Định hướng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 78)

Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Những nỗ lực và sáng tạo của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nhiều đơn vị/tổ chức quốc tế ghi nhận, bình chọn là Ngân hàng phục vụ Khách hàng doanh nghiệp Nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam Riêng trong năm 2019, BIDV đã đón nhận nhiều giải thưởng lớn, uy tín như giải thưởng “Giao dịch Tài trợ thương mại cho DNNVV tốt nhất” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trao tặng; giải thưởng “Ngân hàng SME tiêu biểu tại Việt Nam 2019” và giải thưởng “Giải pháp Sản phẩm dịch vụ KHDN sáng tạo tốt nhất Việt Nam 2019” do Tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng năm thứ 2 liên tiếp; giải “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” do tạp chí ASEA trao tặng; giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2019 trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam trao tặng; bên cạnh đó Dịch vụ Thu hộ học phí của BIDV cũng nhận được giải Top 10 Tin & Dùng Việt Nam…

Tiếp tục với kết quả đó, BIDV đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình là “luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho KH” với tầm nhìn đến năm 2020 “trở thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng có chất lượng, hiệu quả uy tín hàng đầu tại Việt Nam” Để đạt được điều đó, BIDV đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chiến lược, trong đó, về phương diện KH bao gồm bốn nội dung: “Cải thiện cơ cấu KH, duy trì thị phần và phát triển nhóm KH ưu việt, gia tăng giá trị KH trọn đời và nâng cao nhận diện thương hiệu”, trong đó bao gồm nội dung cải thiện cơ cấu và gia tăng các mặt hoạt động của phân khúc KH DNNVV

Năm 2020 là năm đầu tiên BIDV triển khai kế hoạch kinh doanh với sự tham gia quản trị điều hành của đối tác KEB Hana Bank Việc thực hiện thành công kế hoạch

kinh doanh năm 2020 là tiền đề, nền tảng vững chắc để BIDV phát triển hoạt động kinh doanh trong các năm tới, hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trên cơ sở Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của BIDV đã được NHNN phê duyệt và tình hình hoạt động của BIDV trong thời gian qua, hiện BIDV đang xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó mục tiêu chiến lược trong giai đoạn tới là “hướng tới sự phát triển bền vững” với các trọng tâm ưu tiên như sau:

- Năng lực tài chính lành mạnh đáp ứng các yêu cầu an toàn hoạt động theo quy định và thông lệ tốt, làm nền tảng tăng trưởng quy mô hoạt động, gia tăng thị phần và duy trì vị thế đứng đầu trên thị trường ngân hàng

- Hiệu quả hoạt động bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tài sản, cơ cấu lại nguồn thu và nâng dần tỷ trọng thu nhập phi tín dụng

- Cơ cấu nền khách hàng chuyển dịch tích cực, trở thành ngân hàng đứng đầu Việt Nam về thị phần trong phân khúc khách hàng bán lẻ và SME

- Quản trị điều hành minh bạch, hiệu quả theo thông lệ, phấn đấu niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài

- Là ngân hàng đi đầu về công nghệ thông tin và ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành, thích ứng được với sự thay đổi của thời đại

- Đội ngũ nhân sự chất lượng cao đảm bảo yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong xu thế hội nhập và CMCN 4 0; Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, học hỏi, sáng tạo

Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Đồng Nai

Là đơn vị mới thành lập và ra đời sau các chi nhánh khác trong địa bàn, BIDV Nam Đồng Nai đã được công nhận là chi nhánh hạng 1 trong năm 2020 Để đạt được thành tựu này, Chi Nhánh đã phải nỗ lực hết mình trong việc chuyển mình trong việc khẳng định sự tăng trưởng hiệu quả trong dịch vụ tín dụng và huy động vốn Để giữ vững vị

thế này thì việc đặt ra định hướng phát triển cho chi nhánh là cực kỳ quan trọng Sau đây là định hướng phát triển giai đoạn 2020 – 2023 của BIDV Nam Đồng Nai:

-

-

-

-

Tăng nguồn thu dịch vụ bằng việc rà soát tình hình sử dụng các sản phẩm dịch vụ BIDV của KH, bán chéo sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm công nghệ như Ibank, Smartbanking, Tiếp tục phát huy các KH có thế mạnh về thu dịch vụ như: KH xuất nhập khẩu, xây dựng, dịch vụ…

Tập trung thông qua mạng lưới PGD hiện có, tăng quy mô hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ vừa hiện đại vừa thân thiện đến KHCN, hộ gia đình, KHDNNVV đồng thời sàng lọc KH tốt, KH mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng

Giảm chi phí, đặc biệt là chi phí trích DPRR bằng việc quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và lãi treo, hạn chế để phát sinh nợ xấu và chuyển nhóm nợ cao hơn bằng việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn và không hạ thấp điều kiện tín dụng

Chi Nhánh phấn đấu giữ vững hạng 1 và đưa PGD Long Bình đạt hạng đặc biệt trong năm 2021

