6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.2.4. Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier Transform Infrared,
Infrared, FTIR)
Quang phổ hồng ngoại cho phép ta xác định các loại liên kết phân tử có trong mẫu nghiên cứu. Khi phân tử hấp thụ ánh sáng hồng ngoại, chúng sẽ chuyển dịch các mức dao động lượng tử. Các dao động này đặc trưng cho loại liên kết. Trong FT-IR, sử dụng giao thoa kết Michelson cùng với phép biến đổi Fourier ta có thể đo sự hấp thụ ánh sáng hồng ngoại như là một hàm của số sóng. Cường độ hấp thụ hồng ngoại được xác định từ định luật Lambert-Beer:
Trong đó, I và I0 lần lượt là cường độ của chùm ánh sáng tới và chùm ánh sáng truyền qua, ε là hệ số hấp thụ phân tử, còn c và d lần lượt là nồng độ của mẫu và bề rộng của cuvet.
Trong phổ IR, người ta thường biểu diễn độ truyền qua (T) theo số sóng:
𝑇(%) = 𝐼
𝐼0× 100
Phổ hồng ngoại là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc cường độ hấp thụ bức xạ hồng ngoại của một chất vào số sóng hoặc bước sóng. Trên phổ hồng ngoại, trục ngang biểu diễn bước sóng (tính theo μm) hoặc số sóng (tính theo cm-1), trục thẳng đứng biểu diễn cường độ hấp thụ (độ truyền qua T(%). Sự dao động của các nguyên tử trong phân tử tạo ra phổ dao động. Trong phân tử có hai dạng dao động dao động hóa trị (hay dao động kéo căng, stretching) và dao động biến dạng (bending).
Có 4 kỹ thuật đo FTIR phổ biến là truyền qua (transmission), phản xạ gương (specular reflection), phản xạ khuếch tán (diffuse reflection) và phản xạ tắt dần toàn phần (attenuated total reflection, ATR). Kỹ thuật ATR không đòi hỏi lượng mẫu lớn và có độ nhạy cao đối với các mẫu bột. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật ATR xác định các loại dao động của liên kết đặc trưng của ZIF-8 như liên kết C-N, CH3 trên vòng imidazole,… và sự ảnh hưởng của chúng khi gắn hạt nano vàng. Thiết bị sử dụng là Bruker FTIR v70x.