Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Trang 38 - 40)

5. Đóng góp của luận văn

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập theo Quyết định số 1216/QĐ-TCCB ngày 06/12/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) là bộ phận nằm trong chiến lược phát triển toàn ngành của Tập đoàn BCVT Việt Nam, là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn được phê chuẩn tại Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính Phủ, giữ vai trò chủ đạo Nhà nước trong lĩnh vực Internet và CNTT.

Sau hơn 25 năm phát triển, hiện Công ty đã có trên 1.300 cán bộ, Công ty có 3 Trung tâm trực thuộc đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, có nhiệm vụ điều hành, quản lý và kinh doanh trên địa bàn miền Bắc, Nam và miền Trung. Ngày 3/3/2009, VDC thành lập đơn vị thứ 4 là Trung tâm Dịch vụ GTGT (VDC Online) trực thuộc công ty thực hiện điều hành, cung cấp các dịch vụ GTGT.

Năm 2009 Công ty VDC đã đánh dấu mô ̣t sự phát triển vượt bâ ̣c , được chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao đô ̣ng ha ̣ng nhất , cũng năm 2009 tổng doanh thu phát sinh của VDC đa ̣t có số 1.106 tỷ đồng, được ra nhâ ̣p hàng ngũ các doanh nghiê ̣p có doanh thu nghìn tỷ đồng.

Cùng với đà phát triển của ngành viễn thông Việt Nam từ những năm 1990 trở lại đây, từ năm 2010, doanh thu của VDC đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm. VDC có nhiều ưu thế trong việc tận dụng hạ tầng và đầu tư của VNPT, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt là đối tác tin cậy với những khách hàng lớn, giàu kinh nghiệm khai thác các dịch vụ Internet.

Năm 2014, doanh thu phát sinh của VDC đạt 2.935 tỷ đồng đa ̣t mức tăng trưởng doanh thu phát sinh tăng cao hơn so với năm 2013.

29

Hình 3.1. Biểu đồ tổng doanh thu của công ty VDC từ 2010-2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty VDC các năm 2010-2014)

Dịch vụ Truyền số liệu (gồm Frame Relay, IP/VPN và IPLC): là dịch vụ kết nối mạng WAN giữa 2 điểm hoặc đa điểm cho phép truyền tải dữ liệu dạng Data, Voice hay Video, độ bảo mật cao... cũng luôn mang lại doanh thu lớn, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của VDC.

Dịch vụ băng rộng MegaVNN : đến tháng 12/2014, số lượng thuê bao của VNPT/VDC đã đạt gần 2,5 triệu thuê bao, chiếm khoảng 73% thị phần dịch vụ ADSL. Mặc dù vậy, VNPT/VDC đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ.

Hình 3.2. Biểu đồ doanh thu dịch vụ MegaVNN năm 2010-2014

30

Trong vài năm trở lại đây, thị trường ADSL gần như là cuộc chơi tay 3 của VNPT, Viettel và FPT Telecom. Theo con số thống kê hết năm 2012, VNPT có khoảng hơn 10 triệu thuê bao ADSL, Viettel có khoảng 7,5 triệu thuê bao còn FPT Telecom có khoảng hơn 1,1 triệu thuê bao. Trong năm 2013, VNPT đã bứt phá mạnh mẽ và đạt mức gần 12 triệu thuê bao ADSL, Viettel nắm trong tay 8,3 triệu thuê bao và FPT Telecom khẳng định đang có 1,3 triệu thuê bao ADSL. VNPT khẳng định vị trí dẫn đầu khi chiếm tới 51,27% thị phần dịch vụ này.

Hình 3.3. Biểu đồ thị phần dịch vụ Internet ADSL Việt Nam 2013

(Nguồn: Sách trắng CNTT-VT năm 2014)

Thuê bao MegaVNN của VNPT /VDC đạt tốc độ tăng trưởng gần 200% mỗi năm. Nhưng số lượng thuê bao hủy đang có xu hướng tăng lên, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu ngoài việc các khách hàng hủy do hết nhu cầu sử dụng thì một số lượng không ít các thuê bao hủy sau khi kết thúc thời gian cam kết sử dụng dịch vụ (từ 6 tháng đến 1 năm) và lựa chọn nhà cung cấp khác đang có khuyến mại để tiếp tục sử dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Trang 38 - 40)