TT Chỉ tiêu
1 Tổng diện tích
2 Năng suất TB
3 Sản lượng
(Nguồn: UBND xã Tức Tranh 2019, 2020)
Bảng 4.2.Tình hình phát triển sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Tranh cho thấy:
Năng suất, sản lượng, có sự thay đổi qua từng năm cụ thể năm 2018 năm đầu tiên chuyển đổi sang sản xuất chè theo hướng hữu cơ năng suất,sản lượng giảm 15-20 % năng suất chỉ đạt 82.21 tạ/ha và sản lượng đạt 3.288 tấn/năm,đến năm 2020 năng suất, sản lượng, đã được cải thiện đáng kể năng suất trung bình đạt 110.24 tạ/ha,sản lượng năm 2019 đạt 7.323 tấn/năm đến năm 2020 con số đó tăng lên 7.716 tấn/năm,cho thấy bước đầu chuyển đổi từ chè thơng thường sang hướng hữu cơ cịn gặp nhiều khó khăn,bên cạnh những khó khăn thì cũng đã đạt được những kết quả nhất định,trong đó 20ha đã được chứng nhận chuyển đổi hướng hữu cơ, chất lượng cũng được cải thiện qua từng năm.
4.2.2. Thực trạng sản xuất chè của các hộ nghiên cứu
4.2.2.1. Đặc điểm của các hộ điều tra
Trong tổng số 40 hộ điều tra , trung bình mỗi hộ có 4,10 nhân khẩu. Điều này phù hợp với quy mơ hộ gia đình hiện nay và cũng đảm bảo điều kiện để tiến hành các hoạt động sản xuất.
Bình qn lao động mỗi hộ có 2,28 người, tuy nhiên số lao động nơng nghiệp bình qn/hộ của hộ chỉ là 1,63 người. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè hữu cơ thì chi phí cho lao động chiếm đến trên 50% tổng chi phí sản xuất, do vậy nguồn nhân lực của các hộ trong sản xuất chè cịn hạn chế.
Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48 tuổi, ở độ tuổi này kinh nghiệm sản xuất đã được tích lũy qua nhiều năm nên rất thuận lợi trong q trình trồng và chăm sóc chè. Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức khơng nhỏ vì kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng nhạy bén học hỏi cũng giảm đi một phần do tính cách bảo thủ của lao động nơng nghiệp nói chung, đặc biệt là gặp khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời sẽ không nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.