Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tức Tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi vì có thị trường thì sản phẩm mới tiêu thụ được, sản phẩm tiêu thụ được mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Phương thức sản xuất chè hữu cơ muốn phát triển thì phải làm cho người dân thấy được hiệu quả về mặt kinh tế mà nó đem lại.

Trong những năm tới cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:  Các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp địa phương cần tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chè hữu cơ trong và ngoài nước.Từ đó đưa ra các định hướng sản xuất thích hợp cho các hộ trồng chè.Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất hay các doanh nghiệp tiêu thụ

sản phẩm chè.

 Các hộ trồng chè tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, khai thác tính đặc

trưng của sản phẩm để sản xuất ra những loại sản phẩm độc đáo (đặc sản) nhằm tăng giá trị sản xuất cũng như đảm bảo đầu ra cho chính sản phẩm của mình.  Các cá nhân, hộ gia đình trồng chè phối hợp với các cơ quan, tổ chức Khuyến nông địa phương phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu thông qua việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại,… như: Tham

gia hội chợ triển lãm Nông Sản, quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội,...

4.4.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ

Việc đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ cho chế sản xuất và chế biến chè sẽ tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm tạo ra vì vậy cần tiến hành một số hoạt động sau:

 Các hộ trồng chè áp dụng các giống chè mới, có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống lại sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật, cải tiến kỹ thuật canh tác.

4.4.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Chính sách của nhà nước là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước, sản xuất chè hữu cơ cũng cần được khuyến khích phát triển từ những cơ chế chính sách của nhà nước.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất chè hữu cơ đó là:

 Ban hành những chính sách ưu đãi về vay vốn cho người dân chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

 Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao để thay thế hoá chất, thuốc trừ sâu sinh học và thuốc diệt cỏ sinh học để xử lý sâu bọ và bệnh dịch trên cây.

 Hỗ trợ một phần kinh phí trong việc đầu tư cải tạo đất để sản xuất

hữu cơ.

 Hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho đào tạo tập huấn cho nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè hữu cơ.

 Có các chính sách ưu đãi như: Trợ giá cho sản phẩm chè hữu cơ tiêu

thụ cả trong nước và xuất khẩu, miễn thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu sản phẩm chè hữu cơ.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát

triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại xã Tức Tranh,huyện Phú Lương,tỉnh Thái Nguyên" tôi rút ra một số kết luận như sau:

Với diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào, Tức Tranh là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Hơn nữa xã Tức Tranh còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên, một trong những vùng chè nổi tiếng trên cả thị trường trong và ngoài nước nên tiềm năng để phát triển sản xuất cây chè rất lớn

Những năm qua, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở Tức Tranh, góp phần giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Do vậy, người dân tại đây đã chú trọng phát triển mạnh cây chè. Các chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật đã được thực hiện tích cực.Kết quả là diện tích trồng chè, năng suất bình quân và sản lượng chè không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè ở nơi đây đã từng bước phát triển nhưng vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm thấp. Đối với các hộ trồng chè, nhận thức về sản xuất chè hữu cơ có sự thay đổi tích cực. Thuật ngữ "chè an toàn, chè hữu cơ" đã không còn xa lạ với người dân nhờ công tác tuyên truyền, tập huấn được tổ chức thường xuyên. Đa số các hộ gia đình đã nhận thức đúng về quy trình canh tác chè hữu cơ cũng như nhận thức được tầm quan trọng của nó và tác hại của việc sản xuất theo phương thức truyền thống, tác hại của việc sử dụng phân bón hóa,thuốc trừ sâu bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống và con người như thế nào từ đó đã thúc đẩy nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của họ.

Sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại đây có rất nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn bởi người dân đã quen với phương thức sản xuất truyền thống từ hàng chục năm trước. Sản xuất chè hữu cơ là một khái niệm khá mới đối với người dân nơi đây, ngoài ra sản xuất chè hữu cơ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề như: Dinh dưỡng cho cây, sâu hại và dịch bệnh, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đặc biệt là việc chưa có chứng chỉ chứng nhận sản phẩm hữu cơ nên người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế của hình thức sản xuất này.

