Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Starbucks coffee company starbucks và chiến lược phát triển thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới (Trang 32 - 35)

I. Phân tích

2. Môi trường bên ngoài

2.1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp Starbucks:

1. Môi trường chính trị- pháp luật

 Thể chế chính trị tương đối ổn định tại nhiều quốc gia có sự xuất hiện của Starbucks

 Cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài

 Luật liên quan với kinh doanh ngày càng được bổ sung và hoàn thiện

2. Môi trường kinh tế

 Kinh tế đang trên đà phát triển, mức GDP bình quân tăng trưởng cao trên nhiều quốc gia

 Các chính sách phát triển kinh tế của của các nước đang tỏ ra có hiệu quả  Nhiều chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

3. Văn hoá- Xã hội

 Uống cà phê đã trở thành nét văn hoá mới, cà phê ngày càng phổ biến trên nhiều quốc gia. Cà phê được nhìn nhận như một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống của nhiều người.

 Nhiều người tìm đến cà phê như một nơi để trò chuyện, làm việc hoặc đơn giản là để thưởng thức những loại thức uống thơm ngon

 Điều kiện sống ngày càng được nâng cao

4. Khoa học- Kỹ thuật

 Chính phủ các nước chú trọng vào đầu tư công nghệ và các giải pháp công nghệ trong kinh doanh

 Nền khoa học- công nghệ không ngừng phát triển

 Starbucks có khả năng tiếp thu công nghệ cao, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng bộ

5. Môi trường tự nhiên

 Thị trường trồng cà phê phụ thuộc nhiều vào các quốc gia có địa hình phù hợp như Brazil, Ấn Độ, châu Mỹ Latin, Trung và Đông Phi

 Dễ bị ảnh hưởng làm giảm năng suất

 Đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt cao và cần nhiều điều kiện tự nhiên

2.2. Môi trường ngành:

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter:

1. Sức mạnh nhà cung ứng

 Mỗi một vùng trên thế giới lại có thể trồng ra những loại cà phê có hương vị khác nhau, Ở châu Mỹ Latin cà phê mang độ chua và mùi hương của các loại hạt cacao, ở châu Phi thì hạt mọng nước, mang hương hoa, chanh, dâu; còn các vùng ở châu Á – Thái Bình Dương thì đậm, mịn, mang mùi cỏ, mùi mộc. Do sự khác biệt đó, Starbucks thu mua cà phê trực tiếp từ người nông dân ở cả bốn miền này, cụ thể là: Cà phê của John Parry ở Hawaii, cà phê của một bộ phận nông dân nhỏ tại khu Lintong ở Sumantra, cà phê của một ngôi làng nhỏ ở Aricha huyện Yirancheffe ở Ethiopia và cà phê của một gia đình Baumann ở Mexico.  Ngoài ra, Starbucks cũng có những đối tác công ty cung cấp trang thiết

bị, máy móc hiện đại cũng như các công ty sản xuất bao bì và cốc cà phê.

 Trong mối quan hệ về cung ứng, họ luôn đối xử tôn trọng và đạo đức, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để đối tác của Starbucks luôn hoạt động hiệu quả.

 Đánh giá sức mạnh nhà cung ứng đối với Starbucks: Yếu, nguyên nhân do:  Các nhà cung ứng có quy mô chỉ ở mức vừa và nhỏ.

 Số lượng các nhà cung ứng nhiều và đa dạng.  Nguồn cung ứng nhìn chung lớn.

2. Sức ép từ khách hàng

 Khách hàng của Starbucks:

Do quy mô ngày càng lớn, khách hàng của Starbucks cũng ngày càng nhiều hơn, với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Phân khúc thị trường Starbucks khai thác là những khách hàng nam, nữ ở mọi lứa tuổi: từ khách hàng trẻ tuổi đến khoảng 60 tuổi, có mức thu nhập từ thấp, trung bình đến cao.

 Đánh giá sức ép từ khách hàng lên Starbucks: Mạnh, nguyên nhân do:  Chi phí chuyển đổi sang những thức uống và các hãng cà phê khác thấp.  Thị trường sản phẩm thay thế đa dạng.

3. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế

 Các sản phẩm thay thế cho Starbucks:

 Các thức uống pha sẵn, đóng lon, các loại bột và puree (các loại trái cây, rau củ xay nhuyễn).

 Thức uống bán sẵn tại các máy bán hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa,…

 Đánh giá nguy cơ của các sản phẩm thay thế với Starbucks: Mạnh, nguyên nhân do:

 Chi phí chuyển đổi thấp.

 Đa dạng chủng loại sản phẩm thay thế.  Các sản phẩm thay thế có giá cả phải chăng.

4. Cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành

 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành với Starbucks:

 Các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới khác như: The Coffee Bean & Tea Leaf, Costa Coffee, Caffè Nero, Caffè Ritazza, Gloria Jeans,…  Ở riêng Việt Nam: Highlands Coffee, Trung Nguyên Legend, The

Coffee House,…

 Đánh giá mức độ cạnh tranh với các đối thủ trong ngành: Cao, nguyên nhân do:

 Có quá nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực này.  Chi phí chuyển đổi thấp.

5. Đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn

 Đánh giá sự đe dọa đến từ các đối thủ tiềm ẩn lên Starbucks: Trung bình, nguyên nhân do:

 Chi phí vận hành doanh nghiệp ở mức trung bình.  Chi phí cho chuỗi cung ứng ở mức trung bình.  Chi phí phát triển danh tiếng thương hiệu cao.

Một phần của tài liệu Starbucks coffee company starbucks và chiến lược phát triển thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới (Trang 32 - 35)