Đánh giá hoạt động tín dụng cho DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Đánh giá kế t qu ả ho ạt động tín d ụng cho DNNVV t ạ i Ngân hàng BIDV

Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn và thách thức, kết thúc năm 2019 là năm khởi đầu trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2020, kế thừa tiếp nối những thành tựu trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là những đổi mới trong phương thức quản trị điều hành, hoạt động kinh doanh toàn hệ thống, BIDV năm 2019 vẫn giữ nhịp tăng trưởng an toàn, hiệu quả, uy tín thương hiệu ngày càng được khẳng định Tổng tài sản đạt 1 490 105 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2018, tăng trưởng 16,7% so với 2017; tiếp tục giữ vững vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam; tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1 114 231 tỷ đồng, tăng trưởng 12,6% so với 2018; Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 249 708 tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với 2018 Sau trích lập dự phòng và các khoản khác, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 10 876 tỷ đồng, tăng 15,81% so với năm 2018, vượt chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

BIDV cũng đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông: thực hiện chi trả cổ tức 2 năm 2017-2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng giá trị gần 4 800 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chi trả đạt 7%/năm Nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế, trong năm 2019, BIDV đã 3 lần giảm mức trần lãi suất cho vay, đặc biệt hướng đến các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; qua đó thể hiện vai trò, trách nhiệm của

BIDV trong việc thực hiện chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vì sự phát triển chung của đất nước

Tính đến hết năm 2019, BIDV là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô hoạt động đối với phân khúc KH DNNVV, KH DNNVV của BIDV đạt khoảng 280 000 KH tăng 14% so với năm 2018, chiếm 98% tổng số KH DN tại BIDV và 16% DNNVV trong nền kinh tế Nền KH không ngừng được mở rộng với cơ cấu KH chuyển dịch theo hướng bền vững, hiệu quả

Cơ cấu khách hàng BIDV

Khác 2%

DNVVN 98%

Biểu đồ 2 2: Cơ cấu khách hàng DN của BIDV năm 2019

(Nguồn: Bản tin đầu tư BIDV)

Quy mô tín dụng DNNVV của BIDV tăng 31% so với năm 2018, Dư nợ DNNVV tại BIDV khoảng 280 000 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ của BIDV và khoảng 17% tổng dư nợ của DNNVV trong nền kinh tế Trong năm 2019, BIDV đã phát triển mới 24 890 KH DNNVV, trong đó 1 448 KH có quan hệ tín dụng với dư nợ 9 892 tỷ đồng

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên BIDV, ngày 03/09/2019 vừa qua tại Singapore, BIDV đã vinh dự nhận được 2 giải thưởng: “Best SME Deal” (Giao dịch Tài trợ thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vinh danh

Quy mô tín dụng DNNVV của BIDV 2019

Dư nợ DNNVV 25%

Dư nợ khác 75%

Biểu đồ 2 3: Quy mô tín dụng DNNVV của BIDV năm 2019

(Nguồn: Bản tin đầu tư BIDV)

Về hiệu quả hoạt động: So với hiệu quả hoạt động của khối bán buôn thì hiệu quả hoạt động của KH DNNVV khá tốt Mặc dù tỷ lệ cơ cấu về tín dụng hay huy động vốn chỉ chiếm tỷ lệ so với toàn khối bán buôn là <=30% nhưng thu nhập thuần khối KH DNNVV lại chiếm đến 37% thu nhập thuần của khối bán buôn và đóng góp vào 14% thu nhập thuần toàn hệ thống Về thu dịch vụ ròng DNNVV chiếm 46,2% thu dịch vụ khối bán buôn và chiếm khoảng 29% tổng thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống

Về số lượng KH, mặc dù số lượng KH DNNVV ở BIDV đã tăng khá nhanh từ 195 000 KH vào thời điểm 31/12/2016 và cuối năm 2019 đã đạt mốc 280 000 KH, nhưng chỉ chiếm hơn 16% tổng số lượng DNNVV tại Việt Nam, và đặc biệt trong đó chỉ có khoảng 17% trong số này có quan hệ tín dụng với BIDV Vì vậy, xét về tiềm năng BIDV còn có rất nhiều cơ hội mở rộng nền KH và phát triển tín dụng DNNVV

