Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 39)

2.2.1 Phương pháp luận

Đề tài sử dụng 2 cách tiếp cận chính là: tiếp cận HST, DPSIR

a. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái:

Tiếp cận HST là tập hợp những nguyên tắc (chiến lƣợc) nhằm thúc đẩy quản lý tổng hợp đất, nƣớc và tài nguyên sinh học. Mục tiêu của tiếp cận HST là sử dụng HST mà không làm mất đi HST cùng các đặc trƣng của nó.

Theo Lê Trọng Cúc [1998], Malby và cs. [1999], Pirot và cs. [2000], Smith và cs. [2003] thì tiếp cận HST có nghĩa là:

- Một chiến lƣợc về quản lý tổng hợp đất, nƣớc và tài nguyên sinh học nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững trong mối quan hệ bình đẳng.

- Tạo ra sự cân bằng hợp lý gữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐDSH và nhấn mạnh rằng sự đa dạng về văn hóa và sinh học là những yếu tố quan trọng của cách tiếp cận HST.

- Một quá trình quy hoạch có sự tham gia của ngƣời dân qua cách quản lý và thích ứng. Quản lý phải bao gồm tất cả các bên liên quan và cân đối giữa quyền lợi địa phƣơng với những bộ phận khác của xã hội.

- Thúc đẩy sự tham gia đồng đều của tất cả các lĩnh vực trong xã hội và nó phải phân quyền đến tận cấp thấp nhất thích hợp. Do đó, nó đem lại tính hiệu quả và công bằng lớn hơn.

30

- Tất cả các loại thông tin liên quan bao gồm khoa học và kiến thức bản địa, nhập kỹ thuật mới và cách thực hành. Tất cả các nguồn thông tin đều quan trọng cho những chiến lƣợc quản lý HST hữu hiệu.

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái bao gồm: + Mục tiêu của việc quản lý đất, nƣớc và tài nguyên sinh vật là vấn đề lựa chọn của toàn xã hội;

+ Việc quản lý cần đƣợc phân cấp rõ ràng cho đến cấp thực hiện trực tiếp; + Ngƣời trực tiếp quản lý HST cần quan tâm đến các ảnh hƣởng của các hoạt động của mình đến HST lân cận;

+ Mục đích cuối cùng của việc quản lý HST là các giá trị kinh tế; + Giảm ảnh hƣởng tiêu cực của thị trƣờng lên ĐDSH;

+ Khuyến khích bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững; + Ƣớc tính đƣợc chi phí và lợi ích của công tác bảo vệ;

+ Quản lý phải giữ cho đƣợc cấu trúc và chức năng để HST tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài;

+ HST phải đƣợc quản lý trong giới hạn các chức năng của nó;

+ Việc quản lý phải dựa vào sự thay đổi của HST theo thời gian và không gian;

+ Cần phải có kế hoạch nhất quán, lâu dài để quản lý HST theo từng giai đoạn thay đổi tự nhiên;

+ Quản lý HST cần nhớ là thay đổi sẽ không bao giờ có thể trở lại từ ban đầu;

+ Quản lý cần nhằm đến sự cân bằng giữa các bên, kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH;

31

+ Quản lý cần dựa trên mọi nguồn kiến thức, từ khoa học cho đến dân gian và áp dụng khôn ngoan, sáng tạo cho mỗi tình huống;

+ Quản lý cần có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội.

Trên cơ sở đó, mục tiêu hành động của quản lý bảo tồn trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái là [Pirot và cs 2000, trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2012]:

+ Miêu tả những thành phần cơ bản của HST; + Xác định mục đích quản lý HST;

+ Đề xuất những biện pháp quản lý sẽ đƣợc tiến hành.

Tiếp cận hệ sinh thái đặt con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hƣớng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể đƣợc sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng sự đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy, phƣơng pháp này thích hợp sử dụng trong đề tài giúp đánh giá và ra quyết định lựa chọn giữa khai thác và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lƣợc để quản lý tổng hợp đất, nƣớc và các tài nguyên sống nhằm tăng cƣờng bảo vệ và sử dụng bền vững theo hƣớng công bằng. Việc bảo tồn cấu trúc, chức năng và duy trì dịch vụ của hệ sinh thái đƣợc xem là một mục tiêu ƣu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ sinh thái để đánh giá về hiện trạng các hệ sinh thái, cảnh quan cùng với các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái trong quá trình đô thị hóa. Từ đó đề xuất quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho hồ Tây.

b. DPSIR (Driving forces – Pressures – State – Impacts – Responses)

Phân tích DPSIR đƣợc Cơ quan Môi trƣờng châu Âu (EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phƣơng pháp phân tích PSR (Pressures – State – Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1994. Phƣơng pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trƣờng, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR đƣợc sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả dựa trên tiếp cận DSPIR để tìm ra phạm vi, hiện trạng hệ sinh thái, đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa tới đa dạng sinh học hồ Tây.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

(1) Phƣơng pháp kế thừa: tổng hợp, đúc kết và kế thừa, áp dụng kinh nghiệm trên thế giới và trong nƣớc đƣợc thực hiện trƣớc đó dựa trên các số liệu, tài liệu thứ cấp sẵn có, bao gồm: các số liệu kinh tế, xã hội, tự nhiên, đa dạng sinh học, diễn biến sử dụng đất. Bao gồm:

+ Các số liệu đƣợc sử dụng trong phần tổng quan tài liệu là số liệu kế thừa và tổng hợp từ các tài liệu nhƣng đƣợc lựa chọn trích dẫn để phân tích phù hợp theo góc độ nghiên cứu;

+ Các số liệu thống kê liên quan tới địa bàn nghiên cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo thống kê, các đề án phát triển kinh tế xã hội; các tài liệu, luận văn, báo cáo nghiên cứu về đô thị hóa, về ảnh hƣởng của đô thi hóa tới môi trƣờng Hồ Tây; các văn bản liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội, các thông tin báo chí;

Các số liệu, tài liệu, đƣợc thu thập chủ yếu tại quận Tây Hồ, khu vực hồ Tây. (2) Phƣơng pháp khảo sát thực địa:

Nội dung của phƣơng pháp bao gồm khảo sát điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trƣờng, khảo sát hiện trạng sử dụng, ranh giới của các loại hình sử dụng đất.

33

Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng quá trình khảo sát, ghi chép, chụp ảnh… Qua công việc này các dữ liệu đƣợc thu thập giúp có đƣợc những nhận định sơ bộ về hệ sinh thái hồ Tây, tình hình phát triển đô thị tại quận Tây Hồ nói chung và khu vực hồ Tây nói riêng, hiện trạng cũng nhƣ những ảnh hƣởng từ quá trình đô thị hóa tới khu vực nghiên cứu.

(3) Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng bảng hỏi

Phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng, khách tham quan, du lịch, vui chơi giải trí. Qua đó đã có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thu thập đƣợc những thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, diện tích hồ Tây, hiện trạng môi trƣờng, hiện trạng quản lý, sử dụng đất ở quận Tây Hồ, các giá trị của hồ Tây, cảnh đẹp khu vực hồ Tây cũng nhƣ về nhận thức của cá nhân về giá trị/ chức năng của đất ngập nƣớc khu vực hồ Tây; đồng thời thấy đƣợc những sức ép từ quá trình đô thị hóa trong những năm gần đây tới hệ sinh thái để từ đó đƣa ra đƣợc hƣớng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.

Từ những kết quả phỏng vấn dựa vào bảng hỏi, tác giả đã thống kê, xử lý kết quả để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp quản lý và bảo tồn hồ Tây.

b. Phương pháp phân tích số liệu

(1) Các phƣơng pháp phân tích thống kê: để phân tích những số liệu kinh tế xã hội thu đƣợc từ các nghiên cứu điều tra đánh giá xã hội, cũng nhƣ trong nghiên cứu điều tra đánh giá đa dạng sinh học.

(2) Các phƣơng pháp phân tích kinh tế, lƣợng giá dịch vụ hệ sinh thái: phân tích giá dịch vụ trong khu vực nghiên cứu (phân tích giá dịch vụ của các di tích lịh sử- văn hóa quanh khu vực hồ Tây), để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp tối ƣu nhất trong việc thu phí tham quan hồ Tây.

(3) Các phƣơng pháp trình bày số liệu:

+ Sử dụng các bảng biểu, đồ thị để trình bày những số liệu thống kê, bằng cách sử dụng phần mềm EXCEL;

34

+ Sử dụng các sơ đồ để biểu diễn những số liệu không gian;

+ Sử dụng hình ảnh để minh họa thực trạng môi trƣờng, ĐDSH tại khu vực nghiên cứu.

35

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của hồ Tây

a. Vị trí địa lý và diện tích của hồ Tây

Hồ Tây với hình dạng móng ngựa nằm ở phía tây bắc khu vực nội thành Hà Nội, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, hồ có tọa độ địa vĩ độ địa lý: 20004” - Bắc, 105050” - Đông, cao độ so với mặt nƣớc biển của mực nƣớc trong hồ là là 6m. Hồ giáp ranh với các phƣờng của quận là Yên Phụ, Thụy Khê, Bƣởi, Xuân La, Nhật Tân, Quảng An và một phần phƣờng Quán Thánh; trong đó phía Bắc hồ giáp đê Yên Phụ - Từ Liêm, phía Nam giáp đƣờng Thụy Khuê, phía Đông giáp đƣờng Thanh Niên, phía Tây giáp đƣờng Lạc Long Quân.