M ục tiêu phát tri ể n

Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trên cơ sở Nghị quyết số 5198/NQ-BIDV ngày 24/12/2019 của Hội đồng Quản trị về việc thông qua định hướng mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025 của toàn hệ thống; Nghị quyết số 4381/NQ-HĐQT ngày 27/12/2019 của Hội đồng Quản trị về việc thông qua định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và kế hoạch nhiệm vụ năm 2020 của toàn hệ thống; các chỉ đạo của Hội đồng Quản trị về công tác tín dụng, thực hiện nguyên tắc kỷ cương – trách nhiệm – hiệu quả, Tổng Giám đốc BIDV đã ban hành Chương trình hành động và chỉ đạo hoạt động tín dụng năm 2020, trong đó nội dung liên quan đến phân khúc KH DNNVV như sau:

+ Từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng; phát triển tín dụng đối với DNNVV cả về số lượng KH và tỷ trọng dư nợ tín dụng Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, ưu tiên đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, KHDN nhỏ và vừa, KHDN có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh phấn đấu tăng tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ tối thiểu đạt 23-25% Ưu tiên đẩy mạnh phát triển quan hệ tín dụng, dịch vụ với các với nhóm KH DNNVV hoạt động trong lĩnh vực mà DNVVN có ưu thế như: nông lâm thủy sản hướng đến xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ vận tải và logistic, sản xuất hàng tiêu dùng, phân phối ôtô, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi

+ Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN, phù hợp với năng lực vốn của BIDV, tối đa ở mức 15%; trong đó đối với KH DNNVV tăng trưởng tối thiểu số lượng KH ở mức 8-10% và riêng đối với KH quy mô nhỏ trở xuống tăng trưởng tối thiểu 10%; phát triển 5-10 sản phẩm mới, đặc thù trong lĩnh vực mà DNNVV có ưu thế như: Nông lâm thủy sản hướng đến xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ vận tải và logistic, sản xuất hàng tiêu dùng, phân phối ô tô, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Đồng Nai

Thực hiện theo các mục tiêu định hướng của Trụ sở chính, Chi nhánh quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2020 Trong đó, Chi nhánh xác định 04 mục tiêu ưu tiên cần triển khai trong năm 2020 như sau:

Thứ nhất: Tăng trưởng quy mô dư nợ và huy động vốn an toàn và hiệu quả;

Thứ hai: đa dạng hóa nền khách hàng, phát triển nền khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI, khách hàng bán lẻ;

Thứ ba: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng (đặc biệt dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ phái sinh…) Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập tăng 2% so với năm 2019

3 2 Các gi ải pháp nâng cao ch ất lượ ng d ị ch v ụ tín d ụng cho Doanh nghi ệ p v ừ avà nh ỏ c ủa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể n Vi ệ t Nam – Chi Nhánh và nh ỏ c ủa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể n Vi ệ t Nam – Chi Nhánh

Nam Đồng Nai

Từ những vấn đề, hạn chế còn thiết sót trong phần phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ cho DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Nam Đồng Nai, tác giả đã phỏng vấn thêm các cấp quản lý tại BIDV Nam Đồng Nai để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng dịch vụ tín dụng cho DNNVV còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cho DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai

Giải pháp cho nhóm nhân t ố Phương tiệ n h ữ u hình

Mức độ tiện nghi đẹp mắt của cơ sở vật chất trang thiết bị tại Chi Nhánh

- Tân trang không gian giao dịch định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là các khu vực bàn ghế cũng như không gian ngồi cho đối tượng DNNVV, bố trí thêm 1 Giao dịch viên nâng tổng số Giao dịch viên lên 3 người phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp Việc bố trí giao dịch viên tại khu vực này cần xem xét kỹ và chọn lọc nhân viên có trình độ tay nghề cao, lâu năm, khéo léo, biết xử lý công việc với áp lực cao

- Tăng cường màu xanh cho không gian giao dịch như hoa tươi, chậu hoa lớn, chậu hoa nhỏ để bàn giúp cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm với BIDV

- Bố trí thêm các máy đếm tiền ở bàn chờ cho khách hàng tự phục vụ trong thời gian chờ đợi hoặc muốn tự kiểm đếm tiền của mình Việc bố trí này thực sự cần thiết trong tình hình hiện nay, khi đa số các khách hàng vẫn còn chấp nhận và sử dụng tiền mặt khá lớn trong các giao dịch mua bán kinh doanh của mình Điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ mất tiền của khách hàng trong trường hợp khách hàng nhận tiền hàng mà không có thiết bị đếm tiền tại nơi nhận tiền

Xử lý vi phạm đồng phục của nhân viên

Xây dựng quy chế riêng tại Chi nhánh để xử phạt kịp thời những trường hợp vi phạm đồng phục Số lần vi phạm bị xử lý đối với cán bộ trực tiếp vi phạm: là số lần xảy ra hành vi vi phạm của từng cá nhân trong thời gian 03 tháng và không cộng dồn

cho kỳ tiếp theo Số lần vi phạm bị xử lý đối với lãnh đạo phòng là số lần vi phạm bình quân của cán bộ có hành vi vi phạm tại phòng/tổ/đơn vị trong thời gian 03 tháng và không cộng dồn cho kỳ tiếp theo Phòng QLRR là đơn vị đầu mối thực hiện theo dõi và giám sát việc tuân thủ về đồng phục theo đúng quy định Về phong cách và không gian giao dịch

Tăng cường tiếp thị, bố trí mạng lưới giao dịch phù hợp

Cùng với việc triển khai các sản phẩm cho vay phù hợp với thị trường hiện tại, Chi Nhánh nên thực hiện việc khảo sát hàng năm đo lường sự hài lòng của khách hàng cùng với đó khảo sát địa bàn kinh doanh Sử dụng các ấn phẩm, hình ảnh quảng bá theo Bộ nhận diện thương hiệu BIDV một cách thường xuyên và có hiệu quả Bám sát các chương trình marketing của HSC, chọn lọc hình thức quảng cáo phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh Tiếp tục đề xuất và chủ động thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu BIDV trên địa bàn thông qua các chương trình thiết thực Có chính sách thích hợp với các khách hàng có nguồn vốn lớn, nguồn vốn trong thanh toán với chi phí huy động thấp, đảm bảo duy trì được tiền gửi của KH khi đáo hạn, tiếp tục tăng quy mô huy động vốn

Có kế hoạch khảo sát thị trường (khách hàng, đối thủ cạnh tranh), để xây dựng chính sách chăm sóc phù hợp

Rà soát nền khách hàng quan trọng, thân thiết, giao cụ thể cán bộ quản lý và làm giàu thông tin khách hàng để kịp thời tư vấn, giới thiệu các chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới của BIDV

Giải pháp cho nhóm nhân t ố S ự đáp ứ ng

Đề xuất những gói sản phẩm dành riêng cho địa bàn tỉnh Đồng Nai

Về mức độ đa dạng sản phẩm tín dụng, BIDV đã có một số những chương trình, sản phẩm tín dụng cho DNNVV, tuy nhiên yêu cầu khá chặt chẽ và chưa phù hợp với nhu cầu địa bàn do đó cần phát triển nhiều sản phẩm đặc thù để phù hợp hơn với địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều này cần có sự phối hợp của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai với nhau Các Chi nhánh BIDV cần họp bàn và thống nhất nhu cầu về tín dụng của nhóm KH này, song song đó cần cho thấy những lĩnh vực chủ yếu nào cần phải tập trung khai thác Sau đó, trình xin ý kiến TSC Sau khi xem xét và đánh giá trên nhiều khía cạnh, TSC sẽ thiết kế những chương trình, gói tín dụng dành cho địa bàn Đồng Nai giống như cách TSC đã làm đối với địa bàn khác: Gói tín dụng Trung dài hạn SMEs tại các Chi nhánh mới và ĐBSCL, Ươm mầm khởi nghiệp DNNVV tại Hà Nội, Tham khảo 1 số sản phẩm của các ngân hàng TMCP trong địa bàn, tác giả đề xuất BIDV ban hành gói sản phẩm cho KHDNNVV như sau:

- Gói sản phẩm cho KHDN XNK: Tài trợ vốn lên đến 70% giá trị hợp đồng xuất

khẩu hoặc L/C xuất khẩu Giảm tỷ lệ ký quỹ L/C nhập khẩu tối thiểu chỉ còn 5% Dịch vụ tài khoản trả lương: Miễn phí phát hành thẻ, thường niên, phí thanh toán lương

- Sản phẩm cho SME xuất nhập khẩu dệt may, da giày, nhựa: Ưu đãi trọn gói 4 trong 1: lãi suất cho vay VND và USD, phí thanh toán quốc tế, phí dịch vụ tài chính, phí dành cho chủ DN Lãi suất cho vay (VND, USD): giảm 30% Phí dịch vụ tài chính và Phí dịch vụ tài chính: ưu đãi đến 50%

- Gói tài trợ DN kinh doanh xăng dầu: Đa dạng tài sản bảo đảm Giải ngân trong

vòng 1 giờ Tỷ lệ vay lên đến 95% giá trị tài sản đảm bảo

BIDV cần thiết kế các sản phẩm/gói tín dụng ưu đãi với qui mô phù hợp cho loại hình DNNVV Xét về mặt lý thuyết cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc thiết kế và cung cấp các khoản Tín dụng phù hợp (thường là nhỏ) dành cho các DNNVV là một giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay khi qui mô của đa số DNNVV tại Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ

Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ

- Bố trí cán bộ khoán gọn để giảm tải công việc cho cán bộ chuyên quản khách hàng: Chi nhánh nên tuyển thêm 2 cán sự khoán gọn để xử lý những công việc tại Phòng KHDN, công việc này không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn như: đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hồ sơ, photo tài liệu, Scan hồ sơ Với nguồn nhân sự với chi phí rẻ này sẽ giúp giảm tải được rất nhiều công việc không yêu cầu quá nhiều trình độ chuyên môn tại Phòng KHDN Giúp các Cán bộ chính thức có

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 78)