IV. PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG A Dự phóng các báo cáo tài chính:
1. Các cơ sở dự phóng:
Mức độ kì vọng về hoạt động kinh tế vĩ mơ: Kinh tế Việt Nam trong quý III/2020 tăng
trưởng 2,62% sau khi chỉ tăng trưởng 0,39% trong quý II. Theo các chuyên gia, đây chính là dấu hiệu đầy lạc quan của nền kinh tế Việt Nam.
Dù sản xuất vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động bán lẻ kinh doanh phục hồi thận trọng, tuy nhiên tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước đã tăng mạnh, cán cân thương mại thặng dư 10,7 tỷ USD, lạm phát duy trì ở mức thấp, điều hành chính sách vĩ mô được ổn định.
VEPR cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho năm 2020. Theo kịch bản một, nếu dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6- 2,8%. Theo kịch bản hai, trong trường hợp bất lợi hơn khi các đối tác của Việt Nam tái áp dụng các biện pháp phong tỏa, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,8-2%. VEPR cũng khuyến nghị chính sách ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mơ, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện khẩn trương và thực chất hơn; đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.
Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Triển vọng kinh tế năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh không chỉ trong nước mà trên thế giới, kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công;
Với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 2,6-2,8% trong cả năm 2020.
Bối cảnh cạnh tranh của thị trường: Thực tế cho thấy, trong mấy năm trở lại đây, nhận
thấy thị trường vàng trang sức tăng trưởng tốt nên các doanh nghiệp ngành này đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đơn cử như Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú
Nhuận (PNJ) đã liên tục mở trên 30 cửa hàng trong năm 2019. Tính đến cuối năm 2019 doanh nghiệp này có tới 353 cửa hàng, phủ rộng trên khắp cả nước.
Các doanh nghiệp khác như SJC hiện có 50 cửa hàng, Doji có khoảng 47, cịn Cơng ty Bến Thành - Precita đạt con số 15 cửa hàng…
Dù mới tham gia vào thị trường này hơn 4 năm nhưng Công ty CP Vàng bạc đá quý Lộc Phúc (Lộc Phúc Fine Jewelry) cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi kết thúc năm 2019 có 8 cửa hàng. Doanh nghiệp này cịn đạt mức tăng trưởng 50% về doanh thu và 63% về số lượng đơn hàng bán ra so với năm 2018.
Chia sẻ về định hướng phát triển trong thời gian tới, ơng Lê Vũ Hồng Ngun - Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Lộc Phúc Fine Jewelry - cho biết, do thị trường tăng trưởng khá nên trong năm 2020, ngoài mở thêm một số cửa hàng mới tại các trung tâm thương mại Lộc Phúc Fine Jewelry sẽ mở thêm ít nhất 8 cửa hàng đơn lẻ có quy mơ lớn ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong khi đó, ơng lớn PNJ cũng đã có kế hoạch sẽ mở nhiều cửa hàng tại các vùng ngồi TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là miền Bắc. Hầu hết cửa hàng mới sẽ là cửa hàng đơn lẻ, có doanh thu trung bình và trải nghiệm khách hàng tốt hơn cửa hàng trong trung tâm thương mại.
Theo đánh giá của Cơng ty CP chứng khốn Rồng Việt, mặc dù có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung thị trường vàng trang sức vẫn cịn phân mảnh, các chuỗi cửa hàng có đầu tư bài bản chỉ tập trung vào những thương hiệu lớn, số cịn lại vẫn hoạt động theo hình thức kinh doanh cửa hàng truyền thống.
Cụ thể, trong các doanh nghiệp kim hồn lớn tại Việt Nam, PNJ đã đón đầu được xu hướng tiêu dùng trang sức ngày càng tăng lên trong giới trẻ và giảm thiểu được ảnh hưởng từ các quy định hạn chế vàng miếng của Chính phủ. Đến nay, PNJ đã trở thành nhà bán lẻ trang sức thời trang dẫn đầu cả nước với 30% thị phần và số cửa hàng hiện vượt xa các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, năm 2019, doanh nghiệp này bắt đầu vận hành hệ thống ERP mới, dự kiến khi quản trị chuỗi được củng cố bởi hệ thống ERP mới, triển vọng của PNJ sẽ tiếp tục tích cực.
Những doanh nghiệp cịn lại như Lộc Phúc Fine Jewelry, Doji… cũng đang vận hành theo chuỗi và có những thành cơng nhất định.
Mặc dù vậy, để thị trường vàng trang sức phát triển, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp thì ngay tại các trung tâm thương mại cũng nên có sự phân
bổ diện tích hợp lý hơn. Cụ thể kinh doanh vàng trang sức cần được các nhà vận hành trung tâm thương mại coi là một lĩnh vực bán lẻ như các ngành thời trang khác, thay vì chỉ có một diện tích nhỏ như hiện nay, bởi lĩnh vực này có mức tăng trưởng và doanh thu tương đối lớn.
