Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 31)

2.2 .Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tại Việt Nam, chè là cây công nghiệp lâu năm được phát triển từ rất sớm. Từ năm 1913, nước ta bắt đầu xây dựng các vùng sản xuất chè tập trung tại Cầu Ðất (Lâm Ðồng), Biển Hồ (Gia Lai), Thanh Ba (Phú Thọ). Hiện nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với diện tích khoảng 123.000 ha, năng suất đạt 94,8 tạ/ha, sản lượng hơn một triệu tấn. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên trồng hơn 22.000 ha, Hà Giang 21.500 ha, Phú Thọ 16.000 ha, Lâm Ðồng 10.800 ha.

Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đến hết năm 2020 diện tích chè trên địa bàn ước đạt 22.500 ha, năng suất chè búp tươi đạt hơn 119 tạ/ha, sản lượng 239 nghìn tấn. Cây chè của tỉnh đang có quy mơ sản xuất ổn định và

gia tăng qua các năm. Ðiều đáng nói là chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng nâng cao. Theo thống kê, hiện nay thu nhập từ cây chè đạt khoảng 300 đến 500 triệu đồng/ha. Chè Thái Nguyên đang từng bước khẳng định được vị trí tại thị trường trong nước và triển vọng mở rộng ra thị trường thế giới. Hơn nữa, sản xuất chè đã và đang góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, là thu nhập chủ yếu của hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn.

Còn tại tỉnh Sơn La, cây chè cũng đang trở thành cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập. Hiện, toàn tỉnh trồng hơn 5.200 ha chè, trong đó diện tích trồng mới đạt 214 ha, sản lượng đạt 45.310 tấn với năng suất khoảng 106 tạ/ha. Tại các vùng sản xuất chè chính như Mộc Châu, Vân Hồ, người trồng chè đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến từ trồng, thu hái, bón phân… cho nên năng suất chè búp tươi khơng ngừng tăng lên. Ðến nay, ở những diện tích trồng truyền thống cho thu nhập từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm; còn với diện tích trồng được tưới bằng cơng nghệ nhỏ giọt cho thu hoạch từ 180 triệu đến 200 triệu đồng/ha/năm.

Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có cơng suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm,trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mơ sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% cơng suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

Kết thúc năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia.

Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ,… [9]

2.2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số địa phương

a.Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại Hợp tác xã chè Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên)

Phú Lương là một trong hai huyện có diện tích sản xuất chè lớn nhất tỉnh Thái Ngun với diện tích hơn 4.000 ha. Để nâng cao giá trị cây chè, trong những năm qua việc cải tạo, trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới, chất lượng cao như: LDP1, TRI777, cải tạo chè trung du… áp dụng khoa học cơng nghệ sản xuất theo quy trình VietGAP, chè an tồn theo hướng hữu cơ… Điều này góp phần cải tạo mơi trường, an tồn cho người trồng trọt, sản phẩm sạch, đem lại giá trị thu nhập cho mỗi héc ta đất trồng chè đặc sản khoảng 200 triệu đồng/năm.

Nằm tại vùng đất được mệnh danh là tứ địa danh chè của tỉnh Thái

Nguyên, Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương hiện đang

canh tác hơn 60 ha chè VietGAP và chè hữu cơ. Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu mát mẻ, cây chè lại được chăm bón từ phân chuồng hoại mục, phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản, phun chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng, sâu bệnh… để cho ra sản phẩm chè sạch, thơm, ngon, an toàn, chất lượng cao được thị trường ưa chuộng với giá thành từ 500.000 đồng tới 10 triệu đồng/kg.

Doanh thu năm 2019 của Hợp tác xã đạt trên 3 tỷ đồng.

Hiện nay hợp tác xã đang thực hiện dự án 35 ha chè an toàn, hữu cơ và đã được Nhà nước hỗ trợ từ 25- 35 triệu đồng/ha/năm kéo dài từ 3 - 5 năm. Đây là sự hỗ trợ kịp thời cho bà con nhân dân chuyển đổi từ chè VietGAP, chè sản xuất thông thường sang sản xuất an toàn, hữu cơ Organic.

Bà Tống Thị Xuyến thành viên Hợp tác xã cho biết, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap, an tồn hữu cơ, bà con thấy rất an tâm từ khâu chăm bón, thu hái, mơi trường được trong lành hơn, giá trị búp chè thành phẩm cũng được nâng lên, giá trị các sản phẩm trà tăng lên từ 15% - 20%.

Sản xuất theo quy trình hữu cơ người dân thấy an toàn cho sức khỏe, sản phẩm được thị trường đón nhận, đây lại là xu hướng chung của nền nông

nghiệp...Do vậy, đến nay tất cả các hộ dân trong xóm và vùng nguyên liệu của Hợp tác xã, bà con đã ký cam kết sản xuất trà an tồn, chuyển đổi dần từ chè VietGAP, chè thơng thường sang chè hữu cơ.[10]

b. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè an toàn Núi Cốc (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Hợp tác xã chè Núi Cốc nằm tại xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý phía nam nằm giáp ranh với xã Tân Cương của thành phố Thái Nguyên, phía bắc giáp với hồ Núi Cốc huyền thoại, có sơng Cơng chảy qua dẫn nước từ hồ Núi Cốc cung cấp cho q trình trồng và chăm sóc chè nên sản phẩm chè nơi đây có hương vị thơm ngon đặc biệt của tự nhiên.

Trước đây, những đồi chè của xã thường khơng được tưới vì thế mỗi năm

chỉ cho thu hái bảy, tám lứa/ năm; cơng đoạn sao, vị, sấy chè chủ yếu dùng củi, tay với những công cụ thô sơ khiến chất lượng chè chưa được cao. Những năm gần đây, một số hộ gia đình trong xóm chè tham gia vào HTX chè Núi Cốc, được đầu tư hệ thống tưới xoay chiều, đủ độ ẩm, cho thu hái 10 đến 11 lứa/năm. Cơng cụ tự động hóa sử dụng ga, điện trong các khâu chế biến, đóng gói, giảm đến mức thấp nhất sức lao động, mẫu mã, chất lượng chè được nâng lên.Hợp tác xã chè Núi Cốc đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 16 ha, trong đó có hơn 6ha sản xuất theo hướng hữu cơ, cịn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tham gia vào HTX, các xã viên sản xuất chè theo hướng hữu cơ đều xây bể hoặc đào hố rải bạt để ủ phân chuồng, ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho chè. Đồng thời, tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong sản xuất. Từ đó, tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến an toàn nên giá trị sản phẩm chè của các thành viên HTX Chè an toàn Núi Cốc được nâng lên đáng kể, sản phẩm chè của HTX đưa vào thị trường

từ bình dân tới quà biếu, với mức giá dao động từ 300.000 đồng một kg đến 3,5 triệu / kg đem lại lợi nhuận bình quân đạt tới hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, HTX tích cực tham gia các kỳ lễ hội chè của tỉnh, các hội chợ thương mại trên cả nước.Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả cao, các sản phẩm chè của HTX không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mà cịn có mặt tại thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Không chỉ dừng lại tại thị trường trong nước, sản phẩm của HTX đang hướng tới xuất khẩu.

c. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè Sơn Trà (thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)

Đồng Đài là địa phương có thế mạnh và truyền thống phát triển cây chè. Tồn thơn hiện có 60 hộ với hơn 80% số hộ sản xuất chè, cây chè đã được người dân trồng từ hơn 20 năm trước nên có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh.Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, đảm bảo lợi ích kinh tế, giảm thiểu ơ nhiễm môi trường, các hộ trồng chè trên địa bàn thôn Đồng Đài (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đang đẩy mạnh phát triển theo hướng hữu cơ.

Đầu năm 2018, thực hiện thành cơng chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP), Đồng Đài được cấp giấy chứng nhận làng nghề chè.

Trong quá trình phát triển, bên cạnh đẩy mạnh cải tạo đất đai, đưa các giống chè mới năng suất, chất lượng cao vào canh tác, các hộ trồng chè cũng tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Ơng Trần Cơng Thơng (thơn Đồng Đài), chia sẻ "Sản xuất chè hữu cơ chất lượng đảm bảo, giá trị tăng 30 - 50%, đặc biệt, giúp giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, qua đó giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường. Sang năm 2020, gia đình tơi sẽ chuyển đổi tồn bộ diện tích chè sang sản xuất hữu cơ”.

Để đảm bảo hiệu quả bền vững cho mơ hình, huyện đã chủ động tổ chức cho các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kiến thức

về bảo vệ mơi trường, an tồn lao động; hỗ trợ phân vi sinh, chế phẩm sinh học, cấp cây giống để trồng mới 3 ha và đầu tư máy đóng gói hút chân khơng.

Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ HTX dịch vụ, sản xuất, chế biến chè Sơn Trà xây dựng tem, nhãn mác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè, giúp HTX nâng tầm ảnh hưởng, phát huy vai trò kết nối sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá bán cho sản phẩm.

Về phía người dân, áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, các hộ trồng chè thôn Đồng Đài đã tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu là ớt cay, tỏi, gừng, thuốc lào... Chế phẩm này không những hạn chế được sâu bệnh hại chè, mà cịn an tồn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Sản xuất chè hữu cơ ở thơn Đồng Đài đang có những thành tựu đầu tiên, sự đồng hành và hỗ trợ của cơ quan chuyên môn huyện Sơn Dương là động lực thúc đẩy người dân mạnh dạn áp dụng phương pháp sản xuất chè hữu cơ đảm bảo an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, từ đó mở ra hướng đi bền vững cho cây chè.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nội dung và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 31)