Năm 2016 tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn, rào cản kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới, giá cả thất thường không ổn định. Tuy nhiên, ngành cá tra đã vượt qua thách thức để tiếp tục tăng trưởng.
Theo báo cáo tổng kết năm 2016 của Tổng cục thủy sản, tổng diện tích nuôi cá tra năm 2016 là 5.050 ha và đạt sản lượng là 1.150 nghìn tấn. Qua bảng thống kê tình hình sản xuất cá tra cho thấy những năm gần đây việc nuôi cá tra có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể. Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt 1,644 tỷ USD tăng 6,5% so với năm 2016 (Vasep, Báo cáo xuất khẩu thủy sản, 2016).
Bảng 4.1. Hiện trạng sản xuất cá tra giai đoạn 2012-2016
TT Danh mục 2012 2013 2014 2015 2016
1 Diện tích (ha) 6.300 5.200 5.500 5.000 5.050 2 Sản lượng (1.000 tấn) 1.244 1.150 1.100 1.200 1.150
Nguồn: Tổng cục thủy sản (2016) Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 108 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra, 1.856 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng cá bột sản xuất ước đạt khoảng 16,5 tỷ con tăng 1,0% so với cùng kỳ, tập trung tại các địa phương trọng điểm về sản xuất giống như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long...
Trong năm 2016, diễn biến giá thu mua cá tra nguyên liệu tại ao dao động từ 18.000 – 23.000 đ/kg, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg. Trong đó, 3 tháng đầu năm giá cá dao động từ 19.500 - 20.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 1.500 – 2.000 đồng/kg. Đến nay giá cá khoảng 21.300 - 22.000 đồng/kg (tùy vào chất lượng và phương thức thanh toán), người nuôi cá đang có lãi. Giá cá tra nguyên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình xuất khẩu, sản lượng cá tra và các yếu tố khác.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 140 thị trường trên thế giới, tăng 4 thị trường so với năm 2015, đạt kim ngach 1,466 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch
xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD, tăng khoảng 6,6% so với cùng kỳ 2015. Các thị trường chính: Mỹ, EU, Trung Quốc - Hong Kong, ASEAN, Mexico, Brazil, Colombia và Ảrập Xêut chiếm 79,2% tỷ trọng. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường với xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt ở mức trên 360 triệu USD. Bên cạnh đó, năm 2016 chứng kiến sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc-Hồng Kông. Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc-Hồng Kông đạt 305 triệu đô la Mỹ, tăng 90% so với năm 2015, đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Theo dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017. Rất có thể Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của trong năm tới.
Bên cạnh sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm cá tra ngày càng đối mặt với những biến động thị trường như các rào cảng thương mại, rào cảng kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng dày… Do vậy trong thời gian tới, ngành hàng cá tra từ khâu sản xuất con giống đến tiêu thụ phải có sự liên kết chặt chẽ, để con cá tra tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã bàn về các vấn đề sản xuất con giống chất lượng; Xây dựng các chuỗi liên kết; Xây dựng thương hiệu; Đoàn kết trong quá trình bán sản phẩm…
Năm 2017, dự kiến diện tích nuôi cá tra giữ ở mức dưới 5 ngàn 500 ha với sản lượng hơn 1,15 triệu tấn, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,7 tỷ USD. Để đạt được kế hoạch đề ra, trong thời gian tới cần chỉ đạo quyết liệt trong việc tập trung nâng cao chất lượng giống cá tra; Tiếp tục đánh giá chất lượng, hoàn thiện và chuyển giao đàn cá tra chọn giống của Bộ cho các địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn như GAP. Đồng thời mở rộng việc áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản VietGap trong nuôi cá tra. Mặc khác, đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ nông dân thành hợp tác xã, tổ hợp tác để làm nền tảng, tạo đầu mối cho liên kết dọc với các nhà máy chế biến, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, nhằm đảm bảo cho các hộ nuôi và doanh nghiệp trụ vững với con cá tra.
Đối với sản phẩm cá tra khô phồng
50 cơ sở chế biến, trong đó số lượng cơ sở chế biến nhiều nhất là An Giang với 35 cơ sở. Điểm đặc biệt của sản xuất cá tra khô phồng là nguồn gốc của việc chế biến do người Campuchia du nhập sang Việt Nam, tại các cơ sở chế biến hiện nay đều có người nhà như ông/bà, con cháu là người Campuchia.
Cùng với các sản phẩm cá tra đông lạnh, sản phẩm Cá tra phồng khô (khô cá tra phồng) là sản phẩm được ưa chuộng trên các thị trường trong và ngoài nước. Riêng tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, sản lượng khô cá tra phồng hàng năm đạt khoảng 1.000 tấn, sử dụng 2.500 đến 3.000 tấn cá tra nguyên liệu. Tại An Giang, bình quân mỗi năm, các cơ sở chế biến khô cá tra phồng cần khoảng 2.000 tấn cá tra nguyên liệu để chế biến. Ngoài thị trường nội địa, khô cá tra phồng còn được xuất sang Trung Quốc, Úc, Mỹ, Canada, Châu Phi... Tại Công ty Trương Hải, mỗi tháng chế biến được khoảng 100 tấn khô thành phẩm và xuất khoảng 1 đến 2 container (khoảng 30 tấn) sang thị trường các nước Pháp, Mỹ, Đài Loan, châu Phi, Trung Quốc… Sản phẩm là không sử dụng màu, hóa chất vì thế rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đặc biệt là vào mỗi dịp giáp tết lượng cá khô bán rất nhiều.