Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

2.2 .Cơ sở thực tiễn của đề tài

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên nổi tiếng với các vùng chè như Tức Tranh,Vô Tranh, Khe Cốc, Phú Đô…. cây chè nơi đây được trồng đầu tiên của cả nước khi được chọn triển khai mơ hình hữu cơ.

của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời cũng là huyện có 35 làng nghề sản xuất chè, nhiều nhất tỉnh. Mặc dù số diện tích đứng thứ 2 của tỉnh nhưng sản lượng, chất lượng chè của Phú Lương hiện có chỗ đứng tốt trên thị trường.

Điểm nghiên cứu được chọn là xã Tức Tranh, là xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác phù hợp với phát triển sản xuất chè hữu cơ. Bên cạnh đó Tức Tranh là xã có diện tích chè khá lớn, cây chè phát triển lâu đời với sản lượng lớn và ổn định. Đặc biệt xã Tức tranh là xã đầu tiên trong huyện có một số diện tích chè được áp dụng triển khai áp dụng sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên sản xuất chè theo hướng chè hữu cơ đang gặp phải một số khó khăn thách thức.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xác định mẫu

Tồn bộ xã có 900 hộ. Chọn 1 xóm trên địa bàn xã để tiến hành lấy mẫu nghiên cứu.Xóm Tân Thái, xóm có diện tích chè theo hướng hữu cơ lớn nhất xã với hơn 40 ha

Tại xóm đã chọn 40 hộ gia đình để tiến hành điều tra: Xóm Tân Thái: 40 hộ.

Lý do chọn 40 hộ: là do hiện nay tại xóm có 40 hộ đang sản xuất chè theo hướng hữu cơ nên tôi chọn cả 40 hộ để tiến hành điều tra.

3.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

- Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet, các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất chè hữu cơ,

- Chọn lọc, kế thừa các báo cáo, tài liệu, tư liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc xã Tức Tranh như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã qua 3 năm 2018-2020. Báo cáo tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp, trên địa bàn xã Tức Tranh

3.2.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thơng qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, quan

sát thực tế,… Với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển, sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại xã Tức Tranh,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” tôi sử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn với những câu hỏi mở.

- Quan sát trực tiếp: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác. Trực tiếp, nghe, nhìn, sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình.Các thơng tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thơng tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thơng tin thu thập được bằng các phương pháp khác. Tôi đã quan sát thái độ, hành động của người lao động trong các hoạt động sản xuất, trong những buổi tập huấn, hội thảo về chè để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất.

- Khảo sát thơng qua phiếu điều tra: Để có số liệu phục vụ cho q trình nghiên cứu, tơi tiến hành thu thập thông tin của các hộ nông dân. Các hộ nông dân được điều tra bằng phiếu điều tra với những câu hỏi đóng và câu hỏi mở, nhằm thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất chè, nhu cầu của hộ đối với sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

- Phỏng vấn với câu hỏi mở: Cùng với việc quan sát phỏng vấn bằng những câu hỏi mở vừa giúp có thêm thơng tin vừa góp phần kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà hộ được phỏng vấn đã cung cấp trong phiếu điều tra.

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ;

2) Phương pháp phỏng vấn hộ: phỏng vấn trực tiếp 40 hộ hiện đang tham gia vào dự án sản xuất chè hữu cơ của tỉnh Thái Nguyên.

3) Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, hợp tác xã, hội nông dân, cán bộ khuyến nông xã tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn là những vấn đề có liên quan đến sản xuất chè hữu cơ và những nội dung nghiên cứu của khóa luận.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)