Về diện tích của hồ Tây: Trong thời gian từ năm 1987 đến nay đã có nhiều số liệu về diện tích của hồ Tây nhƣ số liệu của Sở địa chính (năm 1987) là 515ha, số liệu của Văn phòng Kiến trúc sƣ trƣởng Thành phố vào năm 1997 là 526,162ha. Tuy nhiên số liệu gần đây nhất theo đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý hồ Tây năm 2014” của BQL hồ Tây thì diện tích của hồ nhƣ sau (Bảng 3.1):

Bảng 3.1. Diện tích mặt nước của hồ Tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các vực nƣớc Diện tích (ha)

Hồ Tây (lớn) 519,753 Hồ nhỏ dài sau KS Thắng Lợi (hồ Vả) 3,985 Hồ sen Quảng An 3,779

Tổng diện tích của hồ Tây 527,517

36

Hồ Tây là hồ tự nhiên có chiều dài gần 3 km, rộng từ 1-2km, độ sâu trung bình đạt từ 2-3m, trong đó phần hồ tại phía Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn phần hồ phía Đông Nam. Hồ Tây trƣớc kia là một đoạn sông của sông Hồng, là hồ ngoại sinh và đƣợc hình thành do sự dịch chuyển của lòng sông Hồng trong Holocen muộn.

b. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Hồ Tây nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa hè nóng ẩm và mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hƣớng gió thịnh hành nhất là hƣớng gió Đông Nam. Vào tháng 6, 7 có nhiệt độ cao nhất. Khu vực này thƣờng có gió bão vào đầu mùa hè. Mùa đông khô lạnh và ít mƣa, hƣớng gió thịnh hành là Đông Bắc.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và mật độ dân số

Theo số liệu đƣợc công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm 2014, dân số quận Tây Hồ tính đến 31/12/2014 là 154.700 ngƣời, trong đó dân số nữ (78.100 ngƣời) ,dân số nam (76.600 ngƣời), mật độ 6.522 ngƣời/km2

. Có 6 phƣờng liên quan trực tiếp đến hồ Tây là: P. Thuỵ Khuê; P. Yên Phụ; P. Quảng An; P. Nhật Tân; P. Xuân La; P. Bƣởi (Bảng 3.2).

So với toàn bộ Hà Nội thì dân số tại Tây Hồ có mật độ trung bình, tuy nhiên dân số tại đây có sự phân bố không đều. Dân cƣ tập trung đông tại phía Nam và Đông Nam thuộc địa bàn P. Quán Thánh, Trúc Bạch, Bƣởi, Yên Phụ; ngƣợc lại tại khu vực phía Bắc dân cƣ tập trung với mật độ thƣa thớt hơn.

Dân cƣ tại khu vực quận Tây Hồ gồm có dân cƣ đã sống từ lâu đời tạo thành các làng nhƣ Yên Thái, Võng Thị, Nghi Tàm. Bên cạnh đó còn có một lƣợng không nhỏ dân cƣ tự do đến công tác, làm việc và một lƣợng đáng kể khách du lịch tập trung tại các nhà nghỉ, khách sạn.

37

b. Điều kiện kinh tế

Quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hƣớng "Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trƣởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ-du lịch, thƣơng mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.

c. Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh

Tây Hồ là vùng đất cổ có 64 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 21 di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia nhƣ: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên.

Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan hồ Tây - một hồ nƣớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha đƣợc coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nƣớc Hồ Tây.

3.1.3 Cơ sở hạ tầng

Quận đƣợc thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực. Điểm nổi bật là từ một quận mới thành lập, kinh tế còn nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giờ đây quận Tây Hồ đã có bộ mặt khang trang. Trong 15 năm, Thành phố và quận đã đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nhƣ: công trình phúc lợi công cộng, mở rộng các tuyến đƣờng giao thông quan trọng, bê tông hóa các đƣờng dân sinh, trong đó, phải kể đến: các Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây, đƣờng Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dƣơng Vƣơng, Nguyễn Hoàng Tôn… Các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí; Hệ thống đèn chiếu sáng, cấp nƣớc sạch, thoát nƣớc đƣợc cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh. 8/8 phƣờng, các cơ quan thuộc quận, nhà văn hóa phƣờng, nhà sinh hoạt khu dân cƣ đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang cùng với trang thiết bị đồng bộ…

38

3.2 Đặc điểm và dịch hệ sinh thái hồ Tây

3.2.1 Đặc điểm hệ sinh thái hồ Tây

a. Đặc điểm thành phần loài (1) Thực vật nổi

Thực vật nổi trong nƣớc hồ Tây có số loài vi tảo rất phong phú tới 72 loài với 5 ngành: ngành tảo Lam 15 loài, tảo Lục 19 loài, tảo Silic 21 loài, tảo Mắt 14 loài và ngành tảo Giáp 3 loài. Trong thành phần loài, ngành tảo Silic có số lƣợng loài nhiều nhất (21 loài) các chi chiếm ƣu thế nhƣ Melosira, Synedra, Navicula, Nitzschia, tiếp đến ngành tảo Lục (19 loài) với các chi khác nhau Scenedesmus, Pediastrum, Chlorella....trong đó tảo Scenedesmus có mặt với 5 loài. Tảo lam đã phát hiện đƣợc 15 loài theo thời gian nhƣng tảo lam lại chiếm ƣu thế trong quần xã thực vật nổi đặc biệt là loài tảo lam độc nhƣ Microcystis aeruginosa [Viện ST&TNSV, 2011 trong Bùi Nguyên Phổ, 2012].

(2) Động vật nổi

Tại hồ đã xác định đƣợc 37 loài và nhóm loài động vật nổi thuộc 27 giống, 17 họ trong các nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác chân chèo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 39)