Như vậy, để nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè theo hướng phát triển bền vững, trong những năm tới xã Tức Tranh cần tiến hành chuyển đổi phương thức sản xuất từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ, thay đổi cơ cấu giống chè, đưa các giống chè mới có giá trị, năng suất cao vào sản xuất; đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng, cải tiến hệ thống thu mua, đổi mới hệ thống phân phối và đa dạng hóa phương thức mua bán hàng; xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với nông hộ sản xuất nguyên liệu; xây dựng và phát triển thương hiệu vùng chè hữu cơ nhằm tạo dựng thị trường tiêu thụ chè ổn định cả trong và ngoài nước.

5.2 Kiến nghị

Đối với các cơ quan có thẩm quyền:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè tại địa phương, nghiên cứu, đưa các

giống mới trồng thay thế các giống cũ năng suất chất lượng kém.

- Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa cho sự phát triển cây chè để

cây chè thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của tỉnh.

 Đầu tư cho kết cấu hạ tầng

 Chính sách đầu tư cho thâm canh,cải tạo chè

 Thông tin thường xuyên về giá cả,thị trường trên phương tiện thông

tin đại chúng để cả người sản xuất và người tiêu dùng nắm được

 Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ đến từng người dân.

 Tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ chè.

Đối với hộ, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè:

- Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật

thâm canh đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

- Tích cực vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ.

- Tăng cường tham gia tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ bản thân.

- Cung cấp thông tin cho các hộ sản xuất chè về vốn về thông tin thị trường, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất tự do.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

[1] Đức Năm(2018).Chủ động phát huy tiềm năng để đón nhận cơ hội mới.Báo Thái Nguyên số ra 05/10/2018

[2] Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Lương .Báo cáo Kinh phí thúc đẩy sản xuất chè giai đoạn 2018 – 2020 .

[3] Nguyễn Hữu Bình (2018)Ghi chú số ước tính và dự báo.Tổng công ty chè Việt Nam.

[4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017).Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041- 2:2017 về nông nghiệp hữu cơ.

[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018).Nông nghiệp hữu cơ

Phần 6: Chè hữu cơ, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ.

[6] Ngọc Hùng Thành và Hồng Sơn (2017). Sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng. Báo nhân dân số ra 08/02/2017.

[7] Tiến Thành và Quang Huy (2020).Giải pháp phát triển thương hiệu chè Việt Nam.Báo Nông nghiệp số ra 14/10/2019

[8] Trần Trang (2020).Thái Nguyên thúc đẩy sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ. Báo Thái Nguyên số ra 29/02/2020

[9] Trần Liên (2019) Giữ hương chè Đồng Đài.Báo Tuyên Quang số ra 17/11/2019

[10]Đồng Văn Thưởng (2017). Nghệ nhân chè hữu cơ.Báo Nông nghiệp số ra 21/09/2017

[11] Ủy ban nhân dân xã Tức Tranh (2020). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội xã Tức Tranh năm 2020 và nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

[12] Công an xã Tức Tranh (2020). Báo cáo tổng kết công tác an ninh trật tự xã Tức Tranh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

[13] Ủy ban nhân dân xã Tức Tranh (2020). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 và nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2020 trên địa bàn xã Tức Tranh

II. Tiếng Anh

[14] Luo Shiming và Stephen R. Gliessman (2017).Nông học tại Trung Quốc: Khoa học, Thực hành và Quản lý bền vững

[15] Phòng Tiêu chuẩn Thực phẩm, Cục Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (2017).Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS).

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN HỘ Ngày phỏng vấn:...

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ

1.1.Tên chủ hộ:……… 1.2.Tên người trả lời (nếu chủ hộ vắng mặt )……….. 1.3.Số điện thoại liên lạc:………1.4.Dân tộc: ………

1.5. Giới tính: ………...1.6. Trình độ: ……….

1.7.Loại hộ:...(theo chuẩn của Bộ lao động thương binh và xã hội): 1. Nghèo ; 2. Cận nghèo ; 3. Trung bình; 4. Khá; 5.Giàu.