Với việc mở rộng cho vay, BIDV còn có những ưu tiên hỗ trợ cho khối DN với các chương trình tín dụng ưu đãi để hỗ trợ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh

Trong năm 2019, BIDV đã tuân thủ áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn 6,5% cho các DN minh bạch, lành mạnh về tài chính thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của NHNN Hơn nữa, BIDV còn chủ động giảm thêm trần lãi suất cho vay ngắn hạn với 3 lĩnh vực ưu tiên đặc biệt là xuất khẩu, công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ chỉ còn 6%/năm (thấp hơn 0,5% so với quy định của NHNN)

Bên cạnh những hỗ trợ cho DN cụ thể bằng cách giảm lãi suất, mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng, những cải cách từ chính trong hoạt động nội bộ của BIDV cũng góp

phần gián tiếp cũng như trực tiếp các chi phí khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ Từ mục tiêu phát triển ngân hàng số, BIDV đã nâng cấp và phát triển mới 103 chương trình, phần mềm nhằm từng bước chuyển dịch các sản phẩm, dịch vụ sang kênh “số hóa”, rút ngắn thời gian giao dịch, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

Đồng thời, BIDV đã hoàn thành rà soát thể chế, hệ thống chính sách, văn bản chế độ thông qua việc điều chỉnh, ban hành mới 28 văn bản, 19 báo cáo thống kê theo yêu cầu của Thông tư 13, đồng thời ban hành 40 văn bản chế độ khác nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình thủ tục nhanh gọn, hướng đến khách hàng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro và phù hợp với quy định của cơ quan quản lý Riêng với DNNVV, BIDV đã nỗ lực xây dựng quy trình cấp tín dụng riêng cho khách hàng DNNVV /doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng đơn giản hóa về hồ sơ thủ tục nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về kiểm soát rủi ro, áp dụng quy trình giải ngân 1 cửa; Phát triển sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ; Triển khai dịch tư vấn tài chính doanh nghiệp để mở rộng nền khách hàng; Thu hút các nguồn vốn giá rẻ nhằm hỗ trợ DNNVV cùng nhiều gói tín dụng với cơ chế ưu đãi liên tục được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các nhóm khách hàng DNNVV…

Đánh giá hoạt động tín d ụng cho DNNVV t ại BIDV Nam Đồ ng Nai

Về địa bàn, BIDV Nam Đồng Nai là Chi nhánh có tốc độ phát triển bền vững không những về số lượng khách hàng DNNVV Số liệu tổng hợp cho thấy mỗi năm số lượng KHDNNVV của BIDV Nam Đồng Nai tăng 15% so với năm trước, đến hết năm 2019 đạt 1 036 khách hàng Trong khi các chi nhánh lân cận trong địa bàn như BIDV Đồng Nai, BIDV Đông Đồng Nai, BIDV Biên Hòa chỉ có tốc độ tăng trưởng từ 8-9%/năm Sở dĩ có được nền khách hàng này, vì BIDV Nam Đồng Nai sở hữu vị trí đắc địa là nằm ngay gần khu công nghiệp Biên Hòa I, II, Khu công nghiệp Tam

Phước Khu vực thông thương này giúp BIDV Nam Đồng Nai thiết lập được mối quan hệ với khá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa so với các chi nhánh khác trong địa bàn Tuy nhiên, Số lượng KHDNNVV có quan hệ tín dụng chỉ chiếm khoảng 10-15% số lượng KHDNNVV có quan hệ với chi nhánh Đây là 1 cơ hội tiềm năng khai thác cho BIDV Nam Đồng Nai để tăng trưởng tín dụng khối DNNVV của mình

Năm 2019 đối với Chi nhánh vẫn là 1 năm với nhiều khó khăn tuy nhiên Chi nhánh đã dùng mọi biện pháp, triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh, tận thu các nợ còn tồn đọng Kết quả năm 2019 chi nhánh đã thu được 12 tỷ nợ xấu ngoại bảng, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của chi nhánh Kết quả lợi nhuận trước thuế của chi nhánh sau khi trừ trích lập dự phòng rủi ro đạt 113 tỷ đồng

Bảng 2 4: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Nam Đồng Nai 2017-2019

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Nam Đồng Nai)

