Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá sự ổn định của vi khuẩn bacillus subtilis và geobacillus thermophilus sau thời gian bảo tồn (Trang 28 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ giống vi khuẩn trong và ngoà

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn gen thực vật, động vật là nguồn tài nguyên quốc gia và là một bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học kinh tế của các nghành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ thục phẩm, vì lẽ đó chính phủ đã ban hành quy chế về quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Nội dung công tác quản lý về bảo tồn và lưu giữ nguồn gen bao gồm:

Điều tra khảo sát thu thập các nguồn gen thích hợp với các tính chất và đặc điểm của từng vi sinh vật trong thú y.

Bảo tàng giống chuẩn Việt Nam thuộc đại học quốc gia Hà Nội là nơi lưu giữ số lượng lớn nhất các chủng loại vi sinh vật, tổng cộng có 2089 chủng vi sinh vật. Các chủng này được bảo quản bằng nhiều phương pháp khác nhau như cấy chuyển trên thạch, dưới lớp dầu khoáng, đông khô hoặc lạnh sâu trong nitơ lỏng.

Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam chủ trì, đã tiến hành thu thập, phân lập và tuyển chọn hơn 30 chi vi sinh vật. Tới năm 2000, quỹ gen này đã bảo quản lưu giữ được 473 chủng vi sinh vật.

Trung tâm Khảo nghiệm thuốc thú y TW1- Cơ quan thực hiện việc thu thập, lưu giữ, bảo quản, tuyển chọn, đánh giá, phân loại tư liệu và nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen vi sinh vật phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong chăn nuôi, hiện đang lưu giữ trên 41 nguồn gen vi khuẩn, virus, các bệnh trong chăn nuôi phục vụ công tác nghiên cứu vacxin phòng chống bệnh dịch trong chăn nuôi.

Trong hoạt động chuyên môn sâu của ngành thú y, một số cơ quan, tổ chức đã và đang tiến hành bảo tồn các chủng vi khuẩn, vius được phân lập từ các ổ dịch gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Viện Thú y Quốc gia đang lưu giữ các chủng vi khuẩn phục vụ cho nghiên cứu và thử nghiệm chế tạo vacxin phòng bệnh cho động vật nuôi.

Các chủng vi khuẩn được đưa vào bảo tồn đã được đánh giá sơ bộ về một số đặc điểm sinh học như: hình thái, tính chất mọc trên môi trường, các đặc tính sinh hóa học.

Từ năm 1993 viện công nghệ sinh, viện khoa học và công nghệ Việt Nam là một đơn vị khoa học đã tiến hành lưu giữ bảo quản nguồn gen vi sinh vật với 250 chủng vi khuẩn. Các giống vi sinh vật này được ứng dụng trong nông nghiệp, y học và bảo vệ môi trường.

Năm 2007 - 2009 Viện Quân Y đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng ngân hàng gen các mầm bệnh sinh học và kháng huyết thanh phục vụ kiểm soát tác nhân sinh học”. Đề tài đã thu thập được hơn 2000 chủng vi sinh vật và đưa vào bảo quản 1430 chủng vi sinh vật phục vụ công tác nghiên cứu bệnh lý, chẩn đoán và giảng dạy.

Năm 2013, Viện Thú y Quốc gia đã chủ trì đề tài: “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y” do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư kinh phí nghiên cứu. Các tác giả đã và đang tiến hành bảo tồn, lưu giữ chủng virus lở mồm long móng VP02 type O và 03 chủng vius gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Đề tài này đã được tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vius nói trên và bảo quản bằng phương pháp đông khô, lưu giữ ở nhiệt độ -80oC (Nguyễn Thị Thu Hằng và cs., 2013).

Trong những năm gần đây, Phân Viện Thú y miền trung đã thành công trong việc bảo tồn, lưu giữ giống vi khuẩn Listeria monocytogenes type 1/2a. Các tác giả đã lưu giữ chủng vi khuẩn nói trên bằng phương pháp đông khô và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Bằng phương pháp bảo quản trên, vi khuẩn giữ được các đặc tính nuôi cấy, sinh hóa ổn định sau 20 đời cấy truyền. Số lượng vi khuẩn nuôi cấy trở lại sau quá trình đông khô, bảo quản đạt: 4,2×108 CFU/ml.

Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung Ương I, trực thuộc Cục Thú y là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng thuốc thú y, vắc xin và các chế phẩm sinh học khác phục vụ cho phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung Ương I là cơ quan bảo tồn, lưu giữ nhiều chủng vi sinh vật thú y phục vụ công tác kiểm nghiệm vắc xin, sản xuất chế phẩm sinh học. Năm 2012, 2013, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung Ương I đang chủ trì đề tài: “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y” dưới sự tài trợ kinh phí của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen. Đề tài đã và đang tiếp tục được nghiên cứu các phương pháp lưu giữ, bảo tồn vi sinh vật gây bệnh cho động vât nuôi như: Bacillus anthracis, Salmonella choleraesuis, Pasteurella multocida,... Đông khô là phương pháp sử dụng phổ biến để bảo tồn, lưu giữ các chủng vi sinh vật nói trên.

Các chủng vi khuẩn B. subtilis được đưa vào bảo tồn thuộc đối tượng nguồn gen phục vụ nghiên cứu tồn dư kháng sinh trong thực phẩm nguồn gốc động vật nhằm chuẩn hóa phương pháp vi sinh vật kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt, sữa, trứng và thức ăn chăn nuôi.

Các chủng vi khuẩn B. subtilis là các chủng vi sinh vật được cung cấp bởi Trường Đại Liege, Vương quốc Bỉ trên cơ sở chương trình hợp tác song phương giữa Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, được sử dụng làm nguyên liệu chuẩn hóa phương pháp kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các chủng trên đang được lưu giữ tại Khoa Thú y-Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, B. subtilis được các giáo sư Đặng Đức Trạch, Hoàng Thủy Nguyên (là các bác sĩ quân y) đã nghiên cứu sản xuất ra các chế phẩm B. subtilis đưa ra chiến trường để nhằm chữa trị bệnh tiêu chảy.

Năm 1958-1960, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã sản xuất đồng loạt các chế phẩm B. subtilis dùng trị bệnh đường ruột. Hay Khoa Vệ sinh y học bệnh viện

Bạch Mai đã nghiên cứu và sản xuất ra chế phẩm B. subtilis dùng trị bệnh tiêu chảy ở người. Tạo một hướng đi mới cho công tác điều trị bệnh đồng thời giúp hạn chế hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của các vi sinh vật trong đường tiêu hóa.

Từ năm 2015 đến nay khoa thú y đã thực hiện nhiệm vụ lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học đã thu thập và bổ sung thêm nhiều nguồn gen mới để lưu trữ. Theo Nguyễn Thị Trang và Phạm Hồng Ngân. (2017) bảo quản trên cát là phương pháp có thể áp dụng được đối với vi khuẩn B. subtilis G. thermophilus

Nhận định rõ vai trò của bảo tồn nguồn gen vi sinh vật trong thú y tôi tiếp tục tiến hành nguyên cứu để tài đánh giá sự ổn định của vi khuẩn B. subtilis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá sự ổn định của vi khuẩn bacillus subtilis và geobacillus thermophilus sau thời gian bảo tồn (Trang 28 - 32)