Kế toán Nguyên vật liệu, CCDC Kế toán Tiền lương, Bảo hiểm Kế toán Chi phí, TSCĐ Kế toán Thanh toán Thủ quỹ
2.6. Khái quát chung về bộ máy kế toán tại công ty TNH HÔ TÔ Thái Nguyên 1 Tổ chức bộ máy kế toán.
2.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung, bộ máy kế toán trong công ty bao gồm kế toán phân xưởng và kế toán công ty riêng biệt và được phân cấp quản lý.
Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động cho đơn vị mình cần tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp. Một bộ máy kế toán hợp lý, chặt chẽ, hạch toán rõ ràng, đầy đủ, chính xác làm cho hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn, phát huy được thế mạnh của mình. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay có sự đầu tư từ nước ngoài tăng nhanh làm cho thị trường cạnh tranh mạnh mẽ có nhiều doanh nghiệp hình thành với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau. Vì vậy mà các thông tin về tài chính kế toán, tình hình kinh tế phải được cung cấp thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác để các nhà quản lý nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng, đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với tình hình SXKD.
Hiện nay Công ty đang sở hữu đội ngũ kế toán giỏi, năng động, giàu kinh nghệm cùng với các kế toán viên trẻ hăng say học hỏi, nghiên cứu để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ, tay nghề. Bộ máy kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công của Công ty.
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng của bộ máy Kế toán – Tài chính
- Kế toán trưởng:
+ Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán của Công ty, trực tiếp kiểm tra việc hạch toán, ghi chép phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của các bộ phận kế toán. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, các hoạt động kinh tế bằng tiền.
+ Tổng hợp chi phí SXKD từ các phần hành kế toán của từng giai đoạn hay kỳ sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
+ Trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ phân tích tình hình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Từ các chứng từ kế toán ghi chép vào sổ sách kế toán, chi tiết toàn bộ về số lượng nguyên vật liệu, CCDC để tổng hợp tính chi phí SXKD, tính và lập bảng phân bổ NVL, CCDC cho từng công trình.
- Kế toán tiền lương và Bảo hiểm:
Phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời kết quả lao động của CB CNV. Tính toán tổng hợp đầy đủ tiền lương cho CB CNV theo tháng và các khoản phải nộp theo lương theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
- Kế toán TSCĐ và tổng hợp chi phí:
Tổng hợp chi phí từ các công trình, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ số liệu và tổng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ qua các kỳ, tính toán trích lập và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng công trình để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán:
+ Căn cứ vào chứng từ gốc khi tiến hành sản xuất, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu, chi, kèm theo đầy đủ chứng từ theo đúng chế độ kế toán quy định.
+ Hoàn tất các thủ tục thanh toán khi được chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng theo giai đoạn hoàn thành.
+ Hàng ngày kế toán theo dõi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tiền mặt, tiền gửi vào sổ quỹ.
- Thủ quỹ:
Căn cứ vào các chứng từ, thủ quỹ tiến hành nhập – xuất quỹ, sau đó ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ.