5. Đóng góp của luận văn
3.1.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường
3.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm dịch vụ trên Internet không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, do đó sản phẩm dịch vụ trên Internet thể hiện dưới dạng dịch vụ. Căn cứ vào xu hướng phát triển và với thông lệ quốc tế thì sản phẩm dịch vụ trên Internet được phân loại thành các loại hình dịch vụ sau.
+ Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
+ Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
+ Dịch vụ ứng dụng Internet: là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho
38
thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
3.1.5.2 Đặc điểm thị trường
Hiện tại, ở Việt Nam với số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ trên Internet chưa phải là nhiều, song thực tế vài năm gần đây trên một số dịch vụ đã có sự cạnh tranh đáng kể giữa VDC và các nhà cung cấp dịch vụ mới trong số đó có Vietel, CMC, SPT, Hanoi Telecom, FPT, Netnam...vv
So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường VDC có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cụ thể là:
*) Mặt mạnh
VDC áp dụng 2 mô hình kinh doanh khác nhau để cung cấp các dịch vụ Internet là: bán hàng trực tiếp và bán hàng qua hệ thống đại lý . Ở mô hình bán hàng trực tiếp, VDC đã thành lập các Phòng Bán hàng tại các Trung tâm , mỗi Phòng bán hàng chỉ tập trung kinh doanh mô ̣t loại hình dịch vụ nhất định mang tính chuyên môn hóa cao. Mạng lưới bán hàng rộng khắp với sự phối hợp của các VTT thuộc VNPT.
Đầu tư hàng năm cho thiết bị, công nghệ rất lớn, tới hơn 90% tổng vốn đầu tư của công ty, liên tục cập nhật các công nghệ, thiết bị mới nhất của các công ty lớn trên thế giới như IBM, Cisco, Sun Microsystem, Oracle hay Microsoft…so với các đối thủ khác tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng công nghệ còn hạn chế rất nhiều.
Đội ngũ kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật của VDC có chuyên môn cao, đội ngũ bán hàng trực tiếp tương đối chuyên nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt. Hơn nữa, VDC cũng đã thiết lập được kênh bán hàng qua hệ thống đại lý khá ổn định tại 1 số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...Ngoài ra với ưu thế tận dụng Viễn thông 63 tỉnh thành làm kênh bán hàng đắc lực cho VDC trong việc tiếp cận khách hàng trong cả nước.
*) Mặt yếu
Dịch vụ của VDC do có tỷ trọng doanh thu chưa cao thời gian vừa qua nên chưa được chú ý đúng mức, mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ theo tên chứ chưa có quy hoạch dịch vụ theo nhóm.
39
Về mặt quản lý, điều hành dịch vụ: Việc khai thác các lợi thế về quy mô khách hàng cho các dịch vụ khó khăn do phải phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau. Chưa có khách hàng tập trung phục vụ công tác quản lý, ra quyết định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vai trò các đơn vị tham gia quản lý, điều hành không rõ ràng dẫn đến nhiều khâu bị bỏ trống.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao, chi phí tập trung cho các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại và tổ chức triển lãm. Chi hoa hồng đại lý chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí cho dịch vụ cho thấy việc cung cấp dịch vụ qua kênh đại lý còn chưa hiệu quả. Cơ chế bán hàng của VDC còn thiếu linh hoạt và độ mềm dẻo cần thiết trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới. Chưa có chính sách đầy đủ trong ưu tiên cho các khách hàng có giá trị hợp đồng lớn hay những khách hàng sử dụng đa dịch vụ của VDC. Giá cước dịch vụ còn tương đối cao và chưa xây dựng được các gói giải pháp, gói cước cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
3.2 Tình hình quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC
3.2.1 Những quy định của công ty về quản lý các dịch vụ trên Internet
Hiện nay có rất nhiều văn bản chính sách của nhà nước quản lý về dịch vụ trên Internet mà điển hình là các Thông tư, Nghị định quy định chặt chẽ về việc kinh doanh, sử dụng dịch vụ trên Internet tại Việt Nam điển hình như là một số văn bản sau:
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/07/2013, Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet.
Dịch vụ Internet ngày càng phát triển không ngừng ở trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải cụ thể và quy định rõ ràng. Vì thế Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP nhằm nâng cao khả năng quản lý nhà nước về Internet, nghị định cũng quy định rõ ràng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet phải được sự cho phép của Nhà nước, sử dụng các dịch vụ mà nhà nước không ngăn cấm, cung cấp các dịch vụ phù hợp với xã hội.
40
- Nghị định 174/2013/NĐ-CP 13/11/2013 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Ngoài việc ban hành cụ thể việc được cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet nào thì Chính phủ cũng ban hành Nghị định quy định rõ ràng về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Nghị định cũng tạo ra khung hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước thi hành kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng trong các lĩnh vực trên vi phạm các quy định của pháp luật đã đề ra.
