Chiến lược phân phối

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MÌ OMACHI DẠNG LY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN TẠI HÀ NỘI TRONG NĂM 2022 (Trang 46)

Mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng số lượng nhà bán buôn ở các vùng nông thôn để có thể mở rộng độ phổ biến của sản phẩm.

Thành lập một mạng lưới vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nhà bán buôn.

Đẩy mạnh phân phối hàng về các khu nông thôn, thành phố vừa và nhỏ.

Phát triển các kênh phân phối online: website, facebook, các sàn thương mại điện tử phổ biến: shopee, lazada,…

5.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Tích cực sử dụng hình ảnh các KOLs để quảng bá, review sản phẩm đến người tiêu dùng.

Tăng cường các hoạt động quảng cáo truyền thông và phi truyền thông như treo banner ngoài trời, quảng cáo trên các social networks để sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn.

Làm các viral video để quảng bá sản phẩm.

Mở ra các chương trình tri ân khách hàng để giữ chân khách hàng trung thành, tạo niềm tin với khách hàng mới.

Tăng cường các chính sách khuyến mãi cho khách hàng như tặng kèm sản phẩm, giảm giá nhân các ngày lễ, hay các sự kiện của công ty, bốc thăm trúng thưởng, mở game show,…

PHẦN 6. NGÂN SÁCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM MÌ LY OMACHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN

Ngân sách phục vụ cho kế hoạch Marketing bao gồm: Chi phí đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí phát triển, mở rộng kênh phân phối, chi phí dành cho quảng cáo, truyền thông sản phẩm tới người tiêu dùng. Với doanh thu năm 2021 tăng 27,8% so với năm 2020, Omachi sẽ giành khoảng 8% ngân sách cho kế hoạch Marketing mì Omachi trong năm 2022

Ngân sách được phân bổ cho từng hạng mục

STT HẠNG MỤC DỰ KIẾN NGÂN

SÁCH

1 Đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao chất

lượng sản phẩm 100 tỷ đồng

2 Chi phí phát triển, mở rộng kênh phân phối 70 tỷ đồng 3 Chi phí dành cho quảng cáo, truyền thông 100 tỷ đồng

4 Chi phí khác 30 tỷ đồng

5 Chi phí dự phòng 30 tỷ đồng

PHẦN 7. KẾ HOẠCH MARKETING CHI TIẾT

Kế hoạch hành động

 Hè không sợ nóng cùng Omachi từ 1/6 đến 31/8

 Bữa ăn tiện lợi cùng Omachi từ 1/9 đến 31/11

 Xứng đôi lẩu Tết phải là Omachi tết 1/12 đến 28/2

Giai đoạn 1: Tổ chức chương trình “Hè không sợ nóng cùng Omachi” Giai đoạn 2: Chương trình “Bữa ăn nhanh cùng mẹ”

Giai đoạn 3: Chương trình “Lẩu tết ngon bùng vị cùng Omachi”

Giai đoạn Thời gian Chương trình hành động Chi phí

Chào hè 2022- Hè không sợ nóng 01/06/2022 đến 31/08/2022

Tổ chức lễ hội âm nhạc “Mùa hè sôi động cùng mì ly

Omachi” và chụp ảnh cùng mì ly Omachi.

Quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo qua Facebook

Chạy banner quảng cáo trên các trang web.

Chạy quảng cáo video trên Youtube.

3.030.000.000 VND

Năm học mới -Bữa ăn nhanh cùng mẹ

01/09/2022 đến

31/11/2022

Tổ chức trao học bổng tiếp sức đến trường cho các học sinh hiếu học ở Hà Nội.

Quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo qua Facebook

Chạy banner quảng cáo trên các trang web.

Tổ chức chương trình Tết trung thu cho trẻ em.

11.470.000.000 VND

Đón Tết truyền thống-Lẩu tết ngon bùng vị 01/12/2022 đến 28/02/2023 Tổ chức tặng quà cho khách hàng thân thiết.

Chương trình khuyến mãi “Tết cùng Omachi- Tết ngon bùng vị”.

Quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo qua Facebook Chạy quảng cáo video trên Youtube.

Chạy quảng cáo banner tại các trung tâm thương mại, các trang web.

25.315.710.400

PHẦN 8. CÁC PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MÌ LY OMACHI TRONG THỜI GIAN TỚI 8.1. Các phương thức đánh giá:

8.1.1. Tiêu chí về tiêu thụ sản phẩm:

Tập trung đánh giá mức độ tiêu thụ của sản phẩm thông qua: Doanh số, Doanh thu, tốc độ tăng trưởng; thông qua các chiến dịch xúc tiến bán hàng.

Thông qua đó, ta có thể biết được số lượng sản phẩm đã bán ra là bao nhiêu, Sản phẩm được tiêu dùng theo tốc độ nhanh hay chậm theo một quỹ thời gian cố định (Ví dụ: Trong vòng 3 tháng, trong vòng 6 tháng).

8.1.2. Tiêu chí về khách hàng:

Mức độ nhận biết sản phẩm, độ phủ sóng của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Chi phí để tiếp cận và thu hút khách hàng mới, khả năng sinh lời từ khách hàng. Giá trị đem lại cho khách hàng và phản hồi của khách hàng cũ và mới (Tích cực hay tiêu cực). Từ đó có thể trả lời những vấn đề sau đó.

 Tỉ lệ khách hàng trung thành  Số lượng khách hàng mới  Số lượng khách hàng mất

8.1.3. Tiêu chí về truyền thông: 8.1.3.1. Quảng cáo

 Mức độ nhận biết, bao phủ của quảng cáo.

 Đánh giá của khách hàng về quảng cáo: mức độ dễ nhớ, ấn tượng của sản phẩm trong trí nhớ khách hàng, thông điệp của doanh nghiệp trong khách hàng

 Doanh thu của sản phẩm trước và sau quảng cáo

8.1.3.2. Khuyến mãi

 Doanh thu, doanh số trước và sau các chương trình khuyến mãi.  Tỷ số chi phí khuyến mãi trên doanh thu

 Đánh giá tình hình khách hàng đối với sản phẩm.

o Số lượng người mua tăng lên – giảm xuống là bao nhiêu so với trước chương trình khuyến mãi.

o Sự tổn tại của sản phẩm trong thị trường.

8.1.3.3. PR (Public Relations)

 Mức độ nhận biết sản phẩm của thị trường sau các chương trình PR.  Nhận biết của thị trường về doanh nghiệp và sản phẩm

 Hành vi của người tiêu dùng thay đổi như thế nào trước và sau các chương trình PR.

 Sự thay đổi về Doanh Thu/ Doanh Số trước và sau các chương trình PR.

8.2. Phương pháp đánh giá:

Sử dụng phương pháp thống kê (Thu thập và xử lý số liệu)

PHẦN 9. DỰ BÁO RỦI RO VÀ KẾ HOẠCH THAY THẾ 9.1. Rủi ro bất khả kháng

Đối với rủi ro bất khả kháng như thiên tai, bão lũ thì chúng ta không thể né tránh mà cần có kế hoạch dự báo để phòng ngừa. Chẳng hạn như thường xuyên theo dõi các chương trình dự báo thời tiết để chủ động có kế hoạch phù hợp, né tránh rủi ro đến mức tối thiểu nhất.

Với tình hình bệnh dịch thế giới hiện nay, hành vi và tâm lý của người tiêu dùng đã thay đổi. Ngay cả khi, Chính Phủ ban hành Nghị Quyết 128 – Hướng đến Bình thường mới, điều này cũng vẫn được giữ nguyên.

Việc thích ứng đối với hoàn cảnh hiện tại là rất quan trọng. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc hướng đến thương mại điện tử, kết hợp với các chính sách khuyến mãi, chính sách quan hệ công chúng. Các hoạt động Marketing cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với hành vi của khách hàng.

Ngoài ra Tỉ Lệ Lạm Phát đẩy giá cả của hàng hóa tăng cao cũng là một nhân tố tác động không hề nhỏ đến với hành vi của người tiêu dùng, như vậy, ta cũng cần có chiến lược giá cả hợp lí, các chương trình khuyến mãi hợp lý.

9.2. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

Để cạnh tranh với các đối thủ hiện tại như Vina Acecook với dòng sản phẩm Hảo Hảo, Micoem với dòng sản phẩm Mỳ Cung Đình, Colusa với mì Miliket, UNIBEN với sản phẩm mì 3 miền, chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa công tác hút thị phần, đẩy mạnh truyền thông Marketing để tăng độ nhận diện sản phẩm. Ngoài ra cần cải tiến chính sản phẩm của chúng ta, để nâng cao giá trị đem lại cho khách hàng.

Để tránh việc cạnh tranh quá gắt gao giữa 2 sản phẩm trong cùng 1 doanh nghiệp (Cụ thể là mì Kokomi và mì Omachi), 2 sản phẩm cần phải giữ được bản chất, sự khác biệt đủ lớn giữa 2 dòng sản phẩm.

Trong thời buổi lạm phát cao như hiện nay, xu hướng sử dụng Thiết Bị Thông Minh để mua sắm, thì có thể điều chỉnh giá cả hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MÌ OMACHI DẠNG LY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN TẠI HÀ NỘI TRONG NĂM 2022 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w