Xu hướng hoạt động trong quá khứ: Những năm 2005 – 2011 cơn sốt đầu cơ vàng giúp
cho tất cả các đơn vị kinh doanh vàng đều ăn lên làm ra; nhưng ẩn đằng sau đó là một thị trường bị đầu cơ đẩy giá quá cao, thiếu sự quản lý của chính quyền và cũng thiếu cả sự minh bạch. Cuối 2011, nhà nước tuyên bố độc quyền vàng miếng để ổn định giá vàng, giá vàng sau đó bước vào chuỗi sụt giảm kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào mảng kinh doanh này chao đảo. Năm 2013 Thông tư 22 ra đời siết chặt hoạt động kinh doanh vàng trang sức khiến nhiều đơn vị nhỏ lẻ phải tạm ngừng hoạt động. Một cuộc thanh lọc ngành kim hoàn diễn ra loại bỏ những doanh nghiệp khơng có năng lực sản xuất và trả vàng miếng về với vị trí là sản phẩm thơ sơ, không đem lại giá trị gia tăng.
Khi các doanh nghiệp khác còn đang lúng túng trước sự thay đổi của ngành, một số doanh nghiệp mới bắt đầu quay lại đẩy mạnh mảng chế tác trang sức. Lúc này PNJ đã sở hữu một xí nghiệp sản xuất nữ trang lớn nhất Việt Nam (công xuất gấp 8 lần SJC và Doji gộp lại – theo FPTS) sử dụng công nghệ hiện đại từ châu Âu và đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề. Đây đều là những gì PNJ đã tích lũy từ nhiều năm trước mà sau này các đối thủ không thể đuổi kịp. Với việc liên tục mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ, từ đó đến nay PNJ đã tăng trưởng thị phần khơng ngừng, chiếm 27% trong nhóm trang sức thương hiệu đến năm 2017 và doanh thu trang sức tăng trưởng trung bình 18,5%/năm, đạt gần 9.000 tỷ đồng.
Chiến lược hoạt động của nhà quản trị: Cụ thể, theo VDSC, PNJ đang tận dụng lợi thế
tài chính lành mạnh để tiếp tục mở mới các cửa hàng của mình trong bối cảnh nhiều nhà bán lẻ như Precita đã đóng cửa hoạt động hoặc thu hẹp quy mơ. PNJ đồng thời cũng đang cân đối đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, đa số nằm trong các trung tâm thương mại, vốn bị lưu lượng khách hàng giảm sau đại dịch.
Theo VDSC kỳ vọng PNJ sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 25% trong năm 2021 nhờ vào sự phục hồi mảng bán lẻ khi PNJ ra mắt nhiều sản phẩm mới hơn trong năm 2021. Hiện tại, PNJ đang được giao dịch ở mức PER 2021 11x, định giá hấp dẫn khi xem xét tiềm năng tăng trưởng lớn của tiêu dùng trang sức Việt Nam cũng như thị trường còn phân mảnh khá nhiều.
Trong cuộc họp Analyst Meeting hồi cuối tháng 7/2020, lãnh đạo PNJ từng cho biết, về lâu dài PNJ mong muốn đẩy mạnh doanh thu với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, không chủ trương đẩy biên lợi nhuận lên cao mà duy trì ở khoảng 19-20% như hiện nay. PNJ cũng đã đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất để
giảm chi phí trong sản xuất đồng thời chủ động sản xuất được các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, chuyên biệt thay thế các sản phẩm nhập khẩu nhằm bù đắp sự sụt giảm biên lãi gộp khi đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm vàng miếng và trang sức có hàm lượng vàng cao trong mùa dịch.
Lãnh đạo PNJ cũng cho biết, việc giá vàng tăng mạnh thời gian vừa qua có tác động lên doanh thu của PNJ song không đáng kể do PNJ lâu nay tập trung vào mảng cốt lõi bán lẻ nữ trang, khơng cịn kinh doanh nhiều vàng miếng như trước đây. Bên cạnh đó, PNJ thường có kế hoạch mua hàng tồn kho từ trước 3-6 tháng đảm bảo tiến độ sản xuất. Tính đến cuối q II/2020 PNJ có 291 cửa hàng vàng, 42 cửa hàng bạc, 4 cửa hàng CAO và 2 cửa hàng nghệ thuật. Ban lãnh đạo PNJ cho biết tốc độ mở mới cửa hàng ở khu vực phía Bắc cao hơn các khu vực khác do được đón nhận nhiều hơn. PNJ vẫn duy trì kế hoạch mở mới 31 cửa hàng trong năm 2020.