II.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Diện tích, năng suất, sản lượng

2.1. Tổng diện tích trồng chè hiện nay của gia đình ông/ bà là bao nhiêu sào?

... - Diện tích chè thường:……….sào

- Diện tích chè hữu cơ: …….. sào

2.2. Gia đình ông/ bà sản xuất chè hữu cơ từ năm nào?...

2.3. Xin ông/ bà vui lòng cung cấp thêm một số thông tin cụ thể khác liên quan đến việc trồng chè của gia đình ?

Loại chè 1. Chè thường 1.1 Chè KTCB 1.2. Chè kinh doanh 2.Chè hữu cơ 2.1. Chè KTCB 2.2. Chè kinh doanh

2.4. Gia đình ông/bà sử dụng các loại vật tư nào trong sản xuất chè

1) Phân bón

Chè thông thường

2) Thuốc bảo vệ thực vật Chè thông thường

Chi phí sản xuất chè thông thường (tính cho 1 sào/năm) Mục chi 1. Phân bón - Phân Đạm - Phân Lân - Kali - NPK

- Phân hữu cơ

2. Thuốc

-Thuốc trừ sâu -Thuốc diệt cỏ -Thuốc kích thích

3.Chăm sóc, thu hái, chế

- Làm cỏ - Bón phân - Phun thuốc - Đốn chè - Tưới nước - Thu hái - Chế biến - … - ….

4.Thuê tài sản, máy móc, thiết bị, (máy cày, 5.Năng lượng, nhiên liệu (củi, điện, xăng, dầu…) 6.Khấu hao tài sản 7.Thuế đất

8. Dụng cụ nhỏ (liềm, hái, Đồng cuốc, xẻng, quang gánh,

9.Các khoản chi phí

Chi phí sản xuất chè hữu cơ (tính cho 1 sào/năm)

Mục chi 3. Phân bón - Phân Đạm - Phân Lân - Kali - NPK

- Phân hữu cơ

4. Thuốc

-Thuốc trừ sâu -Thuốc diệt cỏ -Thuốc kích thích

3.Chăm sóc, thu hái, chế

- Làm cỏ - Bón phân - Phun thuốc - Đốn chè - Tưới nước - Thu hái - Chế biến - … - ….

4.Thuê tài sản, máy móc, thiết bị, (máy cày, máy 5.Năng lượng, nhiên liệu (củi, điện, xăng, dầu…) 6.Khấu hao tài sản 7.Thuế đất

8. Dụng cụ nhỏ (liềm, hái, cuốc, xẻng, quang gánh,

9.Các khoản chi phí

khác ....

Đồng

Chế biến và tiêu thụ chè

2.5. Theo Ông/bà hình thức bán chè nào là có lợi nhất (có thu nhập cao nhất) ? 1. Bán chè tươi 2. Bán chè khô

2.6.Việc chế biến chè ông/bà sử dụng loại công cụ nào?

1. Sao bằng chảo 2. Sao bằng tôn 3. Lò quay tay 4. Khác: ….

2.7. Hình thức sao chè nào là có hiệu quả nhất:……….

2.8 Năm 2020, sản phẩm chè hữu cơ của gia đình ông/ bà thường bán theo những hình thức nào? Số lượng bao nhiêu?

1. Bán lẻ tại (nhà + chợ). Số lượng ……Kg 2. Bán cho người thu gom. Số lượng …Kg 3. Bán cho đại lý. Số lượng ……Kg

4. Khác (ghi rõ): ….

2.9. Ông bà gặp khó khăn gì trong tiêu thụ chè hữu cơ so với chè thông thường?

……… ……… ……… 2.10. Xin Ông /bà cho biết khó khăn trong sản xuất chè hữu cơ hiện nay:

Các giai đoạn sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè Sản xuất Chế biến Tiêu thụ

III. LIÊN KẾT CỦA HỘ TRONG SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ

3.1. Gia đình ông/bà có liên kết (hợp đồng/ nhận hỗ trợ) với doanh nghiệp/ cơ quan/tổ chức…. nào trong sản xuất chè hay không?

………

3.2. Gia đình ông/bà có liên kết (hợp đồng/ nhận hỗ trợ) ở các khâu nào trong quá trình sản xuất chè? 1. Sản xuất……….; 2. Thu hoạch, chế biến……….; 3.

Tiêu thụ:………..

3.3.Nội dung/hình thức liên kết cụ thể của liên kết là gì ? (mô tả chi tiết) ………

………

………

……… ……… ………... ……… ……… ………

3.4.Theo Ông/Bà liên kết trong sản xuất chè hữu cơ có cần thiết không? Tại sao? (nếu có hỏi tiếp câu 3.5)……….

3.5.Theo ông/bà làm thế nào để có liên kết giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp/ tổ chức trong sản xuất chè hữu cơ đạt hiệu quả ? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66)