Theo Bảng 2 4, Dư nợ tín dụng KHDN năm 2019 đạt 2 090 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với năm 2018 cho thấy tốc độ tăng trưởng của Chi Nhánh thấp Tuy số lượng khách hàng mở tài khoản tại Chi Nhánh tăng đứng đầu địa bàn nhưng số lượng thiết lập quan hệ tín dụng chưa cao Mặt khác, Hoạt động kinh doanh của khối KHDN tại Chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn, do phụ thuộc khá lớn vào nhóm cho vay Ô tô và 1 số ngành nghề khác Thị trường ngành ô tô trong nhiều năm qua đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh, cụ thể dư nợ vay khách hàng nắm tỷ lệ nợ lớn của chi nhánh là công ty CP Tổng công ty Vĩnh Phú và Công ty TNHH Huyndai Nam Việt đã giảm dư nợ vay từ 1 544 tỷ năm 2016 xuống còn 941 tỷ năm 2019 Trong khi đó, khối DNNVV lại có

STT Tên chỉ tiêu TH 2017 TH 2018 TH 2019

I Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Chênh lệch thu chi 121,1 132,2 140

2 Lợi nhuận trước thuế 95 105 113

3 Huy động vốn CK 3,573 4,230 4,530

4 Huy động vốn BQ 2,967 3,810 4,410

5 Thu dịch vụ ròng 19,8 23 25

6 Dư nợ tín dụng CK 3,072 3,210 3,410

12 Tỷ lệ Nợ xấu 0 43% 1 1% 0 35%

II Chỉ tiêu Kế hoạch kinh doanh

1 Dư nợ Trung dài hạn 895 920 1,050

2 Dư nợ Ngắn hạn 2,177 2,290 2,360

3 Dư nợ tín dụng bán lẻ 946 1,200 1,320

4 Dư nợ tín dụng bán buôn 2,126 2,010 2,090

5 Huy động vốn KHDN CK 1,299 1,350 1,734

dấu hiệu khả quan hơn với dư nợ được giữ vững qua các năm như đạt 1 082 tỷ năm 2017, 1 112 tỷ năm 2018 và đạt 1,150 tỷ đồng năm 2019 với Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 3%/năm; Lợi nhuận đem lại từ KHDNNVV chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ lợi nhuận của Chi nhánh khoảng 44,3%

Bảng 2 5: Tốc độ tăng trưởng DNNV của Chi Nhánh qua các năm

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Nam Đồng Nai)

Bảng 2 5 cho thấy Dư nợ khách hàng doanh nghiệp có tỷ trọng lớn tập trung vào dư nợ ngắn hạn Cụ thể: dư nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 70% tổng dư nợ Mức tỷ lệ này không thay đổi qua 3 năm chứng tỏ Chi nhánh vẫn chưa tìm được giải pháp mạnh để tăng tỷ trọng này Chi Nhánh cũng thắt chặt trong việc phê duyệt các khoản cấp tín dụng mục đích đầu tư nhà xưởng hoặc dự án đầu tư máy móc thiết bị một phần là vì các khoản tín dụng này thời gian thu hồi vốn rất lâu mà suất sinh lợi có thể được đánh giá không sát với thực tiễn, thường mang lại rủi ro cao cho

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Tăng giảm

2019/2018 (%) 1 Số lượng KH Số lượng KHDN 980 1036 5 7 Số lượng KHDNNVV có quan hệ tín dụng 135 140 3 7 Tỷ trọng (%) 14 14 2 Dư nợ Dư nợ chi nhánh 3,210 3,410 6 2 Dư nợ DNNVV 1,112 1,150 3 4 Tỷ trọng (%) 35 34 3 Lợi nhuận

Lợi nhuận chi nhánh 90 103 14 4

Lợi nhuận từ KHDNNVV 40 5 44 29 9 4 Tỷ trọng (%) 45 43 4 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ Nợ xấu chi nhánh (%) 1 1 0 35 -68 2 Tỷ lệ Nợ xấu KHDNNVV (%) 0 2 0 1 -50

cả Ngân hàng và khách hàng Do vậy Tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các DN lớn, các công ty có năng lực tài chính, có nguồn vốn lớn, giá trị tài sản đảm bảo lớn

- Về số lượng khách hàng DNNVV: Có thể thấy số lượng khách hàng DNNVV tăng rất nhiều mỗi năm tuy nhiên lại chỉ có khoảng 14% số khách hàng này có quan hệ tín dụng tại BIDV Nam Đồng Nai Phần lớn các khách hàng này nằm trong khối khách hàng doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Địa bàn của BIDV Nam Đồng Nai là một lợi thế những cũng có thể là điểm bất lợi vì có quá nhiều ngân hàng TMCP khác vây quanh nên dẫn đến số lượng khách hàng đến giao dịch sẽ bị hạn chế phần nào nếu BIDV Nam Đồng Nai không thể thu hút khách hàng bằng tiềm lực của mình

- Về dư nợ cho vay đối với DNNVV qua các năm luôn có tỷ lệ quan trọng trong kết cấu dư nợ DN tại BIDV Nam Đồng Nai (chiếm trên 34% tổng dư nợ DN, còn lại là dư nợ bán lẻ và DN lớn), cụ thể tình hình dư nợ DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai như sau: năm 2018 đạt 1,112 tỷ đồng, tỷ lệ 35% tổng dư nợ chi nhánh; đến năm 2019 dư nợ cho vay DNNVV đã đạt được 1,150 tỷ đồng tăng 38 tỷ đồng, tương đương 3,4% so với năm 2018 Tuy nhiên, đứng trên góc độ tăng trưởng dư nợ, ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DNNVV có xu hướng tăng chậm, chỉ tăng 3,4% dư nợ trong khi số lượng khách hàng tăng gần 6% Điều này cho thấy hạn chế của chi nhánh trong việc gia tăng tổng dư nợ cũng như dư nợ đến với DNNVV

- Về lợi nhuận từ cho vay DNNVV: Lợi nhuận của chi nhánh được cấu thành từ nhiều nguồn như cho vay, dịch vụ, đầu tư…tuy nhiên lợi nhuận từ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao Đặc biệt, qua số liệu ta thấy lợi nhuận từ cho vay khối DNNVV mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho BIDV Nam Đồng Nai, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên Cụ thể: Lợi nhuận từ KHDNNVV năm 2018 đạt 40,5 tỷ đồng, chiếm 45% lợi nhuận chi nhánh, năm 2019 đạt 44,29 tỷ đồng, tăng 9,4% so với 2018, chiếm 43% lợi nhuận chi nhánh Nguồn thu này cần được BIDV Nam Đồng Nai tích cực đẩy mạnh trong năm 2020 Một trong những cơ sở để đẩy mạnh tăng nguồn thu này là Trung ương ngày càng thắt chặt các điều kiện đáp ứng để tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi là khách hàng phải được chi nhánh bán chéo sản phẩm một cách hiệu quả nhất

- Về tỷ lệ nợ xấu từ cho vay DNNVV: Về nợ xấu (tính từ nợ nhóm 3 – nợ nhóm 5) Tình hình nợ của BIDV Nam Đồng Nai trong thời gian qua được kiểm soát khá tốt (<1%), tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức rất thấp, cụ thể: Nợ xấu của DNNVV trong năm 2019 là 1,1 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 0 1%), giảm 50% so với năm 2018 Tỷ lệ nợ xấu như vậy, được đánh giá tương đối thấp so với các NHTM trên Tỉnh Đồng Nai và được kiểm soát tốt Về công tác xử lý nợ xấu và lãi treo cũng được đẩy mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn hiện đang nằm trong tầm kiểm soát Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đến nay luôn thấp hơn mức kế hoạch được giao, cho thấy chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với DNVVN Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lí tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất

2 4 Kế t quả nghiên c ứ u

Thống kê mô t ả m ẫu nghiên c ứ u:

Tác giả thu thập dữ liệu từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2020 theo phương pháp đã trình bày ở Phụ lục 1 Trong đó, tổng số bảng khảo sát phát ra là 218 bản, sau khi loại bỏ các bảng khảo sát không đạt yêu cầu, còn lại 200 bản được sử dụng để tiến hành phân tích số liệu (Bảng số liệu chi tiết ở phụ lục)

Lĩnh vực kinh doanh: hơn một nửa KH được khảo sát đang công tác tại các DN hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ - Thương mại, xây dựng chiếm tỷ lệ 15%, ngành sản xuất chế tạo chiếm 24%, thấp nhất là Khác với 6% tương ứng với 13 DN

Tần suất sử dụng dịch vụ: chiếm tỷ lệ cao nhất với 40% các KH được khảo sát

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 45)