Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập trong việc

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (8,5đ) (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập trong việc

nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên

Giảng viên và cố vấn học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên. Dưới đây là một số giải pháp và cách thức cụ thể để thực hiện giải pháp:

Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ giảng viên,

cố vấn học tập. Mặt khác, giúp sinh viên có hứng thú và động lực hơn trong quá trình tự học từ đó có kết quả học tập tốt hơn. Qua kết quả học tốt của sinh viên ngày càng khẳng định năng lực của đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập của trường Đại học Nội vụ Hà Nội ngày được nâng cao.

Giải pháp và cách thức thực hiện cụ thể:

Một số giải pháp chung:

Giảng viên cần định hướng nội dung học tập cho sinh viên: Đây là mục tiêu đầu

tiên cần khẳng định đối với giảng viên. Việc tự học của người học rất dễ sai nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đúng bản chất nếu giảng viên không định hướng cho sinh viên. Vì vậy, trên cơ sở định hướng của giảng viên sinh viên sẽ dễ dành đi vào trọng tâm, giải quyết được những nội dung cơ bản của học phần.

Giảng viên cần gợi mở tri thức trong quá trình tự học cho sinh viên: Gợi mở

của giảng viên là động lực thúc đẩy tính tích cực và phần nào giúp sinh viên đi đúng hướng trong quá trình tự học. Việc gợi mở chấm dứt sự lười biếng, tính ì, trì trệ của sinh viên trước những kiến thức mới.

Giảng viên cần hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học: Việc hỗ trợ của giảng

viên trong quá trình tự học của sinh viên là sự giúp đỡ rất quan trọng của giảng viên đối với sinh viên. Việc hỗ trợ kịp thời của giảng viên là giải pháp hữu hiệu nhất với mỗi khi sinh viên đang bế tắc, nản chí do không tìm ra đáp án trong bài học.

Giảng viên cần hướng dẫn học cách học cho sinh viên: Giảng viên hướng dẫn

26

vấn đề cụ thể. Từ đó, sẽ giúp sinh viên dễ tiếp thu, biến kiến thức lý thuyết thành kiến thức thực tiễn của mình.

Giảng viên cần kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên: Giảng viên

thường xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra như: kiểm tra miệng, bài tập nhóm và các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. Đánh giá để sinh viên biết được những việc làm được và chưa làm được để rút kinh nghiệm cho những lần tự học, tự nghiên cứu tiếp sau.

Cách thức cụ thể để thực hiện giải pháp:

Thứ nhất, làm đề cương môn học thật chi tiết và cụ thể: Để gửi trước cho sinh

viên trước khi môn học bắt đầu. Đặc biệt đề cương phải rõ ràng và cụ thể không lên ghi các từ ngữ chuyên môn cao, nếu có cần giải thích cụ thể cho sinh viên. Ví dụ: Từ những từ mà sinh viên không hiểu: Kiến trúc thượng tầng, vĩ mô,... Vì đề cương chính là cẩm nang để sinh viên tự mình nghiên cứu và khám phá môn học trong quá trình tự học, nếu có những từ ngữ chuyên môn cao mà không được giải nghĩa cụ thể dẫn tới việc sinh viên đọc không hiểu.

Thứ hai, giao bài tập và định hướng cách làm cho sinh viên: Giảng viên sau các

giờ giảng lý thuyết nên đúc rút thành các vấn đề lớn, lưu ý sinh những vấn đề trọng tâm thường hay có trong các bài kiểm tra.

Thứ ba, yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài học trước: Cần yêu cầu sinh viên đọc

giáo trình và tóm tắt lại nội dung bài học của bài tiếp theo.

Thứ tư, hướng dẫn sinh viên làm bài tập nghiên cứu: Đây là một việc làm có thể

phát huy cao nhất ý thức tự học của sinh viên. Giảng viên lựa chọn nội dung, nêu rõ mục đích, gợi ý cách làm; công khai tiêu chí lấy điểm; thời gian phải hoàn thành; cung cấp nguồn tìm kiếm tài liệu; giải đáp những vướng mắc khi sinh viên cần.

Một phần của tài liệu Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (8,5đ) (Trang 31 - 32)