Tăng cường trang bị phương pháp tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (8,5đ) (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Tăng cường trang bị phương pháp tự học cho sinh viên

Mục tiêu giải pháp: Qua khảo sát thực tế cho thấy đa số sinh viên lớp Thanh

tra 21B chưa tìm hoặc không tìm được phương pháp tự học hiệu quả. Việc tăng cường trang bị thêm những phương pháp tự học để sinh viên có thêm nhiều sự lựa chọn và có một cách thức tự học hiệu quả nhất.

23

Một số giải pháp và cách thức thực hiên:

Tác giả đã tìm hiểu và thừa kế các phương pháp của các nhà khoa học nổi tiếng từ đó khái quát các bước và các thức thực hiện một số phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên như sau:

1. Phương pháp The Feynman Technique (Phương pháp của Richard Feynman ông là một trong 10 nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại): Là công cụ giúp sinh viên ghi

nhớ những gì đã đọc bằng cách giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Phương pháp này sẽ giúp bạn sẽ giúp nâng cao được khả tu duy của sinh viên từ đó gia tăng cơ hội để sinh viên giúp dụng vào thực tế. Phương pháp chỉ có 5 bước cực kì đơn giản theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2. Các bước của phương pháp Feynman

(Nguồn: Tác giả)

Cách thức thực hiện giải pháp:

Bước 1. Sinh viên học như bình thường.

Bước 2. Hành động viết này sẽ buộc lão bộ phải tư duy để hiểu sâu hơn và truy vết lại toàn bộ những kiến thức bạn đã học.

Bước 3. Hãy tưởng tượng bạn đang phải diễn giải những kiến thức cho đại học cho các em học sinh lớp 5, lớp 6 chưa biết gì về chủ đề bạn đang chia sẻ. Nếu sinh viên không thể giải thích được bằng ngôn từ đơn giảng, thì bạn chưa hiểu đủ kiến về đề bạn đang học. Như vậy, từ kháo của bước 3 này là đơn giản.

Bước 4. Rà soát lại những chỗ có vấn đề trong sự diễn giải của mình sau đó đọc lại xem lại tài liệu và những sự giải thích bạn chưa diễn đạt được thành lời và quan trọng là sinh viên phải phải tìm thêm các nguồn tài liệu khác để đào sâu hơn độ hiểu và các khía cạch khác của kiến thức đang học.

1. Chọn chủ đề 2. Viết bằng

ngôn từ đơn giản

3. Dạy trẻ 12 tuổi

4. Hoàn thiện lỗ hổng 5. Đơn giản hóa

24

Bước 5. Sau khi làm xong bước thứ 5 sinh viên quay lại bước thứ 2 tạo thành một vòng lặp bắt đầu lại, kiểm tra lại kĩ càng hơn, đào sâu hơn thì sự hiểu của sinh viên sẽ thẩm thấu tốt hơn, nhớ được lâu hơn.

2. Phương pháp tư duy phản biện (tư duy phân tích): Theo Wikipedia tư duy

phản biện là “Một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin

đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề” [19]. Tư duy phản biện giúp sinh viên nghi ngờ những hiểu

biết thông thường cũng một phần nào đó rèn luyện kĩ năng phản biện, xóa bỏ những thứ cũ kỹ, dọn đường cho những điều mới mẻ phù hợp hơn và cũng rèn luyện cho sinh kĩ năng phản biện từ đó giúp sinh hiểu sâu, hiểu rõ được vấn đề đang tìm hiểu.

Ví dụ: Gặp một câu khẳng định như sau: Nghiên cứu khoa học phải mang tính

mới? Nếu áp dụng phương pháp tư duy phản biện thì câu hỏi đặt ra cho sinh viên: Tại sao nghiên khoa học lại phải mang tính mới mà không phải các tính khác? Từ việc đặt ra câu hỏi phản biện nếu trả lời được sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nhiều khía cạnh của nghiên cứu khoa học. Như vậy, để rèn luyện tư duy phản biện tốt cần làm những điều sau đây:

Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân: Phải trao dồi kiến thức một cách tổng

quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực mình đang tìm hiểu. Tập thói quen quan sát và học hỏi thật nhiều kiến thức để khi biện luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

Hãy có một tầm nhìn khách quan: Muốn rèn luyện tư duy phản biện tốt thì đòi

hỏi sinh viên phải có cái nhìn đa chiều một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Có như thế thì sinh viên mới lập luận được những vấn đề một cách logic và chính xác.

Hãy thắc mắc, tò mò những vấn đề chưa hiểu: Khi giải quyết một vấn đề thì

cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra. Hành động thắc mắc sẽ giúp sinh viên có hứng thứ để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vấn đề và điều này còn tránh được các sai sót.

Hãy tự luôn tự đặt ra trong câu hỏi tại sao: Khi nhận diện một vấn đề nào đó,

đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy đặt lên những

25

câu hỏi để làm rõ vấn đề. Ví dụ: Cách đặt câu hỏi như sau: Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả là gì, B thì kết quả như thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (8,5đ) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)