưng không đủ xinh để hấp dẫn tôi, mà hiện giờ tôi cũng chẳng có bụng dạ nào đi cân nhắc mấy cô nàng đã bị các anh khác coi là không xứng.” [1, tr.109]. Và anh Darcy cũng không ngờ được rằng chính vì lời nhận xét khắc nghiệt này khiến hình ảnh của mình tụt dốc không phanh trong lòng Elizabeth cũng như sự khốn đốn cùng bao nỗ lực cần có về
67
sau để dành lại tình cảm của cô nàng này đối với anh. Nữ nhà văn Jane Austen không trực tiếp miêu tả ngoại hình của Elizabeth mà lại hé lộ dần dần qua góc nhìn của anh Darcy – nam chính của chúng ta hay lời miêu tả có phần mơ hồ rằng “Elizabeth, vốn một chín một mười với Jane về dòng dõi và nhan sắc”. Có lẽ đây cũng là điểm nhấn khiến độc giả hồi hộp và mong chờ được vén tấm màn sa tanh trắng mỏng giăng trước hình tượng nữ chính.
Lần thứ nhất khi Darcy gặp Elizabeth, có lẽ chính bản thân anh cũng không ngờ rằng vì sao lại nghĩ quá nhiều về cô như vậy. Rồi đến lần cô đi thăm chị gái Jane của mình bị ốm khi ở nhà Bingley, anh Darcy không tự chủ được nhìn ngắm cô nhiều hơn.