Tổ chức thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Trang 52 - 55)

5. Đóng góp của luận văn

3.2.3 Tổ chức thực hiện chiến lược

Ngày nay, xu hướng hội tụ công nghệ, hội tụ dịch vụ được đề cập ngày càng rộng rãi cùng với nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21. Để giữ vững và mở rộng thị trường, VDC phải sớm có chiến lược đa dạng hoá dịch vụ, thoả mãn tối đa mọi nhu cầu đa dạng về thông tin ngày càng cao của khách hàng.

43

Đa dạng hoá phương thức quản lý dịch vụ có thể thực hiện được thông qua việc ứng dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật quản lý mới, cho phép VDC có thể cung cấp kịp thời và hiệu quả nhiều dịch vụ cho người sử dụng.

Hiện nay, việc ứng dụng và triển khai mạng ISDN, mạng di động 3G cũng là một hướng mới cho phép VDC có thể cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho khách hàng. Việc xuất hiện các công ty kinh doanh nội dung trên mạng Internet, kinh doanh dịch vụ VAS (các dịch vụ 1800, 1900,...), kinh doanh dịch vụ Game trực tuyến trên mạng băng rộng... đây là xu hướng tích cực tạo ra thị trường và nguồn thu mới rất có tiềm năng đối với VDC.

Tận dụng năng lực của mạng lưới và đội ngũ lao động, để triển khai thêm một số dịch vụ có tiềm năng như chi trả bảo hiểm, trả lương hưu trí, kho vận, mua hàng qua mạng bưu điện, thanh toán qua mạng bưu điện (sử dụng dịch vụ mua hàng, truyền hình, điện, nước...), các dịch vụ tài khoản cá nhân....vv

Công tác mở rộng thị trường là một hoạt động có tầm quan trọng lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, góp phần vào sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói công tác phát triển thị trường là quá trình tìm kiếm thời cơ hấp dẫn trên thị trường. Đó chính là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nói chung hiện nay.

Hiện nay các dịch vụ trên Internet của công ty đang tập trung chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức chứ chưa tập trung phát triển dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình vì thế

Chỉ số phạm vi địa lý thị trường, số lượng loại hình dịch vụ, số lượng đối tượng khách hàng thể hiện sức mạnh kinh doanh, khả năng, tốc độ phát triển, khả năng thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Gián tiếp thông qua tiêu chí này thể hiện hiệu quả hoạt động quản lý.

Trong khoảng thập kỷ cuối của thế kỷ trước mới thành lập và những năm đầu của thế kỷ 21 là một thời gian quá độ của xã hội, chiến lược của công ty ảnh hưởng nặng nề chế độ cũ, phụ thuộc cơ chế, chính sách, thậm chí ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. Thị trường kinh doanh đơn vị nhắm đến được gói gọn trong một phạm vi

44

nhất định, chủ yếu tập trung ở phía bắc và các thành phố lớn. Đối tượng cung cấp là các tổ chức, doanh nghiệp và một tầng lớp trí thức có trình độ cao, loại hình sản phẩm dịch vụ cũng bị hạn chế trong các chủng loại cơ bản nhất như dịch vụ kết nối, truy cập, truyền dữ liệu.

Khi kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển, điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt, công nghệ thông tin thay đổi từng ngày từng giờ, dân trí, nhu cầu con người ngày càng cao, cơ chế hỗ trợ, bảo hộ của nhà nước bị triệt tiêu tối đa, điều đó vừa là thách thức vừa là cơ hội đòi hỏi khả năng tự chủ, khả năng nắm bắt thị trường, khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh đã được thay đổi để tồn tại và phát triển. Do đó trong những năm gần đây công tác quản lý, chiến lược kinh doanh của công ty có sự thay đổi toàn diện theo hướng xác định mở rộng thị trường.

Theo quyết định số 217/QĐ - TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ Bưu chính viễn thông, VDC là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế nên giá cước chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. VDC chỉ được ban hành cước dịch vụ trên Internet trong khung cước của Bộ ban hành. Trong khi đó các doanh nghiệp khác được tự định giá cước và chỉ cần thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là một bất lợi lớn của VDC về giá cước khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, VDC đã chủ động xây dựng lộ trình giảm cước cơ bản đạt ngang bằng với các nước trong khu vực theo chủ trương chung của nhà nước, đã đề xuất nhiều phương án cước để Bộ Thông tin và Truyền thông làm cơ sở xem xét và ra quyết định. VDC đã liên tục đưa ra các mức cước mới, phù hợp hơn với thu nhập của người dân. Ví dụ: năm 2005, mức cước thuê bao tháng của các dịch vụ thoại đều giảm, đặc biệt, cước thuê bao cố định đã giảm từ 68.000 xuống còn 27.000 đồng. Năm 2007, giảm đồng loạt 12 loại cước dịch vụ viễn thông và Internet, theo đó cước điện thoại quốc tế và điện thoại di động đã giảm từ 20- 38%, góp phần đưa giá cước viễn thông, Internet của Việt Nam bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực. Năm 2008, tiếp tục giảm cước viễn thông và Internet,

45

đặc biệt là giảm cước điện thoại di động và bỏ cách tính cước phân vùng, áp dụng một cách tính cước thống nhất trên cả nước. Năm 2009 giảm tới 20% cước liên lạc điện thoại quốc tế. Năm 2010 giảm đến 15% cước liên lạc di động; 20% cước liên lạc các dịch vụ gọi trực tiếp đi quốc tế và 30% cước liên lạc CityPhone nội hạt. Năm 2011, VDC thực hiện ba đợt giảm cước lớn nhất vào các ngày 1/6, 1/9 và 15/12/2012 với mức giảm từ 12 - 50% cho các dịch vụ viễn thông của mình. Giá cước được đa dạng hóa phù hợp với các hình thức cung cấp dịch vụ: Từ loại hình thuê bao trả sau đến thuê bao trả trước của dịch vụ di động, từ mức khoán cước sử dụng Internet theo tốc độ truy nhập hoặc theo dung lượng truy nhập...

Cấu trúc giá cước cũng có sự cải tiến rõ rệt từ 3 mức cước tương ứng với 3 vùng (nội vùng, cận vùng và cách vùng) cho đến nay đã chuyển thành một mức cước thống nhất chung trên toàn quốc cho dịch vụ di động và 2 mức cước cho điện thoại cố định. Giá sử dụng dịch vụ Internet cũng trải rộng qua 8 gói cước phù hợp với từng nhu cầu khách hàng.

Sau các đợt giảm cước và thay đổi phương thức tính cước nói trên, VDC đã loại bỏ được khá nhiều bất lợi về giá cước so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trên một số dịch vụ viễn thông, Internet mà VDC nắm thị phần chi phối thì giá cước vẫn cao hơn các doanh nghiệp khác.

Tuy giá cước cao hơn nhưng các dịch vụ viễn thông của VDC cũng mang lại cho khách hàng chất lượng tương xứng. Do vậy, giá cả sản phẩm của VDC được xem là khá cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)