- Thông tư 24/2015/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 18/8/2015, Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Tài nguyên Internet được xem như tài sản quốc gia và nó là có giới hạn, việc sử dụng và quản lý các tài nguyên Internet nhằm tránh sự lãng phí khi tiến hành khái thác các tài nguyên Internet. Do đó Bộ TTTT đã ban hành thông tư quy định về việc sử dụng tài nguyên Internet nhằm hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh, đơn vị khai thác tài nguyên hiệu quả.
Trên cơ sở các chính sách và pháp luật của nhà nước, công ty VDC đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó liên quan trực tiếp đến quản lý các hoạt động dịch vụ trên Internet có:
- Quyết định số 366/QĐ-VDC-QLDV của Giám đốc công ty Điện toán và truyền số liệu ban hành ngày 20/08/2012, Quy định công tác quản lý và phát triển các dịch vụ tại công ty VDC.
Quyết định của giám đốc công ty VDC quy định rõ ràng chức năng, nhiệm quản lý dịch vụ cho các phòng ban công ty. Giao cho các phòng ban có trách nhiệm quản lý và đề xuất các phương án phát triển dịch vụ. Quyết định còn nêu rõ trách nhiệm của từng phòng ban cụ thể trong công ty được phân công quản lý và phát triển dịch vụ, các phòng ban phải đề xuất, nêu rõ phương án để công tác quản lý và phát triển dịch vụ của công ty được hoàn thiện và có hiệu quả cao.
41
- Quyết định số 538/QĐ-VDC-TCLĐ của Giám đốc công ty Điện toán và truyền số liệu ban hành ngày 15/07/2013, Về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong công ty.
Việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong công ty nhằm phân định rõ giới hạn công việc của từng đơn vị, tạo lập hành lang công việc thông suốt, không chồng chéo lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp xử lý công việc nhanh chóng. Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm quản lý từng mảng dịch vụ riêng của các đơn vị, mỗi đơn vị phụ trách quản lý những công việc mà ban lãnh đạo quy định.
3.2.2 Xây dựng hệ thống chiến lược kinh doanh dịch vụ trên Internet
Để xây dựng chiến lược kinh doanh công ty dựa vào những yếu tố trong đó có: chức năng, nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện chiến lược của các năm trước, năng lực sản xuất của công ty, định hướng phát triển của Tập đoàn VNPT và cả đối thủ cạnh tranh.
Công ty VDC định hướng chuyển đổi sang mô hình hạch toán độc lập nên các chiến lược quản lý dịch vụ đã được tập trung hoàn thiện nhiều hơn. Nhưng nhìn chung công ty đang theo đuổi một số chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp chức năng như sau:
Chiến lược quản lý dịch vụ của VDC trong thời gian qua là chiến lược quản lý các dịch vụ mang tính chất cạnh tranh với dòng sản phẩm rộng. VDC đã hướng tới cạnh tranh với việc cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm/dịch vụ hiện có, từ dịch vụ kết nối tới dịch vụ Internet, trên cơ sở tận dụng nguồn lợi thế cạnh tranh là hạ tầng mạng lưới mạnh và độ phủ rộng khắp của VNPT để đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ kết nối truyền thống vẫn đang có nhu cầu cao như Internet trực tiếp, ADSL và truyền số liệu.
Công ty đã vận hành và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức quản lý dịch vụ khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý từng dịch vụ cụ thể đồng thời áp dụng để quản lý toàn bộ các dịch vụ một cách triệt để. Ngoài ra, công ty cũng xác định
42
công tác quản lý dịch vụ là một công tác quan trọng và có sự sâu sát kiểm tra đánh giá thường xuyên của ban lãnh đạo công ty.
Công ty cung cấp nhiều loại hình dịch vụ Internet khác nhau theo mô hình “đa dịch vụ” và đã xác định được dịch vụ chiến lược, từ đó qui hoạch được các dịch vụ Internet theo nhóm mà không theo tên dịch vụ. Tập trung khai thác triệt để các dịch vụ kết nối cơ bản (truy nhập Internet, truyền số liệu) trên cơ sở tận dụng hạ tầng mạng của VNPT là chính. Chú trọng đến phát triển dịch vụ trên Internet như dịch vụ mang tính chiến lược. Tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ truy nhập rất cao do sự bùng nổ của Internet tại Việt Nam những năm vừa qua.
