Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP CHẤT TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA VỎ CÂY HOA SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 34)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.2. Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật

Có nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ, các kĩ thuật chiết tách đều xoay quanh hai phƣơng pháp chính là chiết lỏng –lỏng và chiết rắn - lỏng.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chiết rắn – lỏng với các kĩ thuật chiết soxhlet và ngâm dầm.

 Kĩ thuật chiết soxhlet [7, tr.37-40]:

Cân một lƣợng bột vỏ cây hoa sữa (khoảng 5 g/1 mẫu) cho vào bình cầu, cho vào 200 mL lần lƣợt các dung môi n-hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol rồi tiến hành chiết soxhlet ở nhiệt độ sôi của dung môi với những thời gian khác nhau: 4h, 6h, 8h, 10h, 12h thu đƣợc các dịch chiết LH x 5, LC x 5, LE x 5, LM x 5. Rót 20 mẫu dịch chiết trên vào các cốc đã đƣợc cân khối lƣợng (mc, gam), sau đó tiến hành để bay hơi tự nhiên đến thể tích 40 mL và tiến hành cân các cốc chứa các dịch chiết ( m5, gam).

m6 = m5-mc với m6 (gam)là khối lƣợng của dịch chiết.

Dùng phƣơng pháp trọng lƣợng khảo sát độ tăng khối lƣợng (∆m) của các dịch chiết sau mỗi 2h chiết để chọn đƣợc thời gian tối ƣu chiết đƣợc nhiều chất nhất với mỗi dung môi chiết.

 Kĩ thuật chiết ngâm dầm [7,tr. 35-36]:

Ngâm bột cây trong một bình bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ, bình có nắp đậy. Rót dung môi vào bình cho đến xấp xấp bề mặt của bột cây, giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một ngày hoặc một đêm để cho dung môi xuyên thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó dung dịch chiết đƣợc lọc qua giấy lọc, thu hồi dung môi sẽ có cao chiết. Tiếp theo, rót dung môi vào bình chứa bột cây và tiếp tục quá trình chiết đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể tăng hiệu quả chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột cây. Mỗi lần ngâm dung môi, chỉ cần 24 giờ là đủ. Vì với một lƣợng dung môi cố định, mẫu chất chỉ hòa tan vào dung môi đạt đến mức bão hòa, không thể hòa tan thêm nhiều hơn.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi thực hiện việc chiết mẫu nhƣ sau: bột cây khô đƣợc chiết với dung môi n–hexane. Dung dịch chiết này đƣợc gộp chung lại, thu hồi dung môi sẽ đƣợc cao n – hexane thƣờng chứa các hợp chất không phân cực hoặc rất ít phân cực. Bột cây còn lại đƣợc chiết tiếp với chloroform, gộp dung dịch chiết

và thu hồi dung môi đƣợc cao chloroform chứa các hợp chất có tính phân cực trung bình. Tiếp theo, bột cây đƣợc chiết tiếp với ethyl acetate thu đƣợc cao ethyl acetate chứa các hợp chất có tính khá phân cực. Cuối cùng, bột cây đƣợc chiết với methanol thu cao methanol chứa các hợp chất có tính phân cực mạnh. Mỗi loại dung môi đƣợc chiết vài lần.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP CHẤT TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA VỎ CÂY HOA SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 34)