5. Đóng góp của luận văn
2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phân tích thông kê môt tả: xác định các chỉ tiêu, mục tiêu doanh thu kinh doanh của công ty; tốc độ phát triển của các dịch vụ trên Internet làm căn cứ để hoạch định các chính sách kinh doanh đáp ứng với các yêu cầu đề ra.
- Phân tích thống kê so sánh: so sánh các số liệu tăng trưởng doanh thu theo tưng năm; so sánh doanh đạt được so với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá hiệu quả đạt được của mô hình quản lý, kinh doanh dịch vụ; các yếu tố tích cực, những nhân tố tác động, những mô hình quản lý cần nhân rộng…vv
- Phân tích chính sách: bao gồm các chính sách và các chương trình, kế hoạch liên quan đến quá trình quản lý các dịch vụ trên Internet; các nội dung chính sách, kết quả thực hiện, các khó khăn, bấp cập trong thực hiện để từ đó giúp phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện để đưa ra các điểu chỉnh, bổ sung chính sách cho kịp thời và phù hợp, để chính sách phát huy hiệu quả tối đa.
28
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU GIAI ĐOẠN 2010-2014 3.1 Khái quát về Công ty Điện toán và Truyền số liệu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập theo Quyết định số 1216/QĐ-TCCB ngày 06/12/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) là bộ phận nằm trong chiến lược phát triển toàn ngành của Tập đoàn BCVT Việt Nam, là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn được phê chuẩn tại Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính Phủ, giữ vai trò chủ đạo Nhà nước trong lĩnh vực Internet và CNTT.
Sau hơn 25 năm phát triển, hiện Công ty đã có trên 1.300 cán bộ, Công ty có 3 Trung tâm trực thuộc đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, có nhiệm vụ điều hành, quản lý và kinh doanh trên địa bàn miền Bắc, Nam và miền Trung. Ngày 3/3/2009, VDC thành lập đơn vị thứ 4 là Trung tâm Dịch vụ GTGT (VDC Online) trực thuộc công ty thực hiện điều hành, cung cấp các dịch vụ GTGT.
Năm 2009 Công ty VDC đã đánh dấu mô ̣t sự phát triển vượt bâ ̣c , được chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao đô ̣ng ha ̣ng nhất , cũng năm 2009 tổng doanh thu phát sinh của VDC đa ̣t có số 1.106 tỷ đồng, được ra nhâ ̣p hàng ngũ các doanh nghiê ̣p có doanh thu nghìn tỷ đồng.
Cùng với đà phát triển của ngành viễn thông Việt Nam từ những năm 1990 trở lại đây, từ năm 2010, doanh thu của VDC đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm. VDC có nhiều ưu thế trong việc tận dụng hạ tầng và đầu tư của VNPT, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt là đối tác tin cậy với những khách hàng lớn, giàu kinh nghiệm khai thác các dịch vụ Internet.
Năm 2014, doanh thu phát sinh của VDC đạt 2.935 tỷ đồng đa ̣t mức tăng trưởng doanh thu phát sinh tăng cao hơn so với năm 2013.
29
Hình 3.1. Biểu đồ tổng doanh thu của công ty VDC từ 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty VDC các năm 2010-2014)
Dịch vụ Truyền số liệu (gồm Frame Relay, IP/VPN và IPLC): là dịch vụ kết nối mạng WAN giữa 2 điểm hoặc đa điểm cho phép truyền tải dữ liệu dạng Data, Voice hay Video, độ bảo mật cao... cũng luôn mang lại doanh thu lớn, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của VDC.
Dịch vụ băng rộng MegaVNN : đến tháng 12/2014, số lượng thuê bao của VNPT/VDC đã đạt gần 2,5 triệu thuê bao, chiếm khoảng 73% thị phần dịch vụ ADSL. Mặc dù vậy, VNPT/VDC đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ.
Hình 3.2. Biểu đồ doanh thu dịch vụ MegaVNN năm 2010-2014
30
Trong vài năm trở lại đây, thị trường ADSL gần như là cuộc chơi tay 3 của VNPT, Viettel và FPT Telecom. Theo con số thống kê hết năm 2012, VNPT có khoảng hơn 10 triệu thuê bao ADSL, Viettel có khoảng 7,5 triệu thuê bao còn FPT Telecom có khoảng hơn 1,1 triệu thuê bao. Trong năm 2013, VNPT đã bứt phá mạnh mẽ và đạt mức gần 12 triệu thuê bao ADSL, Viettel nắm trong tay 8,3 triệu thuê bao và FPT Telecom khẳng định đang có 1,3 triệu thuê bao ADSL. VNPT khẳng định vị trí dẫn đầu khi chiếm tới 51,27% thị phần dịch vụ này.
Hình 3.3. Biểu đồ thị phần dịch vụ Internet ADSL Việt Nam 2013
(Nguồn: Sách trắng CNTT-VT năm 2014)
Thuê bao MegaVNN của VNPT /VDC đạt tốc độ tăng trưởng gần 200% mỗi năm. Nhưng số lượng thuê bao hủy đang có xu hướng tăng lên, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu ngoài việc các khách hàng hủy do hết nhu cầu sử dụng thì một số lượng không ít các thuê bao hủy sau khi kết thúc thời gian cam kết sử dụng dịch vụ (từ 6 tháng đến 1 năm) và lựa chọn nhà cung cấp khác đang có khuyến mại để tiếp tục sử dụng.
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được phê chuẩn tại Quyết định số 199/HĐQT-TC ngày 20/7/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109883
31
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/6/1995, Công ty VDC hoạt động trên các lĩnh vực tin học, Internet và truyền số liệu với các sản phẩm, dịch vụ chính là:
- Kinh doanh khai thác mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu, Internet, tin học, viễn ấn (truyền báo).
- Tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, xây lắp, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn (truyền báo).
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành tin học, các chương trình phần mềm tin học.
- Tổ chức thiết lập các cơ sở dữ liệu, kinh doanh các dịch vụ cung cấp tin tức trên mạng truyền số liệu và Internet theo quy định của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
- Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học truyền số liệu. Sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phần mềm tin học, vật tư, thiết bị công nghệ thông tin.
- Kinh doanh các dịch vụ Giá trị Gia tăng trên băng rộng: Dịch vụ trên nền Internet: Camera giám sát, Hội nghị truyền hình trực tuyến, Mạng thoại, tổng đài, hệ thống kiểm soát vào ra, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, ... Dịch vụ trên nền Mobile: đầu số SMS, Quảng cáo ....
VDC có năng lực tổ chức, khai thác, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong và ngoài nước. Với đội ngũ các chuyên gia và kỹ thuật viên am hiểu nghiệp vụ, nắm vững các kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, VDC là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Đặc biệt, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, VDC được coi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hiện nay tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn, khai thác, phát triển và cung cấp các dịch vụ Intranet và các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng Internet toàn cầu. Chính vì vậy, hiện nay VDC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.
32
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có khối văn phòng gồm các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc, có các phòng ban chức năng và có 04 Trung tâm trực thuộc đặt dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc:
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 1 (gọi tắt là VDC1) phụ trách khu vực miền bắc.
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 3 (gọi tắt là VDC3) phụ trách khu vực miền trung.
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 2 (gọi tắt là VDC2) phụ trách khu vực miền nam.
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng (gọi tắt là VDC Online) phụ trách việc kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng của VDC trên toàn quốc.
Với đặc thù phát triển các dịch vụ Internet nên công ty VDC có các trung tâm VDC1, VDC 2, VDC3, VDCO tại 3 miền của đất nước để tiện cho việc phát triển, quản lý và cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Đồng thời cũng tạo nên sự cân bằng phát triển tại các vùng miền, giúp các sản phẩm, dịch vụ của công ty tiếp cận sâu rộng hơn nữa tại các tỉnh, thành địa phương trong cả nước.
Với sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC với đầy đủ tất cả các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng, đặc biệt công ty ưu tiên mở rộng thêm các phòng ban kinh doanh các dịch vụ nhằm mang lại doanh thu cho công ty. Với việc tổ chức mô hình theo hướng phân theo các vùng miền, mỗi vùng miền đều có các Trung tâm đại diện với đầy đủ các phòng ban chức năng, nên bộ máy tổ chức của công ty khá dàn trải và gồm nhiều phòng ban.
Đây cũng là một điểm yếu của mô hình tổ chức của công ty, việc có quá nhiều phòng ban có thể gây thêm gánh nặng lên bộ máy của toàn công ty, phát sinh thêm nhiều chi phí không cần thiết. Với đặc thù là một công ty phát triển và kinh doanh các dịch vụ trên Internet tại khắp các tỉnh thành phố nên việc có nhiều phòng ban là không thể tránh khỏi song ban lãnh đạo công ty cũng đã và đang cố gắng tổ chức lại bộ máy công ty cho tinh gọn và linh hoạt mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của công ty.
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC
34
3.1.4 Nhân lực và cơ sở hạ tầng mạng lưới quản lý
3.1.4.1 Nhân lực của công ty
Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của VDC là 1140 người, trong đó có tiến sĩ chuyên ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông và 74% số nhân viên trong VDC có trình độ đại học và trên đại học thuộc chuyên ngành như Điện tử - Tin học - Viễn thông và kinh tế, số còn lại là các kỹ thuật viên và công nhân bậc cao. Các nhân viên kỹ thuật của VDC hàng năm được tham dự các khoá học nâng cao trình độ của các tập đoàn viễn thông, máy tính và các Công ty phần mềm lớn trên thế giới như: SIEAMEN, ACATEL, MISCROSOFT, ORACLE, CISCO...
VDC với đội ngũ nhân lực VT, CNTT đông đảo (trong đó hầu hết có trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ), được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc và được phân bổ một cách hợp lý trên cả ba miền đất nước để có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của VDC phát triển không ngừng về công nghệ và đòi hỏi của thị trường. Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đang sở hữu những chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới như CCNA, CCNP (Cisco), OCA, OCP (Oracle), MCSA, MCSD, MCSE, MCDBA (Microsoft), các chứng chỉ của SUN, DELL, HP, IBM…
Trên đại học Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu nhân sự của công ty VDC
35
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty Độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ trọng tương đối lớn, tiếp theo là độ tuổi 30 - 35. Với cấu độ tuổi như trên có thể nói công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng nổ trong công việc, điều này rất thuận lợi cho công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ. Hơn nữa họ là người dễ tiếp thu và tiếp cận những thông tin mới, phản ánh kịp thời. Điều này rất phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty.
Về trình độ nghề nghiệp của lao động ở công ty Năm 2014, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của công ty; Tỷ lệ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng cao, trình độ Cao đẳng và trung cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu lao động của công ty, Như vậy tỷ lệ lao động ở trình độ trên đại học, đại học tăng cao. Đây là một nguồn lực rất quan trọng trong công ty trong hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm tăng thu nhập. Bên cạnh đó số lượng công nhân kỹ thuật cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn là phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Đội ngũ kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh của VDC có chuyên môn cao, đội ngũ bán hàng trực tiếp tương đối chuyên nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt. Hơn nữa, VDC cũng đã thiết lập được kênh bán hàng qua hệ thống đại lý khá ổn định tại 1 số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư tập trung lớn hơn cho dịch vụ GTGT Internet trong những năm tới, VDC đã thành lập Trung tâm GTGT (VDC Online) với chức năng chuyên kinh doanh các dịch vụ GTGT trên nền băng rộng ADSL và nghiên cứu - phát triển các ứng dụng công nghệ, dịch vụ GTGT Internet mới.
3.1.4.2 Cơ sở hạ tầng mạng lưới quản lý
VDC có nhiều ưu thế về mạng lưới, công nghệ (hiện tại, VDC có băng thông quốc tế lớn nhất Việt Nam là 70 Gpbs và chuẩn bị nâng cấp lên 100 Gbps, mạng trục backbone quốc gia 3x7,5 Gbps đi Bắc - Trung - Nam, có mạng POP Internet tại tất cả các tỉnh trên cả nước). Mạng lưới bán hàng rộng khắp với sự phối hợp của các Viễn thông tỉnh, thành phố thuộc VNPT.
36
Mạng đường trục quốc gia do VDC quản lý bao gồm mạng cáp quang Bắc – Nam, dung lượng hiện tại đạt 360 Gbps, nằm dọc quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Mạng được kết nối vòng Ring để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.
Đến cuối năm 2014, VDC đã mở rộng dung lượng tuyến Bắc Nam hiện tại lên trên 700 Gbps. Các hệ thống mạng vòng cáp quang khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam với tổng dung lượng lên tới 6.000 Gbps, kết hợp với các mạng Metrolink tại 4 trung tâm (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) cùng hệ thống tổng đài Toll, NGN của VNPT đã tạo thành một hệ thống truyền dẫn liên tỉnh mạnh nhất Việt Nam.
Ngoài ra, VDC còn trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang trên đất liền kết nối trực tiếp tới 3 nước láng giềng: Lào (dung lượng 10 Gbps), Campuchia (dung lượng 40 Gbps) và Trung Quốc (dung lượng 140 Gbps).
Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã sớm đưa dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003 và giao cho VDC quản lý và khai thác, ADSL hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước.
VDC hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước với tổng dung lượng Internet quốc tế lên tới hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa.
Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh, thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet, băng thông từ 6-100 Mbps, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội nghị truyền hình đa phương tiện…
VDC là nhà cung cấp Internet đầu tiên tại Việt Nam, rất có kinh nghiệm trong khai thác dịch vụ Internet, thương hiệu nổi tiếng và uy tín, lượng thuê bao băng rộng Mega lớn chính là khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ GTGT Internet trên mạng MegaVNN.
37
Là đối tác lớn về mạng lưới, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp viễn thông lớn