Sản xuất dầu bằng phương pháp ép cơ học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG QUẢ MÙ U QUẢNG NAM (Trang 35 - 37)

Hiện nay, viê ̣c khai thác dầu ở qui mô trung bình và qui mô lớn thường sử dụng các loa ̣i máy ép cơ học.

Cơ chế của quá trình ép: Khi ép, dưới tác du ̣ng của ngoa ̣i lực, trong khối bột xảy ra sự liên kết bề mă ̣t bên trong cũng như bên ngoài của các phần tử, ta có thể chia ra làm hai quá trình chủ yếu.

* Quá trình xảy ra đối với phần lỏng: Đây là quá trình làm dầu thoát ra khỏi các khe vách giữa các bề mă ̣t bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Khi bắt đầu ép, do lực nén các phần tử bô ̣t sít la ̣i gần nhau, khi lực nén tăng lên, các phần tử bô ̣t bị biến da ̣ng. Các khoảng trống chứa dầu bi ̣ thu he ̣p la ̣i và đến khi lớp dầu có chiều dày nhất đi ̣nh, dầu bắt đầu thoát ra. Tốc đô ̣ thoát dầu phu ̣ thuô ̣c vào độ nhớt của lớp dầu và phu ̣ thuô ̣c vào áp lực ép, đô ̣ nhớt càng bé, áp lực càng lớn thì dầu thoát ra càng nhanh.

* Quá trình xảy ra đối với phần rắn: Khi lực nén tăng lên, sự biến da ̣ng xãy ra càng ma ̣nh cho đến khi các phần tử liên kết chă ̣t chẽ với nhau thì sự biến da ̣ng không xảy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bi ̣ giữ la ̣i mô ̣t ít dầu và áp lực còn có thể tiếp tu ̣c tăng lên thì từ các phần tử bô ̣t riêng biê ̣t sẽ ta ̣o thành mô ̣t khối

chắc dính liền nhau. Trên thực tế, áp lực ép cũng chỉ đa ̣t đến mô ̣t giới ha ̣n nhất đi ̣nh, có mô ̣t lượng nhỏ dầu còn nằm la ̣i ở những chỗ tiếp giáp nhau, cho nên khô dầu vẫn còn có tính xốp. Đă ̣c biê ̣t khi ra khỏi máy ép, tính xốp của khô dầu la ̣i tăng lên khi không còn tác du ̣ng của lực nén nữa.

Trên thế giới hiện có hai công nghệ máy ép chính là ép vắt ly tâm tốc độ cao và ép trục vít tốc độ thấp. Máy ép vắt ly tâm tốc độ cao ra đời trước và khá phổ biến trên thị trường. Loại máy này có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mô-tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều lưỡi dao và lưới vắt, nắp máy có khe tiếp nguyên liệu, khay hứng nước ép và xả bã... Nguyên lý hoạt động là khi đưa nguyên liệu vào, mâm xay sẽ chạy với tốc độ rất cao giúp nguyên liệu được mài nhỏ dần và tách phần nước ra khỏi phần bã nhờ lực ly tâm. Công nghệ thứ hai là ép tốc độ thấp, chỉ 85 vòng phút. Nguyên lý hoạt động là khi đưa nguyên liệu vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà gần như không tạo ra lực ly tâm và ma sát nào đối với nước ép, một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên. Với hai bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt.

Một điều quan tro ̣ng ảnh hưởng đến hiê ̣u quả lấy dầu là nếu tốc đô ̣ tăng áp lực quá nhanh thì sẽ làm bi ̣t kín các đường thoát dầu làm dầu không thoát ra được, điều này thấy rất rõ ở các máy ép mà trong đó nguyên liê ̣u không được đảo trô ̣n (máy ép thủ công).

Ngoài ra, nếu chỉ xét đơn thuần về sự chuyển di ̣ch của dầu qua các khe vách, các hê ̣ ống mao quản của tế bào nguyên liê ̣u, ta có thể rút ra những điều kiê ̣n để đảm bảo viê ̣c tách dầu đa ̣t hiê ̣u quả sau đây:

- Áp suất chuyển đô ̣ng của dầu trong các khe vách và các ống mao quản của tế bào nguyên liê ̣u càng lớn, dầu chảy ra càng nhanh, muốn như thế thì ngoa ̣i lực tác dụng lên dầu phải lớn. Ngoa ̣i lực tác đô ̣ng lên nguyên liê ̣u (bô ̣t ép) gồm có hai phần: mô ̣t phần tác đô ̣ng lên dầu và mô ̣t phần tác đô ̣ng lên các phần tử rắn để làm các phần tử này biến da ̣ng. Do đó, để cho áp lực tác đô ̣ng lên dầu lớn, ta cần phải thay đổi tính chất cơ lý của các phần tử rắn (qua công đoa ̣n chưng sấy) để làm giảm phần áp lực làm cho các phần tử biến da ̣ng, nhờ đó, áp lực tác đô ̣ng lên phần dầu sẽ

tăng. Tuy nhiên, viê ̣c tăng ngoa ̣i lực cũng thực hiê ̣n đến mô ̣t giới ha ̣n nào đó, nếu vượt quá giới ha ̣n này sẽ dẫn đến sự co he ̣p các ống mao quản dẫn dầu hoă ̣c các khe vách chứa dầu mô ̣t cách nhanh chóng làm hiê ̣u quả thoát dầu giảm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG QUẢ MÙ U QUẢNG NAM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)