Đổi mới mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh dịch vụ hiện tại để xây dựng VDC thành công ty hàng đầu Việt Nam có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Kinh doanh đa ngành trong đó dịch vụ Viễn thông và CNTT là ngành mũi nhọn với nhiều loại hình sở hữu. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo. Nâng cao sức cạnh tranh của công ty, chủ động hướng ra thị trường khu vực và thế giới.
Điều hành theo cơ chế thị trường, lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt nhất về chất lượng dịch vụ và thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng về sử dụng dịch vụ Viễn thông, CNTT.
Hình thành các đơn vị mạnh và chuyên nghiệp ngay trong Công ty để tập trung nguồn lực cũng như tạo cơ chế linh hoạt; Chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác để nhanh chóng đưa các dịch vụ mới vào khai thác và học hỏi kinh nghiệm tổ chức kinh doanh. VDC xác định ưu tiên nguồn lực và cơ chế quản lý cho mục tiêu phát triển ba mạng dịch vụ chiến lược của Công ty trong giai đoạn mới: dịch vụ trên di động, dịch vụ băng rộng và dịch vụ nội dung.
3.2.3 Tổ chức thực hiện chiến lược
Ngày nay, xu hướng hội tụ công nghệ, hội tụ dịch vụ được đề cập ngày càng rộng rãi cùng với nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21. Để giữ vững và mở rộng thị trường, VDC phải sớm có chiến lược đa dạng hoá dịch vụ, thoả mãn tối đa mọi nhu cầu đa dạng về thông tin ngày càng cao của khách hàng.
43
Đa dạng hoá phương thức quản lý dịch vụ có thể thực hiện được thông qua việc ứng dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật quản lý mới, cho phép VDC có thể cung cấp kịp thời và hiệu quả nhiều dịch vụ cho người sử dụng.
Hiện nay, việc ứng dụng và triển khai mạng ISDN, mạng di động 3G cũng là một hướng mới cho phép VDC có thể cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho khách hàng. Việc xuất hiện các công ty kinh doanh nội dung trên mạng Internet, kinh doanh dịch vụ VAS (các dịch vụ 1800, 1900,...), kinh doanh dịch vụ Game trực tuyến trên mạng băng rộng... đây là xu hướng tích cực tạo ra thị trường và nguồn thu mới rất có tiềm năng đối với VDC.
Tận dụng năng lực của mạng lưới và đội ngũ lao động, để triển khai thêm một số dịch vụ có tiềm năng như chi trả bảo hiểm, trả lương hưu trí, kho vận, mua hàng qua mạng bưu điện, thanh toán qua mạng bưu điện (sử dụng dịch vụ mua hàng, truyền hình, điện, nước...), các dịch vụ tài khoản cá nhân....vv
Công tác mở rộng thị trường là một hoạt động có tầm quan trọng lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, góp phần vào sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói công tác phát triển thị trường là quá trình tìm kiếm thời cơ hấp dẫn trên thị trường. Đó chính là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nói chung hiện nay.
Hiện nay các dịch vụ trên Internet của công ty đang tập trung chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức chứ chưa tập trung phát triển dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình vì thế
Chỉ số phạm vi địa lý thị trường, số lượng loại hình dịch vụ, số lượng đối tượng khách hàng thể hiện sức mạnh kinh doanh, khả năng, tốc độ phát triển, khả năng thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Gián tiếp thông qua tiêu chí này thể hiện hiệu quả hoạt động quản lý.
Trong khoảng thập kỷ cuối của thế kỷ trước mới thành lập và những năm đầu của thế kỷ 21 là một thời gian quá độ của xã hội, chiến lược của công ty ảnh hưởng nặng nề chế độ cũ, phụ thuộc cơ chế, chính sách, thậm chí ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. Thị trường kinh doanh đơn vị nhắm đến được gói gọn trong một phạm vi
44
nhất định, chủ yếu tập trung ở phía bắc và các thành phố lớn. Đối tượng cung cấp là các tổ chức, doanh nghiệp và một tầng lớp trí thức có trình độ cao, loại hình sản phẩm dịch vụ cũng bị hạn chế trong các chủng loại cơ bản nhất như dịch vụ kết nối, truy cập, truyền dữ liệu.
Khi kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển, điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt, công nghệ thông tin thay đổi từng ngày từng giờ, dân trí, nhu cầu con người ngày càng cao, cơ chế hỗ trợ, bảo hộ của nhà nước bị triệt tiêu tối đa, điều đó vừa là thách thức vừa là cơ hội đòi hỏi khả năng tự chủ, khả năng nắm bắt thị trường, khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh đã được thay đổi để tồn tại và phát triển. Do đó trong những năm gần đây công tác quản lý, chiến lược kinh doanh của công ty có sự thay đổi toàn diện theo hướng xác định mở rộng thị trường.
Theo quyết định số 217/QĐ - TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính