7. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Đối với sinh viên
Trước khi đọc một tài liệu cần có sự chọn lọc những thông tin như: Tác giả là ai? Năm công bố? Có phù hợp với trình nhận thức của mình không?
Tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, các câu lạc liên qua đến học tập đẻ trang bị thêm những kiến thức kỹ năng và phương pháp tự mới để phù hợp và hoàn thiện bản thân. Giao lưu, kết bạn với những sinh viên của các trường đại học để có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng thành quả đạ được trong quá trình tự học.
Xác định chính xác mục đích học của thân thân, trong đó xác định học là công cụ hữu nhất đưa con người đến thành công, tránh bị thuộc vào bất kì một ai kể cả bố mẹ.
Khi có những mắc, bế tắc trong nghiên cứu và học tập thì đừng bỏ cuộc giữa chừng mà nhanh chóng liên hệ với giảng viên hoặc cô vấn học để giải đáp thắc cua mình. Tránh những suy nghĩ tự ti, ngại ngùng để từ đó bỏ buộc giữa chừng.
Tham gia vào những buổi đối thoại giữa sinh viên và nhà trường để lắng nghe, giải đáp thắc mắc, những hoạt động, những thông tin chính xác của nhà trường, từ đó giúp sinh viên đánh giá, đầy đủ hơn những quan tâm của nhà trườn. Từ đó, tin tưởng vào chính sách, chủ trương của nhà trường để ngày phát triển.
Đặc biệt, riêng đối với sinh viên Chuyên nghành Thanh tra lên thêm gia vào các chuyên về pháp luật do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức hoặc do các trường đào tạo luật lâu năm như: Đại học luật Hà Nội, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh, Học viện Tư Pháp, Học viện Hành Chính Quốc Gia, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,… Để học hỏi và nâng trình độ nhận thức của bản thân.
29
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên trong thời gian tới, đó là: Trang bị kỹ năng, tăng cường trang bị phương pháp tự học cho SV và Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập trong việc nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên. Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà trường; đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập và sinh viên. Tuy nhiên, giải pháp và khuyến nghị cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt và nhanh chóng nó không chỉ nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên mà còn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các chính sách giành cho sinh viên, qua đó khẳng định thương hiệu của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong hệ thống các trường Đại học hiện nay.
30
KẾT LUẬN
Tự học là quá trình chủ thể học tập tự giác, tự lực, tích cực tiếp thu những kiến thức mà thực tế đạt ra bằng hành động để đạt được mục đích chủ thể đó mong muốn đạt được. Do vậy, tự học rất quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng vì thông đó thể hiện năng lực và phẩm của sinh viên, bằng những nghiên cứu vào khảo sát thực trạng tác giả đưa ra một số kết luận nổi bật sau:
Đa số sinh viên lớp TTR 21B, Khoa PLHC, Trường ĐHNVHN đều có mục đích học tập là để có thêm kiến thức chiếm 90%. Qua đó thể ý chí, sự quyết học tập và rèn luyện của sinh viên lớp TTR 21B, Khoa PLHC, Trường ĐHNVHN là rất cao
Trung bình thời gian dành cho tự học của sinh viên mỗi ngày là từ 1 đến 2 giờ trên ngày. Dù một sự tâm cho học tập nhưng sinh viên chưa biết hoặc chưa kịp thích ứng với chế độ đào tạo theo tín chỉ của nhà trường vì mới từ cấp 3 lên. Nhưng phải nhắc lại học đại học yêu cầu cao nhất là tính tự giác và có khả năng tự học.
Qua khảo sát cho thấy 100% sinh viên đều có những khó khăn trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Đặc biệt đa số sinh viên đều chưa có phương pháp và kỹ năng phù hợp với bản thân. Từ đó dẫn đến các khó khăn khác và dần nản chí rồi bỏ cuộc. Qua đó, sinh viên muốn học sao cho hiệu quả nhất thì phải trang bị những kỹ và tăng cường tìm hiểu thêm những phương pháp tự học hiệu quả để hoàn thành chương trình học một cách hoàn chỉnh nhất.
Qua nội dung chương 3 của bài tác giả đã trả lời được câu hỏi mà sinh viên thường đặt: Tự học như thế nào? Tự học để làm gì? Tự học cần có kỹ năng và phương pháp gì? Nếu không tự học thì làm sao? Qua việc tác giả đã nêu cụ thể một kỹ, phương pháp và cách thức thực hiện cụ thể để sinh viên dễ nắm bắt và thực hiện. Ngoài ra tác giả chỉ ra trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập để học phối cùng thực hiện đồng bộ để sao cho kết quả của sinh viên tốt nhất.
Như vậy, nâng cao hiệu quả tự học là việc làm rất cần thiết trong hoạt động học của sinh viên và dạy học của giảng viên. Mục đích của việc nâng cao hiệu quả tự học là giúp cho sinh viên nhớ lâu, vận dụng tốt, giúp sinh viên có tư duy độc lập, trở thành người năng động sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác. Tự học hiệu quả cũng thể hiện các phẩm chất ý chí, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm... của sinh viên.
31
Tuy nhiên, kết quả học tập có hiệu quả chủ yếu tùy thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của bản thân người học ở dây là bản thân sinh viên nếu thực sự muốn tiến bộ và học thật tốt. Ngoài ra, để chất lượng tự học đạt kết quả tốt nhất cần phải có sự quan tâm của giảng viên và nhà trường, đặc biệt giảng viên phải đổi mới phương thức giảng dạy và cần giảng viên đòi hỏi cao hơn tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Nhưng nếu sinh viên không có quyết tâm học tập thì giải pháp nào cũng vô ích. Vì sinh viên chính là người chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình mà không phải bố mẹ, giảng viên hay nhà trường. Tác giả muốn nhắn nhủ với các bạn sinh viên “Hãy chọn cho mình một cách học thông minh, đừng chọn
cho mình một lối cụt rồi quay lại một cách khổ sở”.
Tóm lại, phương pháp tự học của sinh viên là một vấn đề rộng với nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau. Trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến những khía cạnh cơ bản nhất về phương pháp tự học của sinh viên như mục đích học, thời gian dành cho tự học, ý thức, hình thức tự học và việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên. Đây sẽ là một trong những công trình làm tiền để cho những công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo với quy mô khác nhau để tiếp nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tự học của sinh viên Trường ĐHNVHN trong thời gian sắp tới.
32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Trần Linh Chi và các cộng sự, “Sinh viên là gì? Khái niệm sinh viên?”, Hocluat.VN,
https://bit.ly/3GCA1Hh, Truy cập ngày 25/02/2021.
3. Nguyễn Hoàng, “Vai trò của tự học với việc phát triển phẩm chất và năng lực người
học”, Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, https://bit.ly/3oDeW9k,
Truy cập ngày 26/02/2022.
4. Nguyễn Thị Thu Huyền, “Vai trò của kỹ năng tự học (Ngoài lớp học)”, Cổng thông tin trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh - Khoa Khoa học Giáo dục,
https://bit.ly/34NyQaR, Truy cập ngày 26/02/2022.
5. Lý Thu Hà, “Tầm quan trọng của thời gian”, https://bit.ly/33fF8iW, Truy cập ngày 26/02/2022.
6. Trần Hằng - Bình Minh (2011), Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
7. Luanvanpanda.com, “Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các
hướng hỗ trợ hoạt động tự học”, Slideshare, https://bit.ly/3ssMrMN, Truy cập ngày 27/02/2022.
8. Dân Luật và các cộng sự, “Phương pháp là gì? Thế nào là phương pháp? Cho ví
dụ?”, Hocluat.VN, https://bit.ly/3ryAJAZ, Truy cập ngày 28/02/2022.
9. Trần Thị Ngọc Minh, “Tự học - kỹ năng học tập cần thiết đối với sinh viên trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ”, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, https://bit.ly/3gxk3U3,
Truy cập ngày 01/03/2022.
10. Nguyễn Đình Duy Nghĩa và cộng sự, “Các biện pháp nâng cao nâng cao hiệu quả
tự học trong mô hình đào tạo tín chỉ của Khoa giáo dục thể chất - ĐH Huế”, CSDL
Khoa học và Công nghệ - Đại học Huế, https://bit.ly/35QgOoG, Truy cập ngày 03/03/2022.
11. Phạm Kim Oanh, “Khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp?”, Luật Hoàng Phi, https://bit.ly/34y4KrQ, Truy cập ngày 01/03/2022.
12. Nguyễn Văn Phi, “Tự học là gì?”, Luật Hoàng Phi, https://bit.ly/3ozKjS8, Truy cập ngày 02/03/2022.
33
13. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
14. Nguyễn Thị Quỳnh (2020), “Sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp”, Cổng thông tin Trường Đại học Nội vụ Hà Nội -
Thư viện số, https://bit.ly/3JDh0Gr, Truy cập ngày 25/02/2022.
15. TaiLieuSo, “Bài Tiểu Luận Môn PP Luận Nghiên Cứu Khoa Học Về Vấn đề Tự học
Của Sv”, TaiLieuSo - Thư Viện Tài Liệu Việt Nam, https://bit.ly/3Lmk2AD, Truy cập ngày 04/03/2022.
16. Nguyễn Đông Triều, “Kỹ năng học tập bậc đại học”, Viện Doanh Trí - Trường Đại học Văn Hiến, https://bit.ly/34G0TsC, Truy cập ngày 27/02/2022.
17. Tailieumienphi.Vn, “Một số vấn đề lý luận và hoạt động về dạy tự học tại Trường
Đại học Trà Vinh”, Tailieumienphi.Vn, https://bit.ly/3gQmXUp, Truy cập ngày 28/02/2022.
18. Tran Thao, “Ý thức là gì? Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức”, Hoatieu.vn,
https://bit.ly/3rAewTd, Truy cập ngày 02/03/2022.
19. Wikimedia cộng tác viên, “Tư duy phản biện”, Wikipedia Bách khoa toàn thư mở,
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên lớp TTR 21B, Khoa PLHC, Trường ĐHNVHN)
Để góp phần đánh giá nhận thức, thực trạng và những khó khăn về tự học của sinh viên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. Rất mong các
bạn tham gia bằng cách “X” vào phương án phù hợp với suy nghĩ của bạn trong các câu hỏi dưới đây.
(Mọi thông tin chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu)
Câu 1. Bạn đã từng tự học bao giờ chưa?
☐ Đã từng ☐ Chưa bao giờ
Câu 2. Mục đích của việc học của bạn là gì?
☐ Vì bố mẹ ☐ Để có bằng
☐Để có thêm kiến thức ☐Theo trào lưu của xã hội
Câu 4. Thời gian dành cho tự học ở nhà hàng ngày của bạn?
☐Không học đọc bài, đọc sách, giáo trình,… chỉ đọc sách giáo trình khi gần thi kết thúc học phần.
☐Học dưới 1 giờ/ngày ☐Học: 1 – 2 giờ/ngày ☐Học trên 2 giờ/ngày
Câu 5. Mức độ tương tác của của bạn với giảng viên khi lên lớp (Đặt câu hỏi cho
phần chưa hiểu, giải đáp bài tập)?
☐Thường xuyên ☐Thỉnh thoảng ☐Chưa bao giờ
Câu 6. Bạn có thường đặt ra các câu hỏi trong quá trình học tập không?
☐Có, tôi tự đặt câu hỏi/ vấn đề khi làm bài tập học đọc sách, xem TV,… ☐Tôi ít đặt câu hỏi
☐Không bao giờ
Câu 7. Bạn có thường xuyên chuyển bị bài trước khi đến lớp?
☐Có ☐ Thỉnh thoảng ☐Gần như không bao giờ
Câu 8. Khó khăn thường gặp trong quá trình tự học của bạn là gì?
☐Nản chí trước những khó khăn
☐Chưa tìm được phương pháp tự học thật sự hiệu quả ☐Kiến thức ở đại học quá nhiều
☐Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tri thức
☐Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ)………
Phụ lục 02
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
(Dành cho sinh viên lớp TTR 21B, Khoa PLHC, Trường ĐHNVHN)
Để góp phần đánh giá thực trạng tự học của sinh viên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp tự học của sinh viên lớp Thanh tra 21B, Khoa Pháp luật hành chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Các bạn vui lòng cho biết ý kiến với một số câu hỏi sau.
(Mọi thông tin chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu)
Câu 1. Bạn thấy tự học hiện nay như thê nào?
Câu 2. Mục đích học của bạn là gì?
Câu 3. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho tự học?
Câu 4. Bạn có hay tương tác với giảng viên không?
Câu 5. Hình thức tự học của bạn là gì?
Câu 6. Bạn có chuyển bài trước khi lên lớp không?
Câu 8. Bạn có gặp khó trong lúc tự học không? Khó khăn bạn thường gặp phải là gì?
Câu 9: Để khắc phục những khó khăn trong quá trình tự học, theo bạn điều quan trọng là?
Phụ lục ảnh 01
Ảnh 01. Quyết định số 2016 /QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phụ lục ảnh 02
Ảnh 02. Quyết định số 664 /QĐ-ĐHNV ngày 17/04/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về việc đổi tên Khoa Nhà nước và pháp luật thành Khoa Pháp luật
hành chính.
Phụ lục ảnh 03
Ảnh 03. Quyết định số 2434 /QĐ-ĐHNV ngày 13/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về việc Tổ chức các lớp Đại học hình thức chính quy trúng
tuyển năm 2021, học tại Hà Nội