Đánh giá tình hình xây dựng và áp dụng tcvn, qcvn lĩnh vực chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm cá tra khô phồng (Trang 26 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Đánh giá tình hình xây dựng và áp dụng tcvn, qcvn lĩnh vực chế biến thủy sản

LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2.5.1. Những thành tựu đạt được

- Có thể đánh giá rằng, công tác xây dựng tiêu chuẩn của lĩnh vực chế biến, bảo quản thuỷ sản đã bám sát được yêu cầu quản lý ngành; phục vụ kịp thời cho những định hướng phát triển của Ngành theo từng giai đoạn. Bên cạnh những giải pháp khác về KHCN; việc xây dựng, công bố và ban hành các TCVN, QCVN làm công cụ quản lý đã giúp Bộ có những biện pháp kỹ thuật để hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của ngành (như công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa;...).

- Bên cạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn cấp Nhà nước, cấp Ngành; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng rất quan tâm đến những hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của Ngành. Liên tục nhiều năm qua, trong điều kiện còn có nhiều khó khăn về kinh phí, Bộ NN&PTNT cũng đã cử hàng chục lượt cán bộ của các đơn vị chức năng tham gia các cuộc họp của Uỷ ban CODEX quốc tế (trong các ban như: Ban kỹ thuật Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản, Ban kỹ thuật Kiểm tra thực phẩm XNK và chứng nhận hệ thống, Ban kỹ thuật Vệ sinh thực phẩm, Ban kỹ thuật Ghi nhãn thực phẩm,...). Kết quả là đã cùng với Thái Lan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn CODEX về nước mắm (CODEX STAN 302 – 2011).

- Những đóng góp của ngành Thuỷ sản Việt Nam trong công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc tế còn chưa được nhiều như mong muốn. Tuy nhiên, qua các cuộc họp quốc tế đó, cũng đã tạo điều kiện cho cán bộ của Ngành tiếp cận và cập nhật được tình hình, tham mưu giúp cho công tác quản lý của Bộ đúng hướng và có biện pháp hữu hiệu để hàng hoá thuỷ sản Việt Nam đến được với nhiều thị trường thế giới. Nhiều cán bộ thuộc các đơn vị quản lý, nghiệp vụ, nghiên cứu của Bộ NN&PTNT đã tham gia và hoạt động tích cực trong Uỷ ban CODEX Việt Nam và các ban kỹ thuật có liên quan.

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý Nhà nước của ngành Thuỷ sản; tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế bất cập cả về mặt tổ chức cũng như nội dung hoạt động:

- Hàng năm, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn phục vụ cho yêu cầu quản lý ngành chủ yếu là do Bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thực hiện. Các cơ quan quản lý, nghiên cứu, đào tạo; các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành còn chưa quan tâm nhiều hoặc chưa chủ động đề xuất kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh còn tư tưởng ỷ lại vào cơ quan quản lý, mà chưa thấy trách nhiệm của cơ sở trong việc đầu tư kinh phí hoặc trí tuệ xây dựng các tiêu chuẩn của ngành của cơ sở. Các cơ quan nghiên cứu được Bộ giao nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn lại phải thực hiện nhiều công trình nghiên cứu KHCN khác; nên việc triển khai xây dựng tiêu chuẩn còn chậm trễ, không đúng tiến độ theo yêu cầu quản lý. Nhiều cán bộ ở các đơn vị được giao nhiệm vụ biên soạn tiêu chuẩn; nhưng hiểu biết về công tác tiêu chuẩn hoá còn rất hạn chế, nên chất lượng văn bản một số tiêu chuẩn còn chưa cao.

- Một số lớn các TCN và TCVN đã được xây dựng ban hành từ những năm 70, hoặc 80 chỉ phù hợp với yêu cầu quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp; nhưng đến nay việc xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý còn chậm.

- Công tác áp dụng tiêu chuẩn chưa làm được nhiều, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của Bộ. Một số tiêu chuẩn sau khi được ban hành chưa "đến tay" được người sản xuất.

2.5.3. Những vấn đề cần quản lý theo nhóm đối tượng, sản phẩm hàng hóa

- Hàng thuỷ sản Việt Nam hàng năm xuất sang thị trường quốc tế với khối lượng và giá trị ngày càng tăng; mặt khác chúng ta vẫn phải tiếp tục mở rộng sang nhiều thị trường mới. Trong bối cảnh các nước nhập khẩu sẽ dựng hàng rào kỹ thuật, hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt; đối phó với những thử thách đó, Bộ NN&PTNT phải xây dựng được các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam (nhất là các thị trường nhập khẩu chính, chiếm tỷ trọng lớn về giá trị ngoại tệ hàng năm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông, EU,...). Việc xây dựng các văn bản kỹ thuật, cũng như tăng cường công tác quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm phải phục vụ cho mục tiêu quản lý được chặt chẽ, đồng bộ các khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu và chế biến xuất khẩu sản phẩm.

- Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn hoá. Công tác xây dựng tiêu chuẩn không chỉ là ở cấp Bộ (đề xuất và

giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thực hiện); việc xây dựng tiêu chuẩn phục vụ cho quản lý và phát triển sản xuất, phải trở thành một yêu cầu trong công tác xây dựng kế hoạch hàng năm về KHCN của các cơ quan nghiên cứu, quản lý, các tổng công ty, doanh nghiệp trong Ngành.

- Bên cạnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ NN&PTNT nên tăng cường hơn nữa công tác phổ biến áp dụng tiêu chuẩn không chỉ cho các quy chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn các cơ sở chế biến thuỷ sản; mà sẽ mở rộng sang các tiêu chuẩn khác về sản phẩm, quy phạm thực hành trong sản xuất, chế biến thủy sản.

- Cá tra là một trong những đối tượng chủ lực của Việt Nam, hiện nay sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh hiện đang chiếm trên 90%. Do đó, việc đa dạng hóa sản phẩm là một điều cấp thiết. Để khuyến khích, định hướng phát triển các sản phẩm GTGT như Cá tra khô phồng thì cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy định để tạo điều kiện phát triển bền vững đối tượng quan trọng này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm cá tra khô phồng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)