62 Kinh nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho khu du lịch bửu long đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 38)

- Kinh nghiệm tại thành phố Pattaya – Chon Buri Thailand

Pattaya là một thành phố của Thái Lan nằm bên bờ biển phía Đông bên vịnh Thái Lan, tọa độ 12°55′39″B 100°52′31″Đ, cách thủ đô Bangkok khoảng 165 km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Chon Buri Với diện tích 22 2Km2, dân số: 104 318

người Pattaya là một phần không thể thiếu của ngành du lịch Thái Lan, đây là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của Thái Lan Pattaya là một trong những thành phố biển đẹp, thu hút nhiều khách du lịch Việt Nam tới đây

Với lợi thế là thành phố biển, chính quyền Pattaya đã có những chiến lược phát triển du lịch rất hiệu quả trong việc khai thác lợi thế biển kết hợp với những tài nguyên du lịch về văn hóa lịch sử, các lễ hội và văn hóa ẩm thực cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác

Một số sản phẩm, loại hình tham quan du lịch nổi bật tại Pattaya như: - Du lịch biển: Pattaya có lợi thế về loại hình du lịch biển nhờ các bãi biển đẹp, các đảo: Ko Larn (hòn đảo san hô,còn gọi là hòn đảo trơ trụi); Ko Samet (phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát trắng); và Một số hòn đảo có thể kể đến và được xem là những viên ngọc của Pattaya là Ko Sak, Ko Krok (khá gần Ko Lan), và vô số những viên ngọc khác xa hơn có thể kể đến là (Ko Rin, Ko Man Wichai, Ko Hua Chang, và Ko Badan) bao bọc Pattaya và là một trong những điểm thu hút khách tham quan du lịch

- Các lễ hội: Alcazar + Tiffany: Đến Pattaya, không ai là không biết đến show diễn của những người chuyển giới gồm có hai chương trình biễu diễn là Alcazar show và Tiffany show đều nằm trên đường Pattaya Road 2, khách du lịch Việt Nam thường gọi nôm na là “show pê-đê”

- Ẩm thực: ẩm thực rất đa dạng và phong phú: Thái, Hoa, Ấn, tại các khu, điểm du lịch và nhà hàng và khách sạn Đặc biệt, loại hình ẩm thực đường phố rất phát triển nhằm phục vụ ngay cho khách du lịch, các khu vực ẩm thực

- Các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thông của Thái Lan như múa, nhạc, lễ hội truyền thống được khai thác phục vụ du lịch rất hiệu quả

- Giao thông rất đa dạng và với chi phí rất thấp

- Hệ thống các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng đa dạng phong phú

- Sự liên kết với các công ty/đại lý du lịch quốc tế: tour du lịch đa dạng Một điều rất quan trọng cho sự thành công của du lịch tại Pattaya nói riêng và du lịch Thai Lan nói chung là sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa cơ quan du lịch của chính phủ với cơ quan du lịch địa phương như là Cơ quan du lịch Thái Lan

- Cơ quan du lịch Thái Lan đã chú trọng đẩy mạnh công tác marketing, xúc tiến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc Thái Lan, như:

chương trình Thai Amazing năm 1998-1999 với các thông điệp: thúc đẩy mua sắm, xúc tiến ẩm thực, xúc tiến loại hình du lịch MICE, chương trình tour “Amazing Thái Lan”, các hoạt động nghệ thuật, “Luck is in the air” nhằm đẩy mạnh lượng khách du lịch tham quan Thái Lan

1 6 3 Bài học kinh nghiệm cho KDL Bửu Long

Thông qua các kinh nghiệm hoạt động markting của hai khu du lịch nổi tiếng của khu vực phía nam, KDL Bửu Long có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quy báu để phát triển khu du lịch

- Kiện toàn nhân sự cho khu du lịch Bửu Long nhất là bộ phận marketing để bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn sắp tới

- Tổ chức các hoạt động marketing cùng với các sự kiện lớn của đất nước thông qua kế hoạch marketing từ đầu năm và cũng như lên phương án đón tiếp khách từ các nơi khác nhất là du khách ở các địa phương lân cận như tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng phù hợp với cảnh quan thiên nhiên như là núi non, sông nước và tạo những mảng xanh thiên nhiên phong phú để nhằm thu hút những nhóm khách từ các đô thị muốn tìm cảm giác gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành và phong cảnh hữu tình

- Ngoài ra, phải thường xuyên tăng cường hoạt động marketing tổ chức du lịch theo mùa như là mùa hè, lễ hội tình nhân, ngày quốc tế thiếu nhi nhằm thu hút các phân khúc thị trường khác nhau theo từng lễ hội

- Kết nối hệ thống giao thông công cộng với các địa phương lân cận một cách thuận lợi và an toàn với mức vé xe buýt di chuyển hợp lý

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận chung về Marketing và marketing du lịch nhằm hình thành những khái niệm căn bản và những đặc điểm đặc trưng của marketing du lịch

Đồng thời, chương này cũng chú trọng đến giới thiệu lý thuyết về phương pháp Marketing chung dành cho ngành dịch vụ gồm 07 yếu tố (7p), phân tích sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả Marketing dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịc nói riêng Bên cạnh đó, chương này cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm của các khu du lịch nổi tiếng để khu du lịch Bửu Long rút kinh nghiệm

Những sơ sở lý thuyết này sẽ được vận dụng làm nền tảng cho việc tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động Marketing cho khu du lịch Bửu Long hiện nay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI KHU DU LỊCH BỬU LONG

2 1 Giới thiệu tổng quan về du lịch Việt Nam, tỉnh Đồng Nai và khu du lịch Bửu Long

2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch Việt Nam

Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam được chính thức đánh dấu từ ngày 09/7/1960 với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định 26/ CP của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương Từ đó đến nay, ngành Du lịch đồng hành cùng đất nước, đạt được những thành tựu quan trọng

Từ năm 1960 đến 1975, trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lý, du lịch Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước đến giúp Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ là xây dựng XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đồng thời đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên, đạt được những thành quả quan trọng ban đầu, ngày càng tăng về quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình

2 1 2 Giới thiệu về du lịch Đồng Nai

* Khá i qu át chung v ề du l ịch Đồng Nai

- Đồng Nai thuộc khu vực miền Đông nam bộ, với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho tỉnh trong việc thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng trong nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác

- Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng Bên cạnh các khu điểm du lịch đang hoạt động, khai thác (Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Bò Cạp Vàng, Thác Giang Điền, Thác Mai-Hồ nước nóng…), với tiềm năng phát triển du lịch, hiện nay một số loại hình du lịch theo hướng gắn phát triển du lịch với các giá trị văn hóa trên địa bàn đang được nghiên cứu, liên kết, khai thác có hiệu quả như du lịch sông, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái vườn Với ưu thế to lớn đó, Đồng Nai cần chú trọng đến các thế mạnh của mình để xây

dựng chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút các khách du lịch trong nước và quốc tế đến Đồng Nai ngày càng nhiều hơn

* Yếu tố hấp dẫn của du lịch của Đồng Nai

- Thứ nhất, về địa điểm du lịch

Đồng Nai có 46 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được xếp hạng như: núi Chứa Chan-chùa Gia Lào, căn cứ TW Cục miền Nam, căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ (chiến khu Đ), địa đạo Suối Linh, khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai và nhiều danh thắng nổi tiếng như: đền thờ Rừng Sác Nhơn Trạch, khu du lịch Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên, ở Đồng Nai đang là tâm điểm để khai thác du lịch sinh thái rừng

- Thứ hai, Về cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây Đồng Nai được ghi nhận là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hạ tầng cơ sở nhanh nhất cả nước, trên địa bàn tỉnh có đủ bốn loại đường giao thông thông dụng là đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển Nằm ở khu vực Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai cũng có hệ thống đường thủy khá phong phú, với hệ thống sông Đồng Nai và các kênh rạch chạy qua địa bàn đã tạo cho tỉnh có một thế mạnh về giao thông thủy

- Thứ ba, Các điểm du lịch trên tuyến sông Đồng Nai

Du khách đến điểm tham quan Làng cá bè Tân Mai trải dài khoảng 1km Người dân lập những bè nổi, nuôi bán cá thịt, cá giống tiêu thụ cho cả thành phố Biên Hòa và các tỉnh, thành lân cận Làng nghề có lò gốm Phong Sơn cũng cổ 100 năm hơn, được xây theo kiến trúc Pháp, là nơi đã trải qua 4 thế hệ sinh sống mà vẫn giữ được nghề truyền thống của cha ông Một sản phẩm gốm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều khâu từ khâu trộn đất, vô khuôn, phơi khô và nung, hoàn tất sản phẩm hoàn toàn bằng thủ công, du khách sẽ được nhân viên lò gốm chỉ tận tay cách nhào nặn đất, đắp hình

Tóm lại, du lịch Đồng Nai là nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển Vì thế để phát triển hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này cần có một chiến lược Marketing địa phương đúng đắn để thu hút khách du lịch đến Đồng Nai

2 1 3 Giới thiệu khu du lịch Bửu Long

Trước năm 1975, Bửu Long là một vùng núi đá hoang sơ và còn trong tình trạng khai thác đá do các dân cư địa phương Năm 1980 UBND tỉnh quyết định quy

hoạch vùng núi đá Bửu Long thuộc 2 xã Tân Thành và xã Bửu Long với diện tích 84 ha Năm 1990 khu du lịch Bửu Long được thành lập và Văn Bộ hóa Thể thao và Du

lịch công nhận Khu danh thắng Bửu Long là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

* Những văn bản có liên quan đến việc hình thành:

- Quyết định số 627/QĐ-UBT ngày 19/9/1980 của UBND Tỉnh Đồng Nai v/v quy hoạch vùng núi đá Bửu Long thuộc 2 xã Tân Thành – xã Bửu Long với diện tích 84ha

- Quyết định số 531/QĐ-UBTP Biên Hòa ngày 09/05/1990 thành lập KDL Bửu Long

- Quyết định số 483/QĐ-UBTP ngày 27/7/1987 của UBND TP Biên Hòa v/v bảo vệ KDL theo quy hoạch

- Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13/3/1990 của Bộ Văn Hóa công nhận Khu danh thắng Bửu Long- TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

- Quyết định số 666/UBT ký ngày 24/04/1993 của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai v/v giao 83,67ha đất để quy hoạch xây dựng KDL Bửu Long theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt

* Vị trí địa lý:

Khu du lịch Bửu Long có vị trí như sau:

- Hướng Đông - Nam : giáp đường đất ranh giới khu vực Trường THCS Bửu Long chạy dọc theo Hồ Long Ẩn và đến phía sau núi Bình Điện dẫn đến Văn Miếu Trấn Biên và vành đai sân bay Biên Hòa

- Hướng Đông – Bắc : giáp Tỉnh lộ 24 ( Biên Hòa – Vĩnh Cửu ), chạy ngang qua cổng Chùa Bửu Phong khoảng 200m

- Toàn bộ khu danh thắng Bửu Long có diện tích 84 ha

Khu du lịch Bửu Long nằm về hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa và cách thành phố Hồ Chí Minh về hướng Đông Khu du lịch Bửu Long bao gồm núi non, sông hồ, hang động, chùa chiền được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo Nơi đây với cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình đã tạo thành một Bửu Long thơ mộng của vùng miền Đông Nam Bộ

Khu du lịch Bửu Long tọa lạc ở khu phố 4, đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ để đến với điểm du lịch đang rất được yêu thích này và Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 6km

Hình 2 1 Hình ảnh khu du lịch Bửu Long Nguồn: www buulong com vn Mặt khác, KDL Bửu Long đã được du khách ví von là “Vịnh Hạ Long của phương Nam”, là “Đà Lạt thu nhỏ” Có thể nói, để đánh thức “nàng công chúa ngủ say” này, khu du lịch đã luôn lấy khách hàng làm tâm điểm của mọi hoạt động, theo đó cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp với nhiều ưu đãi như các chính sách về giá, chương trình khuyến mãi dựa trên các cơ sở vật chất sẵn có để thu hút các đoàn cắm trại, dã ngoại, tổ chức sự kiện đến vui chơi… Do vậy nhiều năm nay, KDL Bửu Long luôn là điểm đến thu hút khách thập phương trong và ngoài nước Niềm tự hào lớn nhất là trong năm 2016 vừa qua, KDL Bửu Long đã được bình chọn nằm trong 100 điểm du lịch được yêu thích trong cả nước

2 1 4 Cơ cấu tổ chức bộ máy KDL Bửu Long a/ Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ tổ chức KDL Bửu Long Nguồn: Khu du lịch Bửu Long Qua sơ đồ 2 1 cho thấy, cơ cấu tổ chức của KDL Bửu Long khá đơn giản,

theo sơ đồ này thẩm quyền truyền trực tiếp theo chiều dọc từ hệ thống phân cấp quản lý khác nhau Sơ đồ này xác định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ ở mỗi cấp Các nhân viên trong từng bộ phận trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhưng với chức năng hoạt khá quy mô bao gồm khu giải trí, khu vực nhà hàng, khu vực cảnh quan thiên nhiên… có thể thấy là tính hiệu quả của sự hoạt động của một tổ chức trong ngành du lịch Vì vậy, có thể nhận xét rằng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh, nên đã tiết kiệm được chi phí quản lý nhằm mục đích nâng cao đời sống phúc lợi của CB-CNV của KDL Bửu Long

* Ưu điểm:

- Cơ cấu tổ chức đơn giản dễ hiểu và hoạt động tốt

- Giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng, phản hồi có thể thực hiện được nhanh hơn và chính xác

- Trách nhiệm được cố định và thống nhất ở mỗi cấp, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng Do đó mỗi cá nhân đều biết mình chịu trách nhiệm với ai và ai là người chịu trách nhiệm thật sự với mình

- Các quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng và khả năng phối hợp được hiệu quả nhất có thể Vì vậy, cấu trúc này mang tính kinh tế và hiệu quả

- Những người trong loại hình cơ cấu tổ chức này biết nhau rõ hơn và có xu hướng trở nên gần gũi với nhau

* Nhược điểm:

- Nó là một dạng tổ chức cứng nhắc và không linh hoạt - Bộ máy nắm giữ quyền lực có xu hướng trở thành độc tài

- Các phòng ban khác nhau có thể quan tâm nhiều đến lợi ích của họ, hơn là lợi ích và phúc lợi chung của tổ chức

- Tạo ra sự lạm dụng chức quyền để giúp đỡ những người thân trong gia đình

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho khu du lịch bửu long đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 38)