4.3.1 .Thuận lợi
4.4.1. Giải pháp về vốn
Vốn đầu tư đóng vai trị hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hầu hết các hộ nông dân trồng chè tại xã Tức Tranh đều thiếu vốn đầu tư. Bởi vì đa số các hộ được điều tra có nguồn thu nhập chính từ nơng nghiệp, hiện nay thu nhập đem lại từ nông nghiệp chưa được cao, hơn nữa những người trồng chè hữu cơ cần ít nhất là 2 năm để chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ mới được công nhận là chè hữu cơ. Hiện tại diện tích chè của Tức Tranh chủ yếu là giống chè hạt (chè trung du) có năng suất và chất lượng thấp, cần phải tiến hành đưa các giống mới năng suất chất lượng cao vào trồng mới, trồng thay thế. Vậy những năm chuyển đổi này họ sẽ bán sản phẩm cho ai, trong khi năng suất cũng như chất lượng chè hữu cơ thì khơng cao, nếu bán trên thị trường thì giá chè hữu cơ cũng rất thấp, khơng bù lại chi phí để đầu tư cho sản xuất chè hữu cơ. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, người nơng dân khơng có nhiều vốn để đầu tư để chịu lỗ trong vài năm.
Để giải quyết vấn đề này các cá nhân, tổ chức cần thực hiện một số hoạt động như sau:
Các hộ trồng chè cần tham gia vào các nhóm sản xuất, hợp tác xã để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như thành lập quỹ ngay trong nhóm sản xuất hay hợp tác xã để hỗ trợ những hội viên cịn gặp khó khăn về vốn.
Hội nơng dân địa phương thơng qua các chương trình phối hợp để tín chấp, giúp nơng dân tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Lương cần liên kết, đồng thời mời thầu các gói đầu tư chuyển đổi, phát triển sản xuất chè hữu cơ.
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời về vốn như: Cho người nông dân sản xuất chè hữu cơ vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, có thể hỗ trợ họ những năm đầu khi tiến hành sản xuất như: Ưu đãi về phân bón và có thể bao tiêu sản phẩm cho họ trong